Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì ? có hại không ?

Mục lục

Tiểu đường là bệnh mãn tính, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm. Do đó, để kiểm soát đường huyết, việc duy trì sử dụng thuốc tây hạ đường huyết là một trong những giải pháp phổ biến được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng dụng tích cực, thuốc tiểu đường có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh cũng như gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của mỗi bệnh nhân. Vậy uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì ? có hại không ? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé !

1. Thuốc tiểu đường có mấy loại ? khi nào phải uống thuốc tiểu đường ? 

Các loại thuốc điều trị tiểu đường được phân làm hai nhóm chính : các thuốc hạ đường huyết đường uống và Insulin. Mục tiêu của việc dùng các thuốc này là đưa mức đường huyết về bình thường và giảm chỉ số HbA1c để làm chậm quá trình xuất hiện biến chứng do bệnh gây ra.

uống thuốc tiểu đường có tác dụng gì

Uống thuốc tiểu đường có hại gì ? thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì không ?

2. Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì ? uống thuốc tiểu đường có hại không ?

Các thuốc tiểu đường có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (buồn nôn, đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy) và hạ đường huyết. Một số ít thuốc có thể ảnh hưởng đến gan thận như gây tăng men gan, suy gan, suy thận… Tuy nhiên, tùy theo nhóm thuốc, loại thuốc cụ thể, các tác dụng phụ sẽ có sự khác nhau.

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường – Nhóm thuốc Biguanide

Các thuốc nhóm Biguanide hiện đang sử dụng : biguanide : met-for-min ( Metforal, Glucophage, Stagid ); thiazolidinedione: rosiglitazone ( Avandia, Hasandia 8, Avanglyco 4 )

Đây là thuốc đường uống phổ biến nhất trong điều trị bệnh tiểu đường. Ưu điểm nổi bật của nhóm thuốc Biguanide là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá thấp. Nhóm thuốc Biguanide làm giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế sự tân tạo Glucose và làm tăng tính nhạy của Insulin ở các tế bào. 

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm Biguanide thường gặp là rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân sẽ bị đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy, táo bón, ợ nóng….Khi gặp tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường này, bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị ngay, tùy theo trạng bệnh bác sĩ có thể chỉnh liều sử dụng với liều thấp hơn hoặc uống sau khi ăn để tránh tác dụng phụ này của thuốc. Sau khi sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu người bệnh vẫn còn cảm giác đầy bụng và tiêu chảy, chắc chắn phải ngưng uống Met-for-min và bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc phù hợp hơn.

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường – Nhóm Sulfonylurea 

Các thuốc nhóm Sulfonylurea hiện đang sử dụng: Gliclazide, Glibenclamide, Glipizid, Glimepiride, Glyburide. Các thuốc nhóm này được sử dụng rộng rãi dưới dạng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc nhóm Biguanid, thuốc ức chế men Alpha-glucosidase, ức chế men DPP – 4, Insulin.

Nhóm Sulfonylurea làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng cường sản sinh insulin. Nhóm thuốc này có hiệu quả đối với những bệnh nhân có tuyến tụy không bị tổn thương, vẫn còn khả năng sản xuất Insulin.

Một số tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm này thường gặp là phát ban ở da hoặc ngứa, tăng cân, táo bón, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, vã mồ hôi, đau đầu, có thể gặp nhìn mờ, dễ bị hạ đường huyết.

Thuốc tiểu đường Dia-mi-cron

Uống thuốc tiểu đường có hại gì ? có tác dụng phụ không ?

Điều bạn cần biết :  Các loại lá chữa bệnh tiểu đường rẻ tiền dễ kiếm hiệu quả cao

Nhóm Acarbose

Các thuốc nhóm Acarbose hiện đang sử dụng Glucobay, Glucarbose 50 mg. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết sau ăn nhờ làm chậm hấp thu carbohydrate từ đường ruột vào máu.

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm Acarbose : Trung tiện, tiêu chảy, đau bụng, bụng chướng hơi, Tăng men gan, hiếm khi kết hợp với vàng da, Phản ứng quá mẫn như phát ban, phù (hiếm); giảm khối lượng hồng cầu; hạ canxi huyết , giảm vitamin B 6 .

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường – Nhóm Glitinide

Các nhóm thuốc Glitunide hiện đang được sử dụng : Repaglinide và Nateglitinide. Cơ chế của nhóm thuốc này là kích thích tuyến tụy giải phóng Insulin sau bữa ăn để giúp tế bào sử dụng được lượng đường trong máu. 

Tác dụng phụ không mong muốn : tăng cân, hạ đường huyết ( nguy cơ thấp hơn nhóm sulfonylurea ).

Nhóm Thiazolidinedione

Thiazolidinediones nhóm thuốc này bao gồm: Pioglitazone(actos), rosiglitazone(avandia). Nhóm này làm tăng độ nhạy của Insulin với mô đích như mô mỡ, cơ xương và gan.

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm Thiazolidinediones : Nhức đầu, làm gia tăng lượng chất lỏng trong cơ thể, dẫn đến phù nề, tăng cân, thiếu máu, suy tim, tăng nguy cơ gãy xương, Tổn thương gan…

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường – Nhóm ức chế men DPP-4

Các thuốc trong nhóm ức chế Enzym DPP-4 gồm: Sitagliptin; Vildagliptin; Saxagliptin; Linagliptin. Cơ chế của nhóm thuốc này là làm tăng nống độ GLP1 trong cơ thể, giúp kích thích bài tiết insulin và ức chế việc tăng đường huyết sau ăn.

Một số tác dụng phụ : viêm đường hô hấp trên như đau họng, nghẹt mũi, nổi mề đây, ngứa, đau khớp…

Tác dụng phụ của thuốc tiêm tiểu đường insulin

Liệu pháp Insulin bao gồm: insulin Glulisine ( apidra ), insulin Lispro ( Humalog ), Insulin Aspart ( Novolog ), Insulin Glargine( Lan-tus ), Insulin lsophane ( Humulin N,No-volin N ). Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường dẽ đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết toàn diện nhất. Nếu các loại thuốc khác không có tác dụng, bạn có thể sữ dụng liệu pháp Insulin để điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường insulin thường gặp nhất là gây hạ đường huyết và tăng đường huyết phản ứng (somogyi). Tác dụng phụ này thường gặp ở những người tiêm quá liều insulin, bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn sau khi tiêm insulin, vận động quá sức…Ngoài ra, insulin còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như tăng cân, loạn dưỡng mô mỡ (teo hoặc phì đại mô mỡ ở vị trí tiêm), dị ứng…. Tuy nhiên những tác dụng phụ này ít gặp hơn.

Xảy ra một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị tiểu đường là trường hợp phổ biến. Tuy nhiên, Người bệnh không nên quá lo lắng mà khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp giải quyết hợp lý nhất. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, đổi thuốc, người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp đúng cách với các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường để đạt hiệu quả cao. 

3. Uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy có phải tác dụng phụ của thuốc tiểu đường không ?

Tiêu chảy có thể là tác dụng phụ của một số thuốc tiểu đường, điển hình như met-for-min (glucophage) hay acarbose (glucobay). Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, triệu chứng tiêu chảy sẽ hết sau 1 thời gian dùng thuốc.

Ngoài nguyên nhân do thuốc, tiêu chảy còn có thể xuất phát từ biến chứng thần kinh tự chủ. Khi đường huyết cao, hệ thần kinh bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến khả năng điều tiết tiêu hóa, sinh dục, tuyến mồ hôi hay nhịp tim… của cơ thể. Thường tiêu chảy do biến chứng thần kinh sẽ tập trung vào ban đêm, giữa các đợt tiêu chảy hay đan xen táo bón.

Tuy nhiên để biết được chính xác nguyên nhân uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy bạn cần đi khám sớm. Nếu tiêu chảy xuất phát từ thuốc điều trị, bác sĩ có thể khuyên bạn điều chỉnh thời điểm uống thuốc (uống met-for-min trong bữa ăn), giảm liều, uống nhiều nước hơn và ăn nhiều rau xanh, chất xơ để cải thiện triệu chứng.

uống thuốc tiểu đường có hại gì

Uống thuốc tiểu đường có hại gì – tiêu chảy có phải tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

4. Uống thuốc tiểu đường có hại dạ dày không ? 

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính và việc dùng thuốc hạ đường huyết là cần thiết để kiểm soát đường huyết ở giới hạn cho phép. Với đa số các loại thuốc viên uống trị bệnh tiểu đường đều có tác dụng phụ lên đường tiêu hóa (ví dụ như cảm giác đầy hơi, trướng bụng, ăn chậm tiêu, buồn nôn, có vị kim loại trong miệng, tiêu chảy…). Tuy nhiên uống thuốc một thời gian có thể sẽ quen thuốc, các triệu chứng trên sẽ cải thiện dần dần. Nhưng nếu khó chịu quá bạn có thể tái khám để bác sỹ có thể tư vấn đổi thuốc.
Bạn là người mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường, trước tiên bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tái khám bệnh định kỳ, kết hợp với chế độ ăn uống cũng như tập luyện. Việc tìm hiểu và sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ để giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng cũng là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích người bệnh nên kết hợp.

4. Uống thuốc tiểu đường bị ngứa phải làm sao ?

Uống thuốc tiểu đường bị ngứa là gặp các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mày đay, viêm, đỏ da, dị ứng nặng có thể rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Dị ứng thường xảy ra nếu bạn uống thuốc không đúng cách. Khi người bệnh gặp những trường hợp gặp tác dụng phụ này, có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng uống thuốc.

Nếu bạn cứ tiếp tục uống loại thuốc đó thì tình trạng dị ứng sẽ tiếp tục diễn ra. Chính vì vậy, khi được chỉ phải uống thuốc tiểu đường nhưng lại gặp những dấu hiệu dị ứng, người bệnh tiểu đường nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Khi đó, bác sĩ có thể thay đổi đơn thuốc cho bạn để hạn chế tình trạng này. Lưu ý, người bệnh không nên tiếc mà sử dụng lại các loại thuốc dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến gan thận không ?

Hầu hết các loại thuốc trị tiểu đường đều là thuốc tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dược, ngoại trừ nhóm Met-for-min (Glucophage). Chính vì vậy khi người bệnh tiểu đường uống thuốc lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Một trong những tác dụng phụ khá phổ biến của nhóm Met-for-min là khiến men gan tăng cao hoặc làm nặng thêm tình trạng suy thận của người tiểu đường đang bị biến chứng thận. Do đó ở giai đoạn này, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tiểu đường, người bệnh sẽ phải chuyển sang tiêm insulin để hạ đường.

Mặc khác, khi dùng thuốc tiểu đường Met-for-min lâu ngày có thể làm giảm lượng vitamin B12 trong cơ thể điều này làm tăng nguy cơ bị biến chứng thần kinh hoặc thiếu máu ở người tiểu đường. Chính vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều loại vitamin này. Nếu không có huyết áp cao, mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 – 2.5 lít nước để tăng cường thải độc cho gan, thận.

4. Những sai lầm khi uống thuốc tiểu đường nên tránh !

Ngưng thuốc khi đường huyết ở mức tốt

Rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi thấy chỉ số đường huyết đã về mức bình thường và nghĩ rằng bệnh đã khỏi, tự ý ngưng thuốc hoặc họ gặp các tác dụng phụ của thuốc như mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa… nên bỏ thuốc không uống nữa.

Đây là một sai lầm tai hại khi dùng thuốc trị bệnh tiểu đường. Vì theo thầy thuốc ưu tú – Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi ” Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, người bị bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và không được ngưng thuốc dù chỉ số đường huyết đã hạ về mức an toàn. Việc bỏ thuốc, hoặc không uống thuốc hàng ngày là nguy hiểm. Bởi khi đó, đường huyết không được kiểm soát có thể tăng vọt lên cao bất cứ lúc nào, gây hôn mê, biến chứng”.

Uống thuốc ngẫu hứng lúc nhớ lúc quên

Uống thuốc sai cách, không nhớ giờ uống thuốc cũng là một trong những quan đểm sai lầm khi dùng thuốc tiểu đường.

Ví dụ, các nhóm thuốc trị tiểu đường giúp tăng tiết hoặc tăng nhạy cảm insulin như sulfonylurea như Met-for-min, Tolbutamide, Chlorpropamide, Glibenclamid, … cần uống trước bữa ăn 30 phút nhưng bệnh nhân lại nhầm với cách uống của glucobay là uống ngay trước bữa ăn hoặc glucopha uống sau bữa ăn.

Cách uống thuốc như vậy, không những không mang lại hiệu quả, còn khiến cho người bệnh “uống thuốc như không”. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ghi vào giấy nhớ dán vào từng vỉ thuốc hoặc đặt đồng hồ báo uống thuốc để tuân thủ điều trị tốt hơn.

Ỷ lại vào thuốc, lạm dụng thuốc

Một sai lầm cực kỳ phổ biến khác của nhiều bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiểu đường đó là ỷ lại vào thuốc. Suy nghĩ chỉ cần uống thuốc là sẽ kiểm soát được bệnh mà không cần biết tiểu đường kiêng cử gì.

Điều này dẫn tới việc người bệnh mất kiểm soát trong việc ăn uống, lười vận động khiến đường trong máu tăng nhanh, đề kháng Insulin cũng tăng, tuyến tụy ngày càng bị tổn hại nhiều hơn,… Một khi cơ thể đã suy giảm chức năng tế bào nghiêm trọng thì thuốc cũng không thể giúp người bệnh chống lại tiểu đường.

sai lầm khi uống thuốc tiểu đường

Ỷ lại vào thuốc, ăn uống không kiêng cử làm bệnh tiểu đường tiến triển nặng thêm

Chỉ điều trị bệnh tiểu đường không điều trị bệnh liên quan

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nên bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh hay mắc các bệnh lý khác kèm theo như huyết áp, mỡ máu… Tuy nhiên do quá để ý việc sử dụng thuốc chữa tiểu đường mà người bệnh quên mất sự tồn tại của các chứng bệnh khác và không theo dõi thường xuyên.

Ví dụ, bệnh tiểu đường và bệnh mỡ máu thường đi kèm với nhau. Mỡ máu là một chứng bệnh nguy hiểm có thể gây xơ vữa mạch máu, tắc mạch máu, đột quỵ,… Chính vì vậy, dù đang trong thời gian điều trị tiểu đường, người bệnh cũng cần theo dõi tình trạng các bệnh lý khác thường xuyên. Nếu thuốc trị tiểu đường gây phản ứng ngược với các bệnh lý liên quan, bệnh nhân cũng cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Việc dùng thuốc tiểu đường là không thể tránh khỏi và cần phải kiên trì vì bệnh nhân có thể phải dùng thuốc suốt đời. Vì thế, hãy xây dựng thói quen sử dụng thuốc đúng cách, kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều lượng thuốc trước khi sử dụng để an toàn và hiệu quả nhất.

6. Làm cách nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tiểu đường ?

Việc uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh khó kiên trì trong việc tuân thủ điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường vẫn không thể bỏ thuốc mà phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy làm các nào để giảm bớt tác dụng phụ của thuốc tiểu đường ? Mời bạn các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng tránh được các tác dụng phụ này, từ đó ổn định đường huyết tốt hơn.

Uống thuốc đúng cách : đúng liều, đủ lượng, đúng thời gian quy định

Nếu người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc tiểu đường đường uống :

– Người bệnh tiểu đường không được tự ý bỏ, tăng hay giảm liều thuốc điều trị tiểu đường khi chưa thông qua ý kiến bác sĩ điều trị. Việc tự ý điều chỉnh thuốc sẽ khiến bệnh tiểu đường càng trở nên tồi tệ hơn, đường huyết không ổn định sẽ khiến biến chứng tiểu đường xuất hiện sớm hơn. Điều này sẽ làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. 

– Một số dạng thuốc và thời gian uống dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo:

+ Nhóm sulfonylureas: Uống trước khi ăn 15 đến 30 phút, loại Dia-mi-cron MR dùng 1 lần/ ngày vào buổi sáng.

+ Nhóm Met-for-min: Uống sau khi ăn.

+ Nhóm thiazolidinediones: Uống trước hoặc sau bữa ăn.

+ Nhóm acarbose: Uống thuốc đầu bữa ăn.

+ Nhóm ức chế DPP – 4: Uống trước hoặc sau bữa ăn.

Nếu người bệnh đang dùng insulin :

Người bệnh cần thay đổi vị trí tiêm liên tục, tránh tiêm lại vào 1 vị trí trong vòng 15 ngày. Bởi nếu tiêm một chỗ nhiều lần có thể gây loạn dưỡng mỡ dưới da.

 

uống thuốc tiểu đường có hại gì

Uống thuốc tiểu đường đúng cách giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Điều bạn cần biết : Thoát khỏi bệnh tiểu đường nhờ làm những điều này

Uống thuốc kết hợp ăn uống khoa học, vận động hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học vận động hợp lý không những giúp người bệnh tiểu đường điều chỉnh tốt lượng đường trong máu mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Hạn chế căng thẳng, Stress

Tình thần vui vẻ, thoải mái là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc điều trị tiểu đường hiệu quả. Người bênh tiểu đường cần phải duy trì tâm trạng tốt, biết điều hòa cảm xúc, tránh âu lo, stress, căng thẳng quá mức để đường huyết được ổn định tốt hơn.

Bổ sung thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nhận thức rất rõ về những tác dụng phụ của thuốc tiểu đường như hạ đường huyết, giảm chức năng gan, thận, dị ứng thuốc, đầy bụng, tiêu chảy…và sự sa sút về sức khỏe, tinh thần, cũng như nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng. Trước thực tế đó thì ngày nay, người bệnh tiểu đường đang có xu hướng tìm đến sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng, cải thiện và chậm tiến trình biến chứng tiểu đường, đồng thời ổn định lượng đường trong máu.

thuốc tiểu đường diagold điều trị tiểu đường

Thảo dược Diagold – hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Trong đó, không thể không kể đến các loại thảo dược đã được ông cha ta áp dụng rất thành công như nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, trạch tả, mạch môn…Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những thảo dược này không chỉ giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, thận…, mà còn giúp đường huyết ổn định lâu dài. Nhờ đó, người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ tăng liều thuốc tây, sống khỏe và tận hưởng cuộc sống vẹn tròn.

Tiểu đường là bệnh mạn tính, chính vì vậy, khi được chẩn đoán đã mắc bệnh, người bệnh phải luôn xác định tâm lý sống chung với bệnh suốt đời, dẫu biết rằng điều đó không hề dễ dàng. Việc uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi dù bạn uống hoăc tiêm. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, hãy là một người bệnh thông thái, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt hơn. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “ Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì hay uống thuốc tiểu đường có hại không ? ” Và những quan điểm sai lầm cần tránh khi uống thuốc trị tiểu đường. Bên cạnh việc đi khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, người bệnh nên tham khảo bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường giúp giảm các tác dụng không mong muốn của thuốc tây, lâu dài là phòng ngừa biến chứng. Chúc bạn nhiều sức khỏe may mắn và bình an.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *