Top 4 biến chứng tiểu đường tuýp 2 bạn không thể xem thường

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một trong những căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy biến chứng tiểu đường tuýp 2 gồm những biến chứng nào, làm sao để phòng ngừa biến chứng hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé !

1. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 – Biến chứng tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những biến chứng gây tử vong phổ biến nhất ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi đường huyết tăng cao kéo dài có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu và các yếu tố khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Để phòng biến chứng này, người bệnh phải bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường máu, nên đưa đường máu lúc đói đến gần bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch, điều trị đúng, đủ thuốc đái tháo đường, thuốc giảm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 lên tim mạch

Các biến chứng tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm nhất

Xem thêm : Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 dùng thuốc và không dùng thuốc cách nào tốt

2. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 – Biến chứng suy thận

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 – biến chứng thận là tình trạng mà đa số những bệnh nhân đái tháo đường gặp phải. Thận là cơ quan có chức năng giúp loại bỏ độc tố và lượng nước dư thừa ra ngoài qua đường nước tiểu. Thận đóng vai trò như bộ lọc, thận điều chỉnh lượng muối giúp kiểm soát huyết áp, giải phóng các loại hormone….Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.

Biến chứng suy thận không có dấu hiệu nhận biết sớm, hầu hết người tiểu đường chỉ phát hiện suy thận khi biến chứng đã ở vào giai đoạn muộn. Ở thời điểm này, khoảng 60% người bệnh phải chấp nhận chạy thận nhân tạo hoặc phẫu thuật ghép thận, để duy trì sự sống.

Việc duy trì lượng đường trong máu và huyết áp ở mức bình thường sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận tiểu đường.  Vì vậy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên thường xuyên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ( như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…) để kịp thời phát hiện những bất thường của thận. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm soát tốt huyết áp và ăn uống – vận động điều độ, khoa học để phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh thận đái tháo đường.

Biến chứng thận bệnh tiểu đường tuýp 2

Biến chứng thận là tình trạng mà đa số những bệnh nhân đái tháo đường gặp phải

Xem thêm : Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn ? giai đoạn nào nguy hiểm nhất ?

3. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 –  Biến chứng lên mắt

Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh sẽ có triệu chứng mờ mắt, giảm thị lực. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao kết hợp huyết áp tăng và cholesterol cao có thể làm tổn thương võng mạc, từ đó khiến thay đổi tầm nhìn của bạn. 

Cách duy nhất để hạn chế các biến chứng tiểu đường tuýp 2 lên mắt là người bệnh tiểu đường phải thường xuyên kiểm tra cả sức khỏe lẫn khám mắt. Mắt nên được kiểm tra toàn diện bao gồm cả kích thước mắt khi cả giãn mở. Ngoài ra việc giữ mức đường huyết và huyết áp luôn ở mức ổn định cũng giúp hạn chế các vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt. 

4. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 – Biến chứng thần kinh và tứ chi

Bệnh thần kinh tiểu đường là tổn thương dây thần kinh xảy ra do glucose huyết tăng cao trong máu. Glucose huyết tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể, tuy nhiên, ảnh hưởng thường rõ rệt nhất ở các dây thần kinh chi trên và chi dưới.

Biến chứng thần kinh làm mất cảm giác các chi, khiến người bệnh khó nhận biết khi có vết thương ( dù to hay nhỏ ) ở chân và tay. Điều này dễ dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ đoạn chi do bệnh tiểu đường type 2, người bệnh cần theo dõi huyết áp, đường huyết của bản thân tại nhà cũng như nhận biết sớm các dấu hiệu tổn thương thần kinh, cách quan sát và kiểm tra, chăm sóc bàn chân mỗi ngày để tránh các vết loét. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được can thiệp và điều trị kịp thời. 

Ngoài 4 biến chứng tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm kể trên thì biến chứng như hạ đường huyếttăng đường huyết cấp tính cũng là vấn đề thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu đột ngột giảm thấp xuống dưới 3,6mmol/l. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong. Ngược lại với hạ đường huyết, tăng đường huyết là biến chứng cấp tính xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Đây là biến chứng có thể gây đột quỵ, hôn mê và tử vong chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Tiểu đường tuýp 2 biến chứng bàn chân

Glucose huyết tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể

Xem thêm : Bệnh tiểu đường bao nhiêu là cao ? bao nhiêu là bình thường ?

                             Stress làm tăng đường huyết hay hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh lý mãn tính kéo dài không thể điều trị dứt điểm. Do đó khi mắc bệnh người bệnh phải chung sống với bệnh cả đời và bệnh có thể âm thầm gây đoạn chi, mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tự chăm sóc sức khỏe và hiểu rõ toàn bộ biến chứng, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường type 2 cũng như các biến chứng tiểu đường tuýp 2 từ đó có cách cải thiện hiệu quả. Chúc bạn nhiều sức khỏe !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *