Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm đúng cho người tiểu đường

Chỉ số đường huyết thực phẩm là yếu tố đầu tiên mà người bệnh cần lưu ý khi lựa chọn bất kỳ thực phẩm nào bổ sung vào thưc đơn dành cho người tiểu đường. Vì nó không chỉ ảnh hường trực tiếp đến việc tăng giảm đường huyết mà còn tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Sau đây là bảng chỉ số đường huyết của một số thực phẩm thông dụng người bệnh tiểu đường có thể tham khảo

1. Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm là gì ? 

Chỉ số đường huyết của thực phẩm viết tắt GI (glycemic index)  là thước đo khả năng làm tăng đường huyết ( nồng độ glucose ) nhanh hay chậm sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số này hoàn toàn khác với chỉ số đường huyết khi xét nghiệm của người bệnh tiểu đường. 

Chỉ số GI của một thực phẩm sẽ được xếp loại thành : thấp, trung bình hoặc cao. Chỉ số đường huyết thực phẩm được xem là một chỉ tiêu để người bệnh tiểu đường lựa chọn thực phẩm bổ sung vào thực đơn của mình. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ có lượng đường glucose cao, điều này có nghĩa sau khi ăn thực phẩm đó, đường huyết người bệnh tăng lên rất nhanh nhưng cũng giảm ngay sau đó. Ngược lại đối với các thực phẩm có chỉ số GI thấp, sẽ làm tăng đường máu từ từ và thấp sau ăn giúp duy trì đường huyết ổn định, điều này hoàn toàn có lợi cho người bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm cho người bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết của thực phẩm cho người bệnh tiểu đường

Xem thêm : Bệnh tiểu đường có mấy type ? cách phân loại chính xác

2. Người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết như thế nào ?

Hầu hết chúng ta đều biết nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường là phải hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào thuộc nhóm này khi ăn vào cũng đều làm tăng lượng đường trong máu như nhau mà còn phụ thuộc vào một chỉ số gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Vậy người bệnh tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết như thế nào ? 

Các thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp làm tăng đường máu từ từ và thấp sau ăn. Các thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm đường máu tăng nhanh và cao sau ăn. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm GI thấp. Chỉ số đường huyết thường được dùng để giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Chỉ số GI của một thực phẩm được phân làm 3 loại: thấp, trung bình và cao.

+ Thấp ( GI < 55 )  như rau xanh, trái cây ít ngọt nhiều chất xơ, người bệnh có thể ăn thoải mái vì đây là những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường bởi những thực phẩm này giúp làm chậm quá trình hấp thu đường sau ăn, lượng đường huyết không tăng nhanh mà ổn định giúp hạn chế biến chứng tiểu đường

+ Trung bình ( GI = 56 – 69 ) : đây là nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình, chúng có thể gây tăng đường huyết ở mức trung bình, đối với nhóm thực phẩm này người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ở mức vừa phải.

+ Cao ( GI > 70 ) như nước uống có ga, đường cơm trắng,… là nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có khả năng làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Chính vì vậy nên người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng. 

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm bao gồm lượng đường, loại đường có trong thực phẩm đó, quá trình nấu và chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, để đường huyết luôn được kiểm soát ở mức an toàn người bệnh tiểu đường nên cân đối ăn thực phẩm chứa bột đường và chất xơ. Ví dụ người bệnh có thể kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao ( bánh mì, cơm trắng ) và thấp ( như rau củ ) với nhau.

Xem thêm : Bị tiểu đường uống thuốc suốt đời phải không ?

3. Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm người bệnh tiểu đường nên biết ?

THỰC PHẨM CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT THỰC PHẨM CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT
Đường đơn 138 Ngô vàng 55
Khoai tây bỏ lò 135 Cocktail trái cây 55
Mật ong 126 Khoai lang 54
Khoai tây 104 Xoài 51
Bánh mì trắng 100 Củ từ 51
Bánh mì toàn phần 99 Chuối 51
Bắp rang 99 Sắn ( khoai mì ) 50
Củ cải 97 Nước ép bưởi 48
Củ cải vàng 97 Nước ép dứa 46
Bột dong 95 Nước ép cà chua 38
Nho Khô 93 Nước ép cà rốt 43
Yến mạch 85 Nước táo 41
Gạo Trắng 83 Mơ khô 32
Cơm gạo lứt 81  Sữa đậu nành 44
Bánh quy 80 Nho xanh 46
Bí ngô 75 Dâu tây 40
Dưa hấu 72  Lê 38
Gạo giã dối 72 Táo 39
Nước cam vắt 71 30
Gạo lứt 68 Đào 28
Dứa 66 Bưởi 25
Dưa lưới 65 Mận 24
Củ cải đỏ 64 Cam 44
Coca, nước ngọt có ga 63 Lạc 19
Đu đủ 60 Cà chua 38
Kiwi 58 Bông cải xanh 10
Khoai sọ 58 Cherry ( anh đào ) 22
Cơm gạo mầm 58 15
Bánh ích quy 50 – 65 Lựu 18
Khoai tây chiên 63 Rau muống 10
Ngô Vàng 55 Quả trâm 25
Hồng xiêm 55 Lựu 18

Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm cho người tiểu đường

Lưu ý là ngoài việc quan tâm đến bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm, người bệnh cũng cần lưu ý đến hàm lượng đường có trong 100g của thực phẩm đó. Một thực phẩm lý tưởng không làm tăng lượng đường trong máu là ngoài có chỉ số đường huyết thấp phải kèm theo có hàm lượng đường thấp. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể lựa chọn đúng và kiểm soát tốt nhất tình trạng đường máu của mình.

Xem thêm : Bị tiểu đường sống được bao lâu ? làm sao để kéo dài tuổi thọ

4. Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường

Thực đơn cho người tiểu đường cần đa dạng, phong phú, thay đổi món thường xuyên để kích thích ngon miệng tránh nhàm chán.

– Mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, ăn với số lượng vừa đủ với nhu cầu của cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng hợp lý.

– Nên kết hợp thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp đường được hấp thu vào máu từ từ.

– Tăng cường bổ sung thêm nhiều rau xanh trong bữa ăn hằng ngày vì trong rau xanh có nhiều chất xơ, giúp cải thiện chỉ số đường huyết.

– Nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần : các loại cá như cá hồi rất giầu omega – 3 không những giúp tốt cho tim mạch của người tiểu đường mà còn mà còn rất tốt trong việc giúp phòng ngừa bệnh huyết áp hoặc mỡ máu.

– Người bệnh tiểu đường cũng nên tránh các loại thức ăn nhiều protein có hại như các loại thịt đóng hộp, các loại thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, muối và đường. Ngoài ra, các loại trái cây đóng hộp, thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, thịt xông khói người bệnh cũng nên tránh vì chúng có thể khiến đường huyết không ổn định ở mức an toàn.

Xem thêm : Thuốc tiểu đường Met-for-min và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Cách đo đường huyết và huyết áp tại nhà chính xác nhất

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp người bệnh tiểu đường hiểu rõ bảng chỉ số đường huyết thực phẩm và cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để bổ sung vào thực đơn của mình nhằm giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Việc hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường và cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng giúp kiểm soát tốt căn bệnh và giảm được nguy cơ các biến chứng tiểu đường.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *