Tiểu đường ăn cháo được không ? Cháo dành cho người tiểu đường

Từ xưa đến nay, chữa bệnh tiểu đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường trong máu. Vậy người bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? tiểu đường nên ăn cháo gì tốt ? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây !

1. Bệnh tiểu đường ăn cháo được không ?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh tiểu đường để giữ hàm lượng đường ổn định trong máu. Người bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? Cháo là món ăn chứa tinh bột, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng cháo cho bữa ăn hàng ngày, nhưng cần có chế độ ăn và cách chế biến riêng biệt để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đối với người bệnh tiểu đường thì để kiểm soát đường huyết phải kiêng khem rất nhiều thực phẩm, kiêng, hạn chế chứ không nhất thiết là cắt hoàn toàn. Người bệnh vẫn có thể chọn những thực phẩm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia và bác sĩ, ăn cháo hoàn toàn có thể có trong bửa ăn của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên dùng một lượng tinh bột hợp lý nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng trong cơ thể.

Đối với những người bệnh tiểu đường tuýp 1tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng không quá 100 gram tinh bột trong một ngày. Tức là trong vòng 24 tiếng, mỗi bữa ăn không nên ăn quá 100 gram. Tính theo mỗi bữa không nên dùng quá một chén cháo..

Thật tuyệt vời nếu như cháo được kết hợp với các loại rau củ hoặc các loại hải sản sẽ mang đến những hương vị mới mẻ và dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho những người bệnh tiểu đường.

bệnh tiểu đường ăn cháo được không

Người bị bệnh tiểu đường ăn cháo được không

2. Tiểu đường ăn cháo lòng được không ?

Thực tế cho thấy, cháo lòng chứa nhiều nội tạng động vật như gan, tim, dạ dày, lòng lợn… nên rất giàu protein và vitamin cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên ăn cháo lòng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt, phòng bệnh thiếu máu, còi xương…

Vậy người bệnh tiểu đường ăn cháo lòng được không ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng protein và cholesterol trong nội tạng động vật rất cao. Chính vì vậy, cháo lòng cũng là món ăn chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao nên nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, tăng cholestetol, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, gây hại cho tim mạch, nhất là với những người cao tuổi, người béo phì, người bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh gút hoặc người mắc bệnh tiểu đường ( rối loạn chuyển hóa )….Chúng thực sự sẽ khiến người mắc bệnh gout, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao tiến triển xấu thêm.

tiểu đường ăn cháo lòng được không

Tiểu đường ăn cháo lòng được không

Điều bạn cần biết : Nguyên nhân gây tăng đường huyết ? cách xử lý hiệu quả ngay tại nhà

3. Tiểu đường ăn cháo yến mạch được không ?

Chất xơ là thành phần rất cần thiết cho cơ thể của người khỏe mạnh và người mắc bệnh tiểu đường. Trong khi đó, yến mạch rất giàu chất xơ bao gồm cả chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Cụ thể, cứ mỗi 30 gram yến mạch sẽ có tới 4 gram chất xơ rất có lợi để kéo dài thời gian hấp thu glucose từ đó điều hòa đường huyết, tránh tăng đường huyết đột ngột dẫn đến biến chứng. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của yến mạch rất thấp, ăn yến mạch còn có tác dụng đáng kể trong quá trình giảm cân, giảm viêm và các nguy cơ tim mạch, mỡ máu.

Vậy người tiểu đường có ăn cháo yến mạch được không ? câu trả lời là có. Tuy nhiên cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường có một vai trò quan trọng trong việc quyết định món ăn có thích hợp hay không. Bởi đôi lúc, ngoài yến mạch, lượng gia vị muối, đường, dầu mỡ, bơ và các thực phẩm kết hợp sẽ trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng đường huyết. Do đó, tốt hơn hết nên thực hiện những món ăn thanh đạm và kết hợp với các loại thực phẩm cũng có ích cho bệnh tiểu đường như gợi ý sau:

Tiểu đường ăn Cháo yến mạch rau củ 

– Yến mạch: 1 chén vừa ăn (Chọn loại yến mạch steel cut)

– Cà rốt: nửa củ hoặc 1 củ

– Bông súp lơ: 3 bông

Cách thực hiện

Lấy yến mạch ngâm trong nước 15 phút sau đó nấu với lửa vừa. Cà rốt và bông súp lơ cần làm sạch sau đó cắt hạt lựu vừa ăn. Đến khi cháo sôi, cho rau củ đã thái vào nấu chung, dùng thìa khuấy đều để yến mạch không dính vào đáy rồi nêm nếm một ít gia vị cho vừa ăn.

tiểu đường ăn cháo yến mạch được không

Người bệnh tiểu đường ăn cháo yến mạch được không

Điều bạn cần biết : Bị phù chân khi bị tiểu đường nguyên nhân cách chữa trị hiệu quả

 Tiểu đường ăn cháo yến mạch sữa tươi

Cháo yến mạch sữa tươi là món ăn đòi hỏi chuẩn bị nguyên liệu đơn giản nhưng lại rất có lợi trong việc phòng chống bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Yến mạch: 1 chén vừa ăn (Chọn loại yến mạch steel cut)

– Sữa tươi: 500ml (Chọn sữa tươi không đường, tách béo hoặc ít béo), nếu không thích nấu bằng sữa có thể thay thế bằng nước lọc.

Cách thực hiện 

Ngâm yến mạch trong sữa hoặc nước lọc 10 phút sau đó nấu với lửa nhỏ và khuấy sơ để cháo không dính vào đáy nồi. Trong quá trình nấu tốt hơn hết không nên thêm gia vị như đường hay sữa đặc bởi đối với bệnh nhân tiểu đường đây là những gia vị bất lợi. Lưu ý canh tỷ lệ sữa (nước) và yến mạch tương ứng 5:1 là thích hợp nhất để cháo vừa ăn, không bị sệt cứng.

4. Top 13 món cháo dành cho người tiểu đường

Người bệnh nên tuân thủ theo những nguyên tắc ăn uống tốt cho người tiểu đường, bên cạnh đó, có nhiều món ăn có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sau đây là 13 gợi ý món cháo dành cho người tiểu đường, người bệnh không nên bỏ qua !!! 

Tiểu đường ăn cháo rau cần tây 

Nguyên liệu cần chuẩn bị : Cần tây tươi 60 g, gạo nâu 50 – 100 g.

Cách thực hiện : Cần tây tươi được rửa sạch và nấu cùng với cơm và cháo, gia vị, nóng, sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

tiểu đường ăn cháo gì tốt nhất

Tiểu đường ăn cháo gì tốt nhất

Điều bạn cần biết : Thuốc tiểu đường Met-for-min và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Cháo kê khoai lang

Nguyên liệu cần chuẩn bị : 60 gram khoai tây, 30 gram gạo kê.

Cách thực hiện : Khoai lang được sơ chế sạch sau đó thái lát nấu với kê, nên dùng trong bữa sáng. Dùng cho những bệnh nhân đái tháo đường hạ huyết áp.

Cháo bí đỏ – tiểu đường ăn cháo gì tốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị : Bí đỏ 200g, gạo 50g, muối, gia vị.

Cách thực hiện : Gạo vo sạch, ngâm nước để nấu cho nhanh nhừ.  Bí đỏ rửa sạch, cắt miếng nhỉ. Bỏ gạo và bí vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nhừ, nêm chút muối cho vừa ăn, chia 2 lần ăn trong ngày.

Công dụng : Loại chào này có công dụng giúp giảm đường huyết, giảm béo phì và mỡ máu, cải thiện sự trao đổi đường. Thích hợp mọi loại tiểu đường

cháo bí đỏ

Tiểu đường ăn cháo gì – Cháo bí đỏ rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường

Cháo gạo lứt, cải bó xôi

Nguyên liệu : Gạo lứt 80g, rau cần 100g, cải bó xôi 250g, muối.

Cách thực hiện : cải bó xôi, rau cần rửa sạch, xắt nhỏ, gạo vo sạch. Nấu gạo thành cháo, rồi bỏ rau cần và cải bó xôi vào nấu thêm sôi 10 phút là được, nêm muối vừa ăn. 

Công dụng : Loại cháo này có tác dụng dưỡng huyết nhuận táo, hạ huyết áp. Thích hợp với tiểu đường bị cao huyết áp, táo bón, đường tiểu không thông.

Tiểu đường nên ăn cháo bột sắn 

Nguyên liệu : Bột sắn dây 30g, gạo lứt 50g, muối

Cách thực hiện : Gạo vo sạch, bắc nồi nấu cháo chín nhừ, bột sắn dây bỏ vào tô, đổ nước lạnh vào quậy tan rồi đổ vào nồi cháo quậy đều. Khi bột chín, cháo sánh thì nêm muối rồi tắt bếp. Nên ăn vào bữa sáng.

Công dụng : Món cháo này có tác dụng hạ huyết áp, sinh tân dịch rất thích hợp với người tiểu đường type 2. Ngoài ra, bộ sắn dây có tác dụng trị liệu rất tốt các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bại, cứng cổ.

cháo bột sắn

Người tiểu đường nên ăn cháo gì

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường ăn nho được không ? ăn nho khô được không ?

Tiểu đường nên ăn cháo đậu xanh

Nguyên liệu : Gạo lứt 80g, đậu xanh 50g, muối

Cách thực hiện : Đậu xanh, gạo vo sạch. Cho gạo lứt và đậu xanh vào cùng một lúc, nấu đến khi cháo nhừ sánh là được, nêm chút muối cho vừa ăn. 

Công dụng : Món cháo nàu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp, thích hợp với người tiểu đường kèm cao huyết áp.

Cháo đậu đỏ, bắp

Nguyên liệu  : gạo lứt 50g, đậu đỏ 30g, bắp tươi 50g.

Cách thực hiện : Gạo vo sạch, đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước qua 1 đêm, bắp tươi rửa sạch. Bắc nồi nước vừa đủ dùng, cho cả 3 thứ trên vào nấu. Khi sôi vặn lửa nhỏ, nấu đến khi cháo sánh nhừ, nêm chút muối.

Công dụng : Món cháo này có tác dụng thủy trừ thấp, giảm đường huyết, hạ huyết áp. Thích hợp với người tiểu đường kèm cao huyết áp.

Tiểu đường nên ăn Cháo cà rốt

Nguyên liệu : gạo ngon 100g, cà rốt tươi 100g

Cách thực hiện : cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc, xắt hột lựu. Gạo vo sạch. Bắc nấu cháo, bỏ cà rốt vào cùng với gạo, nấu đến khi cháo nhừ nhuyễn, nêm chút muối. Ăn sáng chiều.

Công dụng : Món cháo này có tác dụng kiện tỳ lý khí, giáng trọc ( đưa chất dơ ra ngoài cơ thể ) giãm mỡ. Thích hợp với người tiểu đường kèm mỡ trong máu cao, tỳ vị không điều hòa, bụng chướng khó chịu.

cà rốt tốt cho sức khỏe người tiểu đường

Tiểu đường ăn cháo cà rốt được không

Tiểu đường nên ăn cháo thận dê, câu kỷ tử

Nguyên liệu : Câu kỷ tử 30g, gạo thơm 50g, thận dê 1 cái, hành muối

Cách thực hiện : Gạo vo sạch, Thận dê ruẩ sạch, chẻ đôi, lạng bỏ gân trắng ở giữa, cắt lát. Câu kỷ tử rửa sạch, hành nhặt bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Đun sôi một lượng nước đủ dùng, cho thận dê, câu kỷ tử vào nấu khoảng 20 phút, cho gạo vào nấu tiếp. Khi cháo nhừ nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành lên. Dùng vào bữa trưa.

Công dụng : Món cháo này có công hiệu tư bổ gan thận, dưỡng huyết kinh mạch. Thích hợp với người tiểu đường can hư, thận hư

Cháo trứng gà, đậu đen

Nguyên liệu : đậu đen 20g, gạo 50g, trứng gà 1 cái

Cách thực hiện : Đậu đen ngâm mềm, rửa sạch, gạo vo sạch. Bắc nồi cho gạo đậu đen vào cùng lúc, thêm nước nấu cháo. Khi cháo nhừ thì đập trứng gà vào, quậy đều, khi sôi lại, nêm muối vừa ăn, rắc hành tiêu. Ăn nóng buổi tối, toát mồ hôi ra càng tốt.

Công dụng : Món cháo này có dông hiệu bổ tỳ ích thận, thích hợp với người bệnh tiểu đường kèm bệnh thận, tỳ hư, thận hư, thủy thũng, vùng hông lạnh,đau.

Tiểu đường nên ăn Cháo cá chép, đậu đỏ

Nguyên liệu : đậu đỏ 30g, gạo 70g, cá chép 1 con

cách làm : Cá chép cạo vẩy, bỏ ruột, rửa sạch. đậu đỏ ngâm rửa sạch, gạo vo sạch. Đun sôi lượng nước vừa phải, cho cá, đậu, gạo vào nấu, nêm chút muối. Khi cháo nhừ là được. Ăn vào vữa côm trưa.

Công dụng : Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy. Thích hợp với người bệnh tiểu đường kèm viêm tuyến tiền liệt cấp tính, thấp nhiệt

Bệnh tiểu đường nên ăn cháo gì

Cháo cá chép, đậu đỏ tốt cho sức khỏe người tiểu đường

Cháo gừng – tiểu đường nên ăn cháo gì ?

Nguyên liệu : Gừng tươi 10g, gạo thơm 50g, muối

Cách thực hiện : Gạo vo sạch, nấu cháo, cháo chín bỏ gừng vào nấu thêm 10 phút thêm muối, ăn lúc còn nóng, đắp mền cho ra mồ hôi lau khô. 

Công dụng : Món cháo này có công dụng ích khó giải biểu tán hàn. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm cảm mạo phong hàn ( cảm lạnh )

Cháo bo bo ( ý dĩ ) 

Nguyên liệu : Gạo lứt 70g, bo bo 30g, muối

Cách thực hiện : Gạo vo sạch, bo bo rửa sạch. Cho gạo, bo bo vào nồi nấu với lượng nước thích hợp, nấu nhừ thành cháo, nêm chút muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần sáng chiều.

Công dụng : Món cháo này có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, thích hợp với người tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.

5. Cách ăn cháo đúng cho người bệnh tiểu đường

Đảm bảo nhu cầu năng lượng mỗi ngày, không nên ăn quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, thể trạng, loại hình công việc.

– Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ – cân bằng dưỡng chất. Trước khi nấu ăn cho người tiểu đường, người bệnh nên biết cách tính toán lượng khẩu phần ăn hàng ngày: 15-20% đạm, 25-30% chất béo và 55-60% chất đường bột.

– Khuyến khích ăn thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, tác dụng tốt trong việc ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường có thể hấp thu khoảng 30-40 g/ngày.

– Ăn các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (vitamin B1, B2, PP), giúp bệnh nhân phòng ngừa tình trạng nhiễm toan ceton.

– Khi nấu ăn cho người tiểu đường nên chú ý hạn chế nêm muối. Lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày nhỏ hơn 6g từ tất cả các thực phẩm hấp thu.

– Bệnh nhân nên ăn nhiều bữa trong ngày, có thể ăn 5-6 bữa để kiểm soát tình trạng tăng đường huyết quá mức sau ăn, hạ đường huyết khi đói và hạ đường huyết trong đêm (tình trạng này dễ xảy ra với bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc và insulin).

– Bác sĩ thường khuyến khích việc nấu ăn cho người tiểu đường nên được chế biến dưới dạng luộc và nấu là chính, hạn chế rán, rang.

– Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá…

Ngoài ra, bên cạnh bữa ăn giàu dinh dưỡng, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ cũng đang được nhiều người tìm kiếm sử dụng để ổn định đường huyết, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Đặc biệt là sản phẩm được khẳng định qua các nghiên cứu khoa học, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold. Với thành phần chính hoàn toàn từ thảo dược quý như nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa….sản phẩm rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Thông tin dành cho bạn

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Diagold đã giúp hàng triệu người bệnh tiểu đường, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của tiểu đường thành công. Điển hình là trường hợp của Cô Nguyên – quận 8, TP. HCM

Những giải thưởng uy tín được trao cho sản phẩm Diagold

Tpbvsk Diagold vinh dự đạt giải thưởng “ Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng ” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

ƯU ĐÃI SIÊU TIẾT KIỆM CHO NGƯỜI SỬ DỤNG

Để tri ân khách hàng và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, nhãn hàng Diagold đang có nhiều chương trình vô cùng hấp dẫn:

+ Khi mua 5 hộp sản phẩm thiên nhiên Diagold, khách hàng sẽ được tặng ngay 2 hộp cùng loại

+ Khi mua 3 hộp sản phẩm thiên nhiên Diagold 90 viên, khách hàng sẽ được tặng 1 hộp cùng loại

Hãy đăng ký để tham gia chương trình !

Nếu quý độc giả còn thông tin nào muốn biết về cách điều trị bệnh tiểu đường hoặc đặt mua sản phẩm thiên nhiên Diagold, xin vui lòng gọi tới số hotline 0915.444.020; hotline (ZALO): 0961.999.020

Hiện nay chưa có thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những triệu chứng do bệnh gây ra có thể được kiểm soát tốt trong quá trình điều trị. Trong đó, phương pháp điều trị không dùng thuốc vẫn là ưu tiên hàng đầu và cần có sự phối hợp chủ yếu từ chính bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân tiểu đường cần xây dựng và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, cố gắng tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng khoa học hơn để kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức an toàn.

Bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? tiểu đường ăn cháo gì tốt – Được. Nhưng bạn nên dùng với liều lượng vừa phải và khi nấu cháo không nên dùng những loại gạo thông thường mà hãy sử dụng những loại gạo mầm, gạo nâu, gạo lứt.. để nấu chúng nhằm giảm đi lượng tinh bột được hấp thu vào trong cơ thể. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn nhiều sức khỏe !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *