Tiểu đường biến chứng suy tim nguyên nhân cách phòng ngừa hiệu quả

Biến chứng tim mạch hay tiểu đường biến chứng suy tim là một bệnh lý rất phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong lên đến 70% trong tổng số người bị tiểu đường. Chính vì vậy, để duy trì sức khỏe tốt và phòng tránh biến chứng, người bệnh cần hiểu rõ các biến chứng tim mạch, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa.

1. Nguyên nhân người bệnh tiểu đường biến chứng tim mạch

Vì sao người bệnh tiểu đường biến chứng suy tim ? Là câu hỏi của rất nhiều người bệnh tiểu đường. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn tìm hiểu cơ chế gây biến chứng tiểu đường nhé !

Suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường. Cơ chế gây biến chứng tiểu đường trên tim mạch khá phức tạp. Nhưng có thể hiểu đơn giản đây là hậu quả của tổn thương mạch máu và tổn thương thần kinh tự chủ.

Khi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây tổn thương các tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Điều này sẽ hình thành các mảng vữa xơ động mạch, dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các biểu hiện lâm sàng : bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức như cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tiểu đường. 

Bên cạnh đó, tùy theo từng vị trí của mạch máu bị tổn thương sẽ làm các cơ quan khác bị tổn thương như mắt ( gây mù lòa ), thận ( suy thận, tăng huyết áp ), động mạch vành ( cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử ), não ( nhồi máu não, tai biến mạch máu não ), bàn chân ( hoại tử chi )…

Theo các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường, bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của các biến cố tim mạch khiến người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị : bệnh mạch vành lên gấp 2 – 4 lần, tai biến mạch não cao gấp 1,5 – 2 lần, viêm tắc động mạch từ 5 – 10 lần so với người bình thường. Thống kê cũng cho thấy, gần 70% người bệnh tiểu đường chết do biến chứng tim mạch.

Tiểu đường biến chứng suy tim nguyên nhân cách phòng tránh

Tiểu đường biến chứng suy tim nguyên nhân cách phòng tránh

Với những phân tích trên cho thấy, các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường là rất nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Do đó, người bệnh nên tích cực điều trị và có những biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch sớm giúp người bệnh sống lâu sống khỏe hơn với bệnh tiểu đường.

Xem thêm : Bị tiểu đường sống được bao lâu ? làm sao để kéo dài tuổi thọ ?

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tim mạch người bệnh tiểu đường

Hiểu được các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch tiểu đường sẽ giúp bạn ngăn ngừa biến chứng suy tim và giảm thiểu yếu tố nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài các yếu tố nguy cơ không thay đổi được như tuổi tác, giới tính, yếu tố gia đình ( di truyền ) thì các yếu tố sau đây cũng góp phần làm tăng biến chứng tim mạch tiểu đường :

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được chú ý nhiều nhất. Mạch máu bị xơ vữa chít hẹp có thể làm tăng áp lực trong lòng mạch khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, kiểm soát thành công tăng huyết áp sẽ làm giảm rõ rệt nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường.

Rối loạn lipid máu ( tăng cholesterol trong máu và tăng triglycerid máu )

Rối loạn lipid máu hay tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất, thường gặp và liên quan mật thiết đến bệnh xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch vành. Để giảm nguy cơ xơ vữa và dự phòng các biến cố tim mạch, cần duy trì nồng độ cholesterol toàn phần ở ngưỡng bình thường.

Các yếu tố làm tăng bệnh tim mạch người tiểu đường

Các yếu tố làm tăng bệnh tim mạch người tiểu đường

Thừa cân, béo phì

Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác – tiền đề cho xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hay đề kháng insulin.

Hút thuốc lá, thuốc lào

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tai biến mạch não, hẹp động mạch ngoại vi…Nguy cơ đột tử của người hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với người không hút ở nam và gấp 5 lần ở nữ giới. Do đó, ngưng hút thuốc lá sẽ giảm dần nguy cơ mắc bệnh tim mạch tiểu đường.

Lối sống tĩnh ít vận động

Lối sống ít vận động là một trong những nguy cơ tim mạch chính gây ra các biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Thường xuyên tập luyện sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tập luyện cũng có tác động tích cực tới các yếu tố nguy cơ khác như giảm cân, tránh béo phì, giảm stress…

Uống nhiều rượu

Rượu có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành nếu sử dụng điều độ không quá 1 – 2 ly một ngày. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch do làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan, biến chứng não ( nhất là xuất huyết não ) và một số bệnh lý tim mạch khác

Trong các yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng tim mạch tiểu đường thì ngoài các yếu tố không thay đổi được như tuổi, yếu tố gia đình thì các yếu tố tác động khác đều có thể thay đổi được. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh nên đặc biệt quan tâm và thay đổi các yếu tố này để kiểm soát biến chứng tim mạch một các tốt nhất. 

Xem thêm : Điều trị tiểu đường tuýp 2 không dùng thuốc và dùng thuốc giải pháp nào an toàn

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường biến chứng suy tim 

Hiện nay có rất nhiều người bệnh tiểu đường có các vấn đề về tim mạch mặc dù có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như người tiểu đường cao tuổi, thừa cân, huyết áp, mỡ máu cao.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch người tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch người tiểu đường

Dưới đây là các triệu chứng bệnh tim mạch mà bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua.

– Đau cách hồi : Cơn đau xuất hiện khi đi bộ, hết khi nghỉ ngơi, sau đó lại tái phát khi người bệnh tiếp tục di chuyển.

– Tim đập nhanh khi nghỉ ngơi.

– Thường xuyên bị choáng váng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và suy nhược….

– Đau thắt ngực : Nó là một triệu chứng của bệnh mạch vành. Cơn đau có thể lan từ vùng xương ức lên cằm, sang vai và cánh tay trái.

Suy tim : Đây là bệnh lý tim mạch khá phổ biến, có thể gây khó thở, sưng phù ở chân, bụng, mắt cá chân và tĩnh mạch. Tất cả những triệu chứng này là do sự tắc nghẽn quá mức khiến tim hoạt động không hoàn hảo.

Bệnh cơ tim tiểu đường thường không thể chẩn đoán được trong giai đoạn sớm mà triệu chứng này thường được phát hiện ở người tiểu đường khi bệnh đã ở giai đoạn muộn ( tiểu đường giai đoạn cuối ). Khi có các dấu hiệu này, bạn nên tới bệnh viện để được khám và điều trị sớm.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, giai đoạn nào nguy hiểm nhất

4. Cách phòng ngừa biến chứng suy tim tiểu đường

Đến đây thì bạn đã biết được tại sao bệnh tiểu đường biến chứng suy tim ? Vậy làm sao để phòng ngừa biến chứng này ?

Ở người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn không chỉ mang lại kết quả điều trị tốt mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng, trong đó có biến chứng tim mạch. Để hạn chế các vấn đề liên quan đến biến chứng tim mạch, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần áp dụng các giải pháp như thay đổi lối sống, chế độ ăn, dùng thuốc…để kiểm soát huyết áp, thành phần lipid máu và đường máu.

Kiểm soát chế độ ăn có lợi cho tim mạch

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thức ăn giàu chất xơ….hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường, nhiều cholesterol như nội tạng, mỡ động vật…là những cách đơn giản giúp bạn phòng tránh biến chứng tim mạch tiểu đường. Ngoài ra, thói quen ăn nhạt, tránh thức ăn chứa nhiều muối cũng góp phần tích cực làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng này.

Người bệnh tiểu đường bị suy tim nên ăn gì

Người bệnh tiểu đường bị suy tim nên ăn gì ?

Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát tốt huyết áp là một trong những yếu tố giúp giảm nguy cơ suy tim – biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Theo các nhà nghiên cứu, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiểm soát huyết áp mục tiêu đạt dưới 130/80mmHg. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm 35% nguy cơ đột quỵ và tử vong do tiểu đường. Biện pháp tốt nhất là duy trì tập thể dục đều đặn, giảm cân, cần phối hợp ăn kiêng hạn chế ăn muối, uống thuốc kiểm soát huyết áp thường xuyên nếu có chỉ định của bác sĩ. 

Kiểm soát đường huyết

Theo khuyến cáo của Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, người bệnh tiểu đường nên duy trì lượng đường trong máu lúc đói < 7,0 – 7,5 mmol/l và HbA1C < 6,5 – 7%. Bởi đây chính là yếu tố mấu chốt nhất giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Nếu người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết, sẽ không thể khống chế được các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng bệnh lý kèm theo và lứa tuổi, bác sĩ sẽ đưa ra mức đường huyết mục tiêu dành cho bạn.

Kiểm soát cân nặng, Cholesterol

Tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng tỷ lệ triglyceride, tăng cholesterol LDL (cholesterol hại) và làm tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Do đó để phòng ngừa biến chứng tiểu đường nói chung và biến chứng tim mạch nói riêng, người bệnh nên tích cực giảm cân ( nếu thừa cân, béo phì ). Bạn có thể duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể – BMI ( BMI = cân nặng ( kg ) chia cho chiều cao bình phương ( m ) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tham khảo bác sĩ điều trị để được tư vấn mức cholesterol lý tưởng.

Ngưng hút thuốc lá, rượu bia

Bỏ hút thuốc là sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thần kinh, bệnh thận, bệnh về mắt và việc cắt bỏ chi. Uống rượu mức vừa phải sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol có thể được cải thiện.

Ngoài các yếu tố trên, việc phát huy và duy trì thói quen sống lành mạnh như hoạt động thể chất điều độ, luôn giữ tâm trạng ở trạng thái cân bằng tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, kiểm tra tim mạch và thận thường xuyên, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng sẽ giúp người bệnh tiểu đường cân bằng được lượng đường huyết, huyết áp và lượng cholesterol đồng thời làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, tránh các cơn đau tim hay đột quỵ. 

Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, việc kết hợp các thảo dược thiên nhiên sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và tăng cường chức năng tim mạch hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại thảo dược quý như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Mạch Môn, Hoài Sơn, Sinh địa, Trạch tả, Ngũ vị tử…có tác dụng rất tích cự trong việc giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, tăng cường lưu thông máu, bảo vệ thành mạch, hạn chế xơ vữa mạch máu. Đặc biệt, Hoài Sơn còn có tác dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, từ đó tăng cao hiệu quả phòng ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Như vậy, các biến chứng tim mạch tiểu đường hay tiểu đường biến chứng suy tim là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, có thể đe dọa tình mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Biến chứng tim mạch do tiểu đường đôi khi xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Do đó, người bệnh cần thường xuyên thăm khám định kỳ, đồng thời nắm rõ các triệu chứng để phát hiện sớm giúp hạn chế những rủi ro và mang lại cho người bệnh cuộc sống khỏe mạnh hơn.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *