Cách tiêm insulin tại nhà dành cho người tiểu đường hiệu quả nhất

Tiêm insulin là một trong những phương pháp điều trị thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường tiêm insuin như thế nào đúng cách và đem lại hiệu quả tốt thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ cùng bạn cách tiêm insulin dành cho người tiểu đường.

1. Insulin là gì ? Đường huyết bao nhiêu thì tiêm insulin

Insulin là một loại hormon được tiết ra từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy. Đây là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ đường ( Glucose ) trong máu.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối với người bệnh tiểu đường, thuốc insulin là một liều thuốc quan trọng trong việc điều trị bệnh này. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin khác nhau. Hiện nay có 4 loại insulin chính đó là insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng ngắn, insulin tác dụng trung bình, insulin tác dụng chậm, kéo dài và cuối cùng là insulin trộn, hỗn hợp.

Cách tiêm insulin tại nhà dành cho người tiểu đường

Cách tiêm insulin tại nhà dành cho người tiểu đường

Đường huyết bao nhiêu thì tiêm insulin ?

Khi bác sĩ kê thuốc tiêm cho người bệnh tiểu đường, thông thường sẽ rơi vào hai trường hợp sau :

+ Insulin được chỉ định tạm thời : Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng, đường huyết cao trên 22 mmol/l kèm người yếu, mệt mỏi, khát nước nhiều thì sẽ được tiêm insulin ngay để giảm nhanh đường huyết. Ngoài ra người bệnh còn được chỉ định tiêm insulin tạm thời khi có can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, ruột thừa….

+ Insuin được chỉ định lâu dài : Nếu thuốc hạ đường huyết dạng uống không còn đủ mạnh để kiểm soát đường huyết, người bệnh cần thay thế bằng tiêm insulin lâu dài.

Xem thêm : 5 bài tập chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

2. Cách tiêm insulin bằng bút tiêm dành cho người bệnh tiểu đường

Bút tiêm insulin là một phát minh quan trọng trong điều trị tiểu đường và ngày càng được nhiều người bệnh sử dụng bởi sự thuận tiện và dễ thực hiện hơn so với phương pháp tiêm thông thường. Tuy nhiên, hiện nay có không ít người bệnh tiểu đường vẫn chưa biết cách sử dụng bút tiêm insulin sao cho đúng. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng bút tiêm – cách tiêm insulin dành cho người tiểu đường tại nhà.

Cách tiêm insulin bằng bút tiêm dành cho người tiểu đường

Cách tiêm insulin bằng bút tiêm dành cho người tiểu đường

Bước 1 : Chuẩn bị

  • Kiểm tra insulin : người bệnh nên kiểm tra hạn sử dụng, màu sắc của thuốc insulin có bị đổi màu không trước khi tiêm. Nếu insulin được bảo quản trong tủ lạnh bạn cần lấy ra khỏi tủ lạnh trước khi tiêm 30 phút.
  • Rửa tay : Người bệnh nên rửa tay sạch với xà phòng trước khi tiêm.
  • Tháo nắp : Bạn hãy tháo nắp bút bằng cách kéo thẳng
  • Trộn thuốc tiêm : Lăn nhẹ bút trong lòng bàn tay 10 lần hoặc dốc ngược bút lên xuống 10 lần để trộn đều insulin trong bút. Lưu ý khi trộn không được mạnh tay vì sẽ tạo bọt khí làm sai lệch liều tiêm insulin.
  • Sát trùng : Trước khi lắp kim vào, bạn nên sát trùng đầu bút tiêm insulin bằng gòn tẩm cồn.
  • Lắp đầu kim : Tùy theo mỗi loại bút tiêm sẽ có loại kim tiêm riêng, khi gắng bạn cần tháo miếng giấy dán bảo vệ ở đuôi kim và gắn kim vào bút tiêm. Sau khi vặn kim tiêm vào bút tiêm, bạn cần rút nắp nhỏ bảo vệ kim tiêm trước khi tiêm.

Bước 2 : Đuổi bọt khí 

Trước khi đuổi bọt khí trong bút tiêm insulin bạn cần nhìn vào đầu bút, ở đó sẽ có 1 cửa sổ nhỏ ghi các số 1, 2, 3… Bạn xoay vòng chọn liều theo chiều kim đồng hồ đến vạch số “2”. Tiếp đến bạn dựng thẳng bút và dùng ngón tay búng nhẹ đầu phần trên bút tiêm, để không khí ( nếu có) sẽ lên trên và nhấn nút tiêm để đẩy bọt khí ra, cho tới khi thấy một ít thuốc ra đầu kim.

Bước 3 : Chọn liều tiêm insulin

Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định liều tiêm insulin khác nhau. Ví dụ, nếu bạn được bác sĩ chỉ định tiêm 20 đơn vị, bạn vặn đuôi bút tiêm tới số 20. Nếu bạn lỡ vặn sai bạn hãy vặn ngược lại trở về số 20 là được.

Bước 4 : Tiêm insulin

Trước khi bắt đầu tiêm bút tiêm insulin người bệnh nên dùng cồn để sát trùng vùng tiêm sau đó đợi cồn khô rồi mới tiêm insulin. Tùy theo hướng dẫn của bác sĩ, các vị trí tiêm có thể là ở bụng, mông, mặt ngoài cánh tay… Khi tiêm bạn dùng tay véo nhẹ da và đâm bút tiêm insulin vào da và nhấn nút tiêm từ từ cho đến khi cửa sổ chỉ liều trở về số “0”. Lúc này bạn nên giữ nguyên bút tiêm trong 10 giây để chắc chắn rằng insulin được bơm vào hoàn toàn rồi mới rút kim tiêm. Sau khi rút bút tiêm insulin, bạn cần tháo kim tiêm và bỏ vào thùng đựng kim để tránh lây nhiễm và đâm trúng người khác.

Bước 5 : Bảo quản 

Những yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của insulin vì vậy bạn cần bảo quản insulin đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị và kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bút insulin cần được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ thông thường từ 2 – 8 độ c. Không được để ngăn đông và chỗ quá nóng hoặc để insulin tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi những điều này có thể gây hỏng insulin.

Xem thêm : Tiểu đường giai đoạn cuối có nguy hiểm không ? sống được bao lâu ? 

3. Cách tiêm insulin bằng bơm tiêm dành cho người tiểu đường

Tiêm insulin bằng bơm tiêm thường cũng là một phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên làm thế nào để tiêm insulin đúng kĩ thuật để mang lại hiệu quả điều trị và sự an toàn tối đa cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là cách tiêm insulin bằng bơm tiêm, bạn có thể tham khảo.

Bước 1 : Chuẩn bị

Cũng giống như cách tiêm insulin bằng bút trước khi tiêm insulin bằng bơm tiêm người bệnh cũng cần kiểm tra lọ thuốc tiêm xem lọ insulin còn hạn sử dụng không, đúng loại insulin bác sĩ kê đơn không, màu sắc, trong lọ insulin có lợn cợn, vỡn đục gì không nếu có bạn không nên sử dụng. 

Nếu thuốc Insulin sử dụng lần đầu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh phải để thuốc ra ngoài trước 10 – 15 phút và ghi ngày mở nắp bên ngoài vỏ lọ. Lăn nhẹ thuốc trong lòng bàn tay 15 – 20 lần (nếu là Insulin hỗn hợp).

Cách tiêm insulin dành cho người tiểu đường

Cách tiêm insulin dành cho người tiểu đường

Bước 2 : Cách lấy thuốc tiêm insulin

Trước khi lấy thuốc tiêm insulin, bạn hãy rửa tay thật sạch. Sát trùng lọ Insulin bằng cồn 70° rồi để khô. Lăn nhẹ lọ thuốc trong lòng bàn tay 15 – 20 lần (nếu là Insulin hỗn hợp). Không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm. 

Tháo nắp nhựa bơm tiêm kéo ngược Piston để lấy một lượng khí đúng bằng lượng thuốc cần tiêm. Đâm kim vào lọ thuốc, đẩy lượng không khí trong bơm tiêm vào lọ thuốc. Kim tiêm vẫn nằm trong lọ thuốc, dốc ngược lọ thuốc ngang tầm mắt, kéo từ từ piston để lấy đủ lượng Insulin theo chỉ định. Rút kim, đậy nắp kim. Nếu có bọt khí bạn búng nhẹ và đẩy khí ra ngoài bằng cách đẩy nhẹ Piston lên. Lưu ý, bơm tiêm insulin phải tương thích với lọ insulin

Bước 3 : Cách tiêm insulin bằng bơm tiêm

Làm sạch vùng da tại vị trí tiêm ( cánh tay, bụng, đùi, mông ) bằng cồn 70 độ. Chú ý quan sát lớp cơ dưới da hoàn toàn bình thường, điều này giúp cho insulin được hấp thu tốt nhất có thể. Nếu người bệnh tiêm 2 mũi một ngày, bạn nên thay đổi liên tục vùng tiêm. 

Véo da bằng hai ngón tay, đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với bề mặt da góc 45 – 90° và từ từ đẩy thuốc vào cơ thể. Sau khi tiêm hết thuốc, giữ nguyên trong 6 giây rồi mới rút kim, thả tay véo da ra.

Xem thêm : Thuốc tiểu đường Đông y tốt nhất hiện nay cách lựa chọn đúng

3. Lưu ý khi tiêm insulin bằng bút tiêm và bơm tiêm dành cho người tiểu đường

Trang bị đầy đủ kiến thức về kĩ thuật tiêm insulin bằng bút tiêm hay bơm tiêm là việc làm rất cần thiết đối với người bệnh tiểu đường khi phải sử dụng insulin liên tục, vĩnh viễn. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng insulin bạn cần phải lưu ý :

Thận trọng trước khi tiêm 

+ Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và cảnh báo.

+ Không tiêm insulin ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh : insulin thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nếu bạn tiêm ngay sau khi lấy sẽ khiến người bệnh bị đau và dễ kích ứng da. Vì vậy để khắc phục trước khi tiêm, bạn cần phải lăn nhẹ lọ thuốc hoặc bút tiêm để nâng nhiệt độ insulin về nhiệt độ phòng. 

+ Làm sạch da trước khi tiêm : Người bệnh nên rửa tay bằng xà phòng trước khi tiêm. Đối với vị trí tiêm bạn nên dùng cồn làm sạch da, sau đó để khô rồi mới tiêm.

Không tiêm insulin ở cùng một vị trí

Việc tiêm cùng một vị trí mỗi lần tiêm có thể khiến người bệnh bị đau, áp xe, loạn dưỡng mô mỡ ( loạn dưỡng mỡ hay còn gọi là teo mỡ là tình trạng lớp mỡ ở dưới da sẽ bị phá vỡ khiến cho da bị lõm xuống, gây khó khăn khi tiêm và giảm hấp thu ). Theo khuyến cáo, người bệnh nên thường xuyên thay đổi vị trí tiêm insulin để hạn chế tình trạng này.

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin vị trí nào tốt nhất

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin vị trí nào tốt nhất

Kiểm tra đường huyết thường xuyên khi tiêm insulin

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể. Do đó, khi dùng thuốc insulin để điều trị tiểu đường, bạn nên đo đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng này. Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl). Các dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết bao gồm run tay, đổ mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh….Nếu bị hạ đường huyết nhẹ, người bệnh có thể ăn ngay một viên kẹo ngọt, uống cốc nước đường. Nếu đường huyết hạ đột ngột quá nặng cần phải báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời tránh nguy hiểm.

Hy vọng với những thông tin về cách tiêm insulin bằng bơm tiêm và bút tiêm insulin dành cho người tiểu đường cũng như những lưu ý cần thiết trong cách tiêm insulin dành cho người tiểu đường đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Lưu ý người bệnh tuyệt đối không được tự ý tiêm insulin khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.  

Xem thêm : HbA1c là gì ? làm sao để giảm HbA1c về ngưỡng an toàn

                      Tiểu đường biến chứng suy thận nguyên nhân cách điều trị hiệu quả

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *