Tiểu đường ăn lạc hay đậu phộng được không ?

Lạc hay còn gọi là đậu phộng là một loại hạt được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay bởi hàm lượng dinh dưỡng cao cùng đặc tính dễ ăn, dễ chế biến. Vậy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ăn lạc hay đậu phộng được không? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Lợi ích của lạc ( đậu phộng ) đối với sức khỏe

Để có câu trả lời cho ” tiểu đường ăn lạc được không ? “, bạn nên biết được trong lạc chứa thành phần gì, chúng có công dụng gì đối với sức khỏe bạn nhé !

Thành phần dinh dưỡng của lạc

Cũng như các loại hạt khác, mỗi hạt lạc cũng sẽ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau bao gồm :  carbohydrate ( tinh bột ), chất béo, đạm và các loại vitamin, khoáng chất. Trong đó, lượng carbohydrate thấp chỉ chiếm khoảng 13 – 16% cùng với đặc tính giàu đạm, chất béo, nhưng ít đường, vì vậy nên lạc có chỉ số đường huyết thấp ( GI = 19 ).

Bên cạnh đó, lạc cũng chứa nhiều chất béo lên đến 44 – 56%, đây chủ yếu là không bão hòa đa và đơn, tạo nên axit oleic và linoleic. Đây chính là chất béo lành mạnh đã khiến lạc trở nên hữu ích hơn với sức khỏe con người. Hơn nữa, lạc còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào với niacin, magie, vitamin E, thiamin, phốt pho,…

Ngoài ra, lạc được xem là loại hạt rất giàu đạm với gần 30% calorie. Tuy nhiên, trẻ nhỏ nên lưu ý vì có thể có trẻ bị dị ứng với lạc.

Tiểu đường ăn lạc được không

Tiểu đường ăn lạc được không

Công dụng của lạc đối với sức khỏe 

Với những thành phần dinh dưỡng kể trên thì lạc hay đậu phộng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, kể cả người bệnh tiểu đường. 

Lạc giúp giảm cholesterol trong máu : Nhờ vào các thành phần dinh dưỡng như magie, đồng, axit oleic và chất chống oxy hóa cao nên lạc có tác dụng rất tích cực trong việc cải thiện hàm lượng cholesterol trong máu, giúp đào thải mỡ máu hiệu quả, đồng thời giúp cân bằng nội tiết tố. Vì vậy, ăn lạc giúp giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh tim mạch tiểu đường.

Cải thiện tình trạng phổi, giảm chứng ho hen, đờm, ho ra máu cũng là một trong những công dụng của lạc bởi chúng có nhiều chất béo. Với các chất như catechin hoặc lysine, lạc giúp chống lão hóa hiệu quả.

Lạc giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường : Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard, phụ nữ ăn lạc ít nhất mỗi tuần làm giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường tới 20 % so với những người ăn ít hoặc không ăn lạc và sản phẩm chế biến từ lạc. Và theo họ, điều này đúng với cả nam giới.

Tìm hiểu thêm : Tiểu đường ăn đu đủ chín được không ?

2. Tiểu đường ăn lạc ( đậu phộng ) được không ?

Người bệnh tiểu đường ăn lạc được không ? Để tìm hiểu một loại thực phẩm có ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường hay không thì chúng ta cần phải xem xét và đánh giá trên 2 phương diện chính là : khả năng làm giảm đường huyết và giảm biến chứng tiểu đường.

Giảm đường huyết

Lạc rất giàu đạm, ít đường, giàu chất béo và chất xơ, có chỉ số GI thấp nên khá thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Ước tính trong 100g lạc có khoảng 15 – 16g carbohydrate. Đây là một lượng không đáng kể và sẽ không ảnh hưởng gì quá mức đến nồng độ đường trong máu.

Chất béo trong lạc chủ yếu thuộc loại chưa bão hòa, giúp tăng độ nhạy insulin, từ đó giúp kiểm soát đường huyết. Hơn nữa, lạc cũng chứa nhiều chất xơ ( khoảng 9g trong 100g lạc ), nên ăn lạc sẽ giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp kiểm soát cân nặng, rất tốt cho quá trình điều trị bệnh ở người tiểu đường bị béo phì.

Người bệnh tiểu đường ăn lạc được không

Người bệnh tiểu đường ăn lạc được không

Biến chứng tiểu đường

Như đã phân tích ở trên lạc rất tốt cho tim mạch – bệnh tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể gây tử vong ở người bệnh tiểu đường. Nhờ vào hàm lượng chất béo cao trong hạt lạc ( 40 – 50g chất béo trong 100g lạc ) chủ yếu là chất béo không no, chưa bão hòa, nên lạc giúp người tiểu đường giảm nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

 Tuy người bệnh tiểu đường ăn lạc mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân thì người bệnh cần mua được loại lạc chất lượng, bảo quản tốt, tránh mua lạc hư hỏng, mốc hoặc lạc chế biến sẵn, tẩm đường. Khi chế biến người bệnh nên chế biến ở dạng luộc hay nấu chín, hạn chế ráng, chiên xào…

Tìm hiểu thêm : Tiểu đường ăn bún được không ?

3. Người bệnh tiểu đường ăn lạc ( đậu phộng ) cần lưu ý gì ? 

Dù lạc ( đậu phộng ) rất tốt cho sức khỏe của mọi người và tạo ra một vài lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng việc sử dụng quá thường xuyên lạc là điều hoàn toàn không nên. Đặc biệt, có nhiều trường hợp không nên sử dụng lạc, cụ thể như sau:

+ Người mắc bệnh gout không nên ăn lạc bởi lạc có thể làm giảm khả năng đào thải axit uric

+ Người bị viêm loét dạ dày dễ bị chướng bụng, khó tiêu nếu như sử dụng lạc.

+ Người bị nhiễm mỡ máu, có máu nóng không nên sử dụng lạc vì đây là loại hạt có tính nóng, dễ gây nguy cơ chảy máu mũi, viêm khoang miệng…

+ Người có vết bầm tím không nên ăn lạc vì nó có thể khiến vết thương lâu lành.

Ngoài những lưu ý trên thì người mắc bệnh tiểu đường cũng như người khỏe mạnh nên sử dụng lạc sống ( luộc ) để giữ nguyên các hàm lượng dinh dưỡng có giá trị cho sức khỏe của con người. Không nên sử dụng bơ lạc ( bơ đậu phộng ) vì có hàm lượng chất béo tối đa gây tăng cân. Hãy lưu ý vấn đề này khi sử dụng lạc hay đậu phộng nhé !

Tiểu đường ăn lạc cần lưu ý gì

Tiểu đường ăn lạc cần lưu ý gì

Tìm hiểu thêm : Tiểu đường ăn xôi được không ?

4. Tiểu đường thai kỳ ăn lạc được không ?

Tiểu đường thai kỳ ăn lạc được không ? Ở người phụ nữ bình thường, lạc là nguồn thực phẩm chứa dồi dào chất dinh dưỡng, cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là giúp cân bằng nội tiết tố, chống lão hóa và làm đẹp da. Đối với phụ nữ sau sinh thì lạc càng có ích trong việc giúp lợi sữa do trong lạc chứa nhiều chất béo, protein, bởi vậy nếu lượng sữa mẹ không đủ thì việc sử dụng sữa đậu phộng để nuôi dưỡng bé cũng khá hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thì chưa có bằng chứng nào có thể chứng minh lạc có lợi với họ. Chính vì vậy để biết tiểu đường thai kỳ ăn lạc được không, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên thích hợp.

Sau bài viết này, có lẽ bạn đã có thể biết được tiểu đường ăn lạc được không và ăn như thế nào là đúng rồi đúng không nào ? Hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin cần thiết trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm nào cho bệnh nhân tiểu đường nhé ! Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và thành công trong việc sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình và gia đình !

Xem thêm : Cách ổn định đường huyết đơn giản hiệu quả dành cho người tiểu đường

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *