Tiểu đường uống ngũ cốc được không ?

Người tiểu đường uống ngũ cốc được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi theo các chuyên gia, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm nguyên hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày để kiểm soát bệnh tiểu đường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc vậy loại ngũ cốc nào phù hợp với người tiểu đường.

1. Người bệnh tiểu đường uống ngũ cốc được không ?

Tiểu đường uống ngũ cốc được không ? Bột ngũ cốc là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng khá tốt cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường kể cả tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2 đều có thể sử dụng thực phẩm này. Tuy nhiên, vì ngũ cốc vẫn chứa chất đường bột nên khi lựa chọn, bạn nên chọn các loại bột ngũ cốc nguyên hạt.

Ngũ cốc nguyên hạt được tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, lúa mạch đen và gạo lứt….Chúng có  Vitamin, Amino acid, Enzyme, chất xơ cao hơn ngũ cốc tinh chế sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng hấp thu, hạn chế tăng đường huyết sau ăn, do đó ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp giảm làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường. Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao, chúng có thể làm giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi cho cơ thể. Vì vậy, khi tiểu đường kết hợp ngũ cốc nguyên hạt với rau xanh sẽ rất tốt cho tim mạch. 

Đối với bệnh nhân tiểu đường không phải là lượng Carbohydrate đưa vào mà là nguồn Carbohydrate được lấy từ đâu. Những loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ là nguồn Carbohydrate có ích cho bệnh nhân tiểu đường.

Tiểu đường uống ngũ cốc được không

Tiểu đường uống ngũ cốc được không

Xem thêm : Tiểu đường uống sữa đậu nành được không ?

2. Người bệnh tiểu đường uống ngũ cốc có lợi ích gì ?

Các nghiên cứu đều chỉ ra, ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường khi dùng ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm thiểu các biến chứng. Các biến chứng tiểu đường sẽ được giảm thiểu đáng kể nhờ dinh dưỡng trong ngũ cốc.

Ngũ cốc cung cấp nhiều chất xơ

Chất xơ rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường cũng như người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong chất xơ gồm có “chất xơ không hòa tan” và “chất xơ hòa tan”. Chất xơ hòa tan có hiệu quả làm sự hấp thụ đường trở nên nhẹ nhàng hơn và từ đó ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu, ức chế sự hấp thụ lipid, giảm cholesterol, hấp thụ natri.

Rau và trái cây là 2 loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tuy nhiên để có thể bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh có thể chọn ngũ cốc nguyên cám để mang lại hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bữa ăn dùng một lượng lớn ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch hơn so với bữa ăn có nhiều ngũ cốc tinh chế.

vai trò của chất xơ đối với người tiểu đường

Vai trò của chất xơ đối với người tiểu đường

Ngũ cốc không làm tăng đường huyết

Ngũ cốc có chỉ số đường huyết ( GI ) thấp,  “chỉ số Glycemic (GI)” thường được sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số đường huyết đánh giá trên thang điểm 100. Do đó, Ngũ cốc có GI = khi người bệnh tiểu đường ăn ngũ cốc đường huyết sau ăn sẽ không tăng nhanh chóng đồng thời còn giúp cơ thể giảm bài tiết insulin quá mức và không gây hại mạch máu.

Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng ngũ cốc thường xuyên còn giúp cải thiện tính kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Hơn nữa chúng còn giúp ức chế sự tăng chất béo trung tính (triglyceride) và cải thiện hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm rất giàu chất xơ, mọi người thường nhai kỹ hơn, do đó dễ mang lại cảm giác no, ngăn ngừa việc ăn quá nhiều, từ đó giảm thiểu lượng calo hấp thu, điều này rất có lợi cho việc kiểm soát cân nặng, chống béo phì.

Ngũ cốc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Người bệnh tiểu đường thường mắc các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim và đau tim…đây là những biến chứng gây tử vong cao cho người bệnh. Tiểu đường uống ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện được vấn đề này. Cụ thể trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất phytochemical có tác dụng chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sự trẻ trung của mạch máu và giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nhờ vậy, ngũ cốc giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do các biến chứng tim mạch ở người mắc tiểu đường.

Như vậy, câu hỏi người tiểu đường uống ngũ cốc được không đã có câu trả lời rồi đúng không nào ? Để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm này. Để chọn được loại ngũ cốc phù hợp với sức khỏe bản thân nhất cần kết hợp cả ăn uống và luyện tập.

Xem thêm : Tiểu đường ăn chuối được không ?

3. Gợi ý các loại ngũ cốc tốt cho người tiểu đường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ngũ cốc dành cho người tiểu đường. Chính vì vậy, người bệnh nên chọn lực kỹ càng tránh mua những loại bột ngũ cốc thông thường có chứa đường sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc chọn, Diagold sẽ đưa ra một vài ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho người tiểu đường bạn có thể tham khảo.

Gạo lứt 

Gạo lứt còn được gọi là gạo rằn, gạo lật, loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa xát bỏ lớp cám gạo bên ngoài. Lớp vỏ ngoài của gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao, lượng chất xơ gấp 6 lần, vitamin B1 gấp khoảng 5 lần, magie cao hơn khoảng 5 lần so với các loại gạo đánh bóng.

Theo các nhà nghiên cứu, gạo lứt là thực phẩm lý tưởng cho bất kỳ ai đang kiểm soát bệnh tiểu đường. Với lượng magie cao, có trong gạo lứt thúc đẩy sự bài tiết insulin và có tác dụng làm giảm mức đường huyết, kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, magie còn giúp điều chỉnh cơ và chức năng thần kinh dũng như duy trì làn da, hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không

Tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không

Yến mạch

Yến mạch là một loại thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Đây là một loại ngũ cốc dành cho người tiểu đường phổ biến được nhiều bệnh nhân bổ sung vào món ăn sáng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Yến mạch có chỉ số đường huyết GI = , GL trung bình là 13. Theo các nhà nghiên cứu, người tiểu đường ăn yến mạch thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói, mức A1C và cholesterol cho người tiểu đường. Lưu ý, khi lực chọn yến mạch bạn nên chọn loại yến mạch cắt thép hoặc cán mỏng.

Lúa mạch

Một cốc lúa mạch nấu chín, ngâm lê có chứa 44g carbs và 6g chất xơ. Chất xơ cũng là lợi ích chính của lúa mạch đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy bánh mì làm từ hạt lúa mạch thường xuyên sẽ giúp tăng độ nhạy cảm của insulin, từ đó giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, lúa mạch còn giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, kiểm soát cơn sự thèm ăn, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa người tiểu đường.

Kiều mạch

Trong các thực phẩm từ ngũ cốc thì kiều mạch (còn gọi là tam giác mạch hoặc hạt 3 góc ) được xem là nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe người ăn kiêng, người bị tiểu đường. Kiều mạch có nhiều chất xơ, chất bột đường (carbohydrate) hòa tan, và được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số GI mức trung bình và thấp ( GL = 13 ). Nhờ vào đặc tính này, người tiểu đường ăn kiều mạch sẽ giúp kiểm soát đường huyết, cân nặng rất tốt.

Hơn nữa, trong kiều mạch có nhiều chất rutin – có tác động rất tích cực trong việc cải thiện tình trạng máu đông, giảm cholesterol xấu, và là chất chống oxy hóa mạnh từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim mạch do tiểu đường.

Quinoa

Hạt diêm mạch quinoa được mệnh danh là mẹ của các loại hạt vì có chứa những giá trị dinh dưỡng quý hiếm và tốt cho sức khỏe. Quinoa là loại ngũ cốc giàu chất xơ và protein, là một lựa chọn thông minh cho người bị tiểu đường. Chất xơ làm chậm sự di chuyển của thức ăn, do đó làm chậm sự hấp thụ đường. Sự kết hợp chất xơ và protein sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Hạt diêm mạch có chỉ số GI 53 và chỉ số GL là 13.

Song song đó, hạt diêm mạch tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì chúng làm tăng khả năng chống oxy hóa của tim, thận, máu, tuyến tụy, phổi và tinh hoàn và làm giảm quá trình trình oxy hóa trong máu từ đó giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc biến chứng do tiểu đường. 

Xem thêm : Tiểu đường ăn yến sào được không ? 

4. 4 loại thực phẩm ” trắng ” người tiểu đường nên tránh 

Ngoài việc, người bệnh tiểu đường uống ngũ cốc, ăn bổ sung các loại rau củ, trái cây tươi thì việc bỏ sử dụng các chất ” trắng ” là điều rất quan trọng. Vậy 4 thực phẩm ” trắng ” đó là gì ?

Đường tinh luyện 

Đường tinh luyện ở đây chính là đường trắng thường được tìm thấy có trong các loại thực phẩm tự nhiên như mía, củ cải… Sau khi được tinh chế loại đường này được dùng để chế biến các loại nước ngọt, bánh kẹo…khi cơ thể tiêu thụ chúng sẽ bắn thẳng vào trong máu, gây tăng đường huyết đột ngột rất nguy hiểm cho người tiểu đường. Mặc khác, đường tinh luyện còn ngăn cản cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ béo phì, đẩy nhanh quá trình lão hoá, đồng thời còn làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể khiến cơ thể bị suy nhược, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tiểu đường ăn đường được không

Tiểu đường ăn đường được không

Muối

Ăn quá nhiều muối sẽ khiến người bệnh tiểu đường tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng gánh nặng cho tim và thận, dẫn đến hàng loạt bệnh về huyết áp, tim mạch, thận, xương khớp, ung thư…Do đó, để tránh bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ 5g muối một ngày, tốt nhất nên sử dụng muối tự nhiên chứa trong rau củ và trái cây. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như Pizza, thịt hộp, cá muối, snack,… vì chúng chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia độc hại khác.

Ngũ cốc tinh chế

Các loại ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng và gạo trắng chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng chúng lại nằm ở phần vỏ cám bên ngoài và mầm của nó. Khi đã qua chế biến, chúng bị chà sát hết lớp vỏ nâu khiến cúng mất đi lượng vitamin B cần thiết khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn nhịp tim, tăng đường huyết…Chính vì vậy thay vì sử dụng sử dụng ngũ cốc tinh chế người bệnh nên sử dụng ngũ cốc nguyên cám ới hàm lượng Vitamin, Amino acid, Enzyme, chất xơ cao sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng hấp thu từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, tim mạch..

Sữa

Theo các nhà nghiên cứu, sữa bò và bệnh đái tháo đường type 1 có mối liên hệ với nhau. Hệ miễn dịch của con người đã nhận lầm Protein trong sữa bò (Casein) với các tế bào β của cơ thể, và sẽ tấn công các tế bào đó và gây ra bệnh tự miễn và bệnh tiểu đường Type 1. Ngoài ra, sữa nguyên kem còn chứa lượng lớn chất béo, chúng sẽ gây ra béo phì và hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác.

Tóm lại, người bị bệnh tiểu đường uống ngũ cốc được không ? câu trả lời là có. Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày bằng việc lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt cho người tiểu đường là việc làm cần thiết để có thể kiểm soát và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của mình. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích !

 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *