Tiểu đường có ăn được bánh chưng không ?

Bánh chưng là loại bánh được làm từ gạo nếp vậy người bệnh tiểu đường có ăn bánh chưng được không ? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây !

1. Tiểu đường ăn bánh chưng được không ?

Bánh chưng không thể thiếu trong các dịp lễ tết của gia đình Việt. Loại bánh này được làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người nông dân như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang và có khi thêm những nguyên liệu khác như quả gấc….

Tiểu đường ăn bánh chưng được không

Tiểu đường ăn bánh chưng được không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là điều cần đặc biệt quan tâm. Bánh chưng có thành phần chính là gạo nếp nên bánh chưng chứa rất nhiều tinh bột, do đó loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao ( GI = 85 ), điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đường huyết người tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không ? câu trả lời là nên hạn chế. Bởi bánh chưng thường được nấu chín trong vòng 8 – 12 giờ, khi tinh bột càng được nấu kỹ thì khả năng hấp thu đường càng nhanh. Vì vậy, khi ăn loại bánh này, người bệnh sẽ rất dễ bị làm tăng đường huyết sau ăn. Nếu tính trạng này kéo dài, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, nhân bánh chưng thường được làm bằng thịt có nhiều mỡ là loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế. Bên cạnh đó, người béo phì, biến chứng thận, tim mạch hoặc bị tiểu đường kèm cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn bánh chưng, nên ăn càng ít càng tốt, cân đối tinh bột và các chất dinh dưỡng khác do bánh chưng còn ảnh hưởng trực tiếp tới những loại bệnh này.

Xem thêm : Cách tiêm insulin dành cho người tiểu đường an toàn hiệu quả

2. Người tiểu đường ăn bánh chưng cần lưu ý gì ?

Bánh chưng là một món ăn truyền thống ngày Tết rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người tiểu đường có cảm giác ” mất tết ” vì đây là món ăn phải tuyệt đối “kiêng kỵ” có thể làm tăng đường máu sau ăn. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là người bệnh cần cắt bỏ hoàn toàn bánh chưng ra khỏi thực đơn tết của mình. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người tiểu đường ăn bánh chưng không tăng đường huyết.:

+ Chọn bánh chưng : nên ăn bánh chưng gói ít thịt mỡ

+ Chú ý lượng ăn : người bệnh chỉ nên ăn khoảng 150g bánh chưng (tương đương với 1/8 cái) trong mỗi lần ăn và cách nhau ít nhất 8 giờ. Khi ăn bạn nên ăn kèm với nhiều loại rau xanh để làm giảm khả năng hấp thu đường.

+ Cách ăn : Khi ăn bánh chưng, bạn nên ăn rau, canh rau, măng, dưa hành trước sau đó mới ăn bánh chưng… chất xơ trong rau sẽ giúp làm giảm khả năng hấp thu đường từ ruột.

+ Phối hợp các thức ăn khác khi ăn : Nếu đã chọn ăn bánh chưng trong bữa thì bạn cần cắt bỏ bớt phần cơm, xôi, miến, hoa quả và các loại thức ăn chứa bột đường tương ứng.

+ Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn bánh chưng để xem đường máu có tăng nhiều không. Nếu có, bạn cần giảm bớt phần bánh cho lần ăn kế tiếp.

Người tiểu đường ăn bánh chưng có tăng đường huyết không

Xem thêm : Thực hư đậu bắp chữa được bệnh tiểu đường

3. Những món ăn người bệnh cần chú ý ngày tết 

Ngoài bánh chưng, những món ăn truyền thống khác trong ngày Tết người bệnh tiểu đường cần chú ý như :

Món ăn có nhiều mỡ 

Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như giò tai (giò thủ), thịt kho tàu, lạp xưởng…. có thể gây tác động xấu tới sức khỏe người tiểu đường, do đó người bệnh nên hạn chế ăn. Nếu ăn chỉ ăn 1 – 2 lần với khẩu phần cho phép, tuyệt đối không ăn quá nhiều.

Món ăn vặt làm từ đường

Các loại bánh mứt cổ truyền như mứt dừa, mứt bí, mứt gừng…là món thường được bày biện vào dịp Tết để cả nhà sum họp và thưởng thức. Thế nhưng, đây là những thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng, vì vậy người bệnh cần hạn chế ăn.

Các món canh hầm

Các món canh măng hầm xương, chân giò ninh thường không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường. Ngoài ra, các loại nước dùng có váng mỡ, người bệnh cũng nên hạn chế. 

Củ kiệu, dưa hành

Các loại dưa muối ăn kèm thức ăn chính trong bữa ăn dịp Tết thường chứa rất nhiều đường và muối. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên hạn chế những thực phẩm này. Người bệnh chỉ nên ăn thưởng thức một chút, ăn mỗi bữa không quá một muỗng.

Xem thêm : Tiểu đường ăn bánh mì được không ?

                              Tiểu đường ăn thịt bò được không ?

Trên đây là những thông tin về người tiểu đường có ăn bánh chưng được không và những lưu ý khi sử dụng để tránh tăng đường huyết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *