3 cách giảm HbA1c về ngưỡng an toàn tiểu đường nên biết

HbA1c là chỉ số đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết và điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh thường hay ” không để ý ” thậm chí ” lãng quên ” vì không biết HbA1c là gì ? xét nghiệm để làm gì ? Nó có dự đoán biến chứng tiểu đường không ?

1. Chỉ số HbA1c là gì ?

HbA1c – Hemoglobin glycated (Hb) là một trong những thành phần sinh ra khi glucose (đường) trong cơ thể bám vào các tế bào hồng cầu của máu. HbA1c có chức năng vận chuyển Oxy và glucose đi nuôi cơ thể. Vì một số lí do, cơ thể bạn không thể sử dụng đường đúng cách khiến đường bám vào tế bào máu nhiều hơn rồi tích tụ trong máu. Khi đường Gluocse trong máu càng cao, quá trình gắn kết giữa Glucose và Hemoglobin của hồng cầu càng nhiều sẽ làm gia tăng số lượng HbA1c và ngược lại. 

Hiểu một cách khác, HbA1c là mức đường huyết trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Nếu HbA1c cao có nghĩa là bạn có quá nhiều đường trong máu. Điều này có nghĩa là các biến chứng tiểu đường có nhiều khả năng phát triển hơn.

Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần.

HbA1c là gì

2. Xét nghiệm chỉ số HbA1c để làm gì ?

Nồng độ HbA1c có mối tương quan tỷ lệ với nồng độ đường trong máu khoảng 3 tháng trước đó. Do đó, khi định lượng được chỉ số HbA1c, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của quá trình điều trị tiểu đường, đường huyết có kiểm soát tốt hay không. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể giữ nguyên hoặc sẽ thay đổi phác đồ điều trị thích hợp.

Ngoài ra, Chỉ số này cũng có giúp chẩn đoán tiểu đường và tiền tiểu đường. Tuy nhiên mức độ được sử dụng không nhiều như chỉ số đường huyết khi đói. Mặc khác, xét nghiệm HbA1c cũng là một cách giúp bác sĩ tiên đoán và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bị bệnh đái tháo đường chẳng hạn như suy thận, các bệnh về mắt, chân và tê chân…

xét nghiệm hba1c để làm gì

Người bệnh tiểu đường xét nghiệm chỉ số HbA1c để làm gì ?

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường ăn sầu riêng được không ?

3. Khi nào cần xét nghiệm chỉ số HbA1c ?

Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên xét nghiệm HbA1c mỗi năm ít nhất 2 lần. Tùy thuộc từng loại bệnh tiểu đường ( tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 ) kiểm soát đường huyết ra sao mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn có thể 4 lần/năm.

Ngoài ra, định lượng HbA1c có thể được thực hiện trong các lần khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bạn bị nghi ngờ mắc đái tháo đường vì có các dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng nồng độ glucose trong máu ( tăng đường huyết ) như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, vết thương lâu lành…điều này được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán và sàng lọc bệnh đái tháo đường.

4. Chỉ số HbA1c bình thường là bao nhiêu ?

Xét nghiệm HbA1c trong máu giúp biểu thị rõ hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân, kết quả trả về như sau:

– Trong khoảng 5,0 – 5,5 % là bình thường

– Khoảng từ 5,7 – 6,4% được chẩn đoán ở giai đoạn tiền tiểu đường, có nguy cơ rất cao tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm

– Chỉ số HbA1c ≥ 6,5 % được chẩn đoán bệnh tiểu đường

Mục tiêu chung chỉ số HbA1c ở người bệnh tiểu đường là bao nhiêu ?

hba1c bao nhiêu bình thường

Mục tiêu chỉ số HbA1c ở người bệnh tiểu đường cần đạt là bao nhiêu

– Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) mục tiêu chung của HbA1c đối với người bị bệnh tiểu đường là : ≤ 6.5%

Tuy nhiên, dựa theo tình trạng bệnh mà cá thể có những mục tiêu điều trị riêng.

+ Mục tiêu HbA1c ≤ 6,5% dành cho những người mới bị chẩn đoán bệnh tiểu đường, bệnh nhân không gặp nhiều cơn hạ đường huyết

+ Mục tiêu HbA1c là 7% đối với bệnh nhân là người cao tuổi

+ Mục tiêu HbA1C là 7,5% đối với trẻ em bị bệnh tiểu đường ( 0 đến 18 tuổi ), trẻ em dưới 6 tuổi có thể không nhận ra triệu chứng hạ đường huyết

+ Mục tiêu HbA1c 8% dành cho những người đã từng hạ đường huyết trầm trọng, những người sống với bệnh tiểu đường nhiều năm, đã cao tuổi và có nhiều bệnh mắc kèm.

Điều bạn cần biết : Uống thuốc tiểu đường có hại gì ? có tác dụng phụ không ? 

5. Chỉ số HbA1c cao có nguy hiểm không ?

HbA1c càng cao thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao.Theo ước tính nếu HbA1c tăng lên 1% sẽ :

+ Tăng 38% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người tiểu đường 

+ Tăng 40% nguy cơ suy thận, thần kinh, viêm loét da, nhiễm trùng hoại tử chi

+ Tăng 30% nguy cơ biến chứng lên mắt 30%

+ Tăng nguy cơ tử vong 38%

Do đó, người bệnh tiểu đường ngoài việc kiểm soát đường huyết, người bệnh cần kiểm soát chỉ số HbA1c. Hai yếu tố này cần phải được quản lý song song để mang đến hiệu quả điều trị cao nhất.

6. Xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không ?

Chỉ số HbA1c sẽ không phản ánh sự tăng hay giảm đường huyết tạm thời do ăn uống hay do dùng thuốc và xét nghiệm cũng không phản ánh khả năng kiểm soát đường trong vòng 3–4 tuần trước đó.

Vậy xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không ? điều này không cần thiết.. Vì xét nghiệm này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày, thậm chí sau bữa ăn. Trước khi xét nghiệm HbA1c, bạn không cần phải nhịn ăn cũng như không cần phải ngừng uống thuốc điều trị tiểu đường. Tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ về vấn đề này. Lưu ý, khi đi xét nghiệm người bệnh nên mặc áo thun tay ngắn để dễ dàng lấy máu nhé !

Điều bạn cần biết : Các loại đường dành cho người tiểu đường tốt rẻ nhất

7. Ngoài HbA1c, người bệnh tiểu đường cần theo dõi chỉ số nào ?

Người bệnh đái tháo đường cần quan tâm đến các chỉ số đường huyết, huyết áp, lipid máu để nắm được bệnh trạng của mình, từ đó phối hợp tốt với bác sĩ điều trị và tự điều chỉnh bản thân.

Người bệnh tiểu đường cần theo dõi chỉ số nào khi điều trị tiểu đường

Theo dõi các chỉ số đường huyết

– Đường huyết đói : mục tiêu từ 80-130 mg/dL.

– Đường huyết sau ăn 2 giờ : mục tiêu từ < 180 mg/dL.

Theo dõi chỉ số huyết áp

 Mục tiêu huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường là 130/80 mmHg. Mục tiêu có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy đối tượng.

Theo dõi chỉ số lipid máu

Người bị đái tháo đường cần ngừa tình trạng rối loạn lipid máu để giảm nguy cơ tim mạch. Thường kiểm tra mỗi 3-12 tháng để loại trừ tình trạng rối loạn lipid máu nặng.

8. Vai trò của chỉ số HbA1c trong kiểm soát bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, HbA1c có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Tuy nó không dự đoán trước những biến chứng của bệnh tiểu đường nhưng kiểm soát tốt sẽ làm hỗ trợ giảm biến chứng ở người bệnh.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm chỉ số HbA1c xuống 1% thì cũng giảm % các nguy cơ biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Cụ thể :

 + 37% biến chứng mạch máu nhỏ như suy thận, mù lòa

+ 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể

+  12% bệnh tai biến mạch máu não.

+ 16% khả năng bị suy tim, nhồi máu cơ tim

+ 43% nguy cơ bị đoạn chi, cắt bỏ chân do bệnh mạch máu ngoại biên

Chỉ số HbA1c không theo dõi đường máu hàng ngày, nên muốn xem xét sự dao động liên tục của lượng đường trong máu nên cần tự kiểm tra đường huyết để hiệu chỉnh insulin và thuốc, thay đổi lối sống sinh hoạt phù hợp cho người bệnh.

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường nên ăn gì đê ồn định đường huyết ngăn biến chứng

9. Làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về ngưỡng an toàn ?

Giảm HbA1c được xem là cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, các biến chứng tiểu đường đã mắc, các vấn đề sức khỏe khác kèm theo, mục tiêu giảm HbA1c ở mỗi người sẽ khác nhau. Nếu kiểm soát tốt HbA1c ( dưới 5,7% hoặc không quá 7% ) bạn sẽ giảm được tối đa nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường như mờ mắt, tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, suy thận, nhiễm trùng, đoạn chi…

cách giảm biến chứng tiểu đường

Giảm HbA1c góp phần làm giảm biến chứng tiểu đường

Vậy làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về ngưỡng an toàn ?

9.1.Duy trì lối sống lành mạnh để giảm HbA1c

Duy trì một lối sống lành mạnh được xem là chìa khóa để đạt được mục tiêu A1C. Dưới đây là các giải pháp, bạn có thể thực hiện ngay để đưa HbA1c về mức bình thường.  

♦ Kiểm soát chế độ ăn 

Cho dù bạn là người bị bệnh tiểu đường type 1 hay bệnh tiểu đường type 2, bạn cũng cần phải kiểm soát chế chế độ ăn khi điều trị tiểu đường. Cụ thể bạn nên :

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như bưởi, táo lê 

+ Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,..

+ Hạn chế các đồ ăn chứa các loại chất béo bão hòa 

+Không ăn thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ động vật

+ Ăn đủ bữa, đúng giờ

+ Hạn chế sử dụng muối

+ Bổ sung protein trong các loại thịt cá

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên ăn ít cơm trắng, thay vào đó là sử dụng tinh bột có lợi như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ,… để bảo vệ sức khỏe cũng như kiểm soát lượng đường trong máu được ổn định, ở mức tốt nhất.

♦ Tập thể thao đều đặn

Nếu bạn có một chế độ luyện tập hợp lý, có thể làm giảm sự đề kháng Insulin và giúp quá trình vận chuyển glucose vào cơ thể diễn ra thuận lợi. Khi lượng đường trong máu giảm thì HbA1c cũng giảm. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng, thể chất và tinh thần tốt hơn. Thời gian hoạt động thể thao khuyến khích trong khoảng từ 45 – 60 phút. 

♦ Kiểm soát căng thẳng hạn chế stress

Những yếu tố tâm lý xấu có thể tác động làm dao động lượng đường trong máu và chỉ số HbA1c của người bệnh. Tâm trí thoải mái và vui vẻ thì có thể đạt mức HbA1c tối ưu và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân. Hãy giữ cho mình luôn thoải mái, yêu đời bằng những sở thích hàng ngày như âm nhạc, tập yoga, khiêu vũ,…

9.2. Dùng thuốc theo đúng phác đồ

Mỗi người bệnh sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau, tùy theo sự tiến triển của bệnh bác sĩ sẽ theo dõi, điều chỉnh liên tục. Việc thay đổi liều thuốc, bỏ hay quên uống thuốc tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Chính vì vậy, nếu HbA1c của bạn đã cao trong một thời gian dùng thuốc, bạn nên tái khám để được bác sĩ đổi liều dùng hoặc kết hợp thêm thuốc mới.

9.3. Thường xuyên kiểm tra đường huyết

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất kiểm tra chỉ số đường huyết, HbA1c, điều này giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả của việc điều chỉnh và có phương án điều chỉnh thuốc cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.

9.4. Bổ sung thảo dược giúp ổn định đường huyết để giảm chỉ số Hba1c

Hiện nay, xu hướng kết hợp sử dụng Tây y và Đông y đồng thời để làm tăng tác dụng hiệp đồng của thuốc Tây, giảm tác dụng phụ, giảm nguy cơ và biến chứng đang là xu hướng mới trong điều trị tiểu đường. Sử dụng bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Diagold có nguồn gốc thảo dược tự nhiên có tác dụng nâng cao hiệu quhạ và ổn định đường huyết, từ đó giảm chỉ số HbA1c, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, làm chậm tiến trình bệnh tiểu đường.

Việc sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa, Trạch tả, Ngũ vị tử… được gia giảm hàm lượng chính xác đem đến tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tuyến tụy, giúp tuyến tụy tăng cường chức năng. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tăng cường sức khỏe, tăng tác dụng, giảm liều dùng, giảm tác dụng phụ không mong muốn đồng thời giúp người bệnh có thể ” trì hoãn ” việc tăng liều thuốc tây trong tương lai.

Bạn đọc quan tâm sản phẩm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị tiểu đường, bạn tìm hiểu thêm thông tin TẠI ĐÂY

Hy vọng với những chia sẽ trên đây đã giúp bạn biết làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường. Để có thể điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp mới có thể duy trì đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, bạn nên xét nghiệm HbA1c định kỳ 3 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng của bản thân. Chúc bạn nhiều sức khỏe may mắn và bình an !

9. Giải đáp thắc mắc 

Tại sao HbA1c cao nhưng chỉ số đường huyết thấp 

Vì chỉ số HbA1c phản ánh quá trình kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng trước đó, còn chỉ số đường huyết lại là giá trị thay đổi phụ thuộc vào thời điểm đo, nên sẽ xuất hiện trường hợp đường huyết hoàn toàn bình thường nhưng HbA1c cao.

 Ví dụ : Khoảng vài ngày gần đây bạn ăn uống rất kiểm soát, ngủ ngon, uống thuốc đều đặn thì dĩ nhiên đường huyết sẽ giảm. Đây là trường hợp rất bình thường, bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn, hạn chế đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh và tích cực luyện tập để giảm và ổn định đường huyết.

Bạn cần hỗ trợ tư vấn sức khỏe BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ GỌI LẠI NGAY !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *