Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì tốt

Để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả người bệnh cần phải kết hợp nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2. Bởi khi mắc bệnh tiểu đường này cơ thể người bệnh có khả năng đề kháng với insulin khiến tăng glucose máu, tăng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? cần làm gì để tránh tình trạng lờn thuốc kháng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời.

Tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 đều có mục tiêu chung đó chính là cân bằng đường huyết, duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn cho phép đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra như biến chứng tim mạch, thận, mát, thần kinh. Dưới đây là 1 số các nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 :

1. Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? Met-for-min

Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? Met-for-min (Glucophage) là vị thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Tác dụng chính của loại thuốc này là kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách ức chế sản xuất glucose từ gan và tăng độ nhạy cảm của insulin với tế bào. 

Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc tiểu đường Met-for-min với liều thấp, sau đó, tùy vào khả năng đáp ứng thuốc, bác sĩ có thể chỉnh liều phù hợp với mức đường huyết. Ngoài ra đối với người bệnh nặng hơn, có thể kết hợp met-for-min và các loại thuốc trị tiểu đường khác nhưng việc làm này phải được bác sĩ chỉ định.

Met-for-min là thuốc kê đơn, thường dùng đường uống, dạng viên nén. Có 2 loại: loại giải phóng ngay và loại phóng thích kéo dài :

+ Chỉ định : Tiểu đường tuýp 2 hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin có thể trạng béo, rối loạn mỡ máu

+ Chống chỉ định : không dùng cho người tiểu đường tuýp 1 ( tiểu đường phụ thuộc insulin, người nhiễm toan ceton, người suy tim, suy thận, chức năng gan giảm, phụ nữ có thai, người lớn hơn 70 tuổi.

+ Thời gian uống : uống sau bữa ăn

+ Tác dụng phụ của thuốc : Tác dụng phụ đường tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy…

Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì

Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ?

Xem thêm : Phải làm gì khi uống thuốc tiểu đường quá liều ?

2. Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? Sulfonylurea

Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 nhóm Sulfonylurea giúp kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết insulin nhiều hơn, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Đối với loại thuốc thuộc nhóm này, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp với các thuốc trị tiểu đường khác, chẳng hạn như met-for-min.

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: (Gliclazide (Glimicron,…), Glibenclamide (Euglucon, Daonil,…), Glimepiride (Amaryl),…)

+ Chỉ định : người tiểu đường tuýp 2 thể trạng trung bình hoặc gầy

+ Chống chỉ định : không dùng cho người tiểu đường tuýp 1, người suy gan thận nặng, người nhiễm toan ceton hoặc dị ứng với sulfonylurea.

+ Thời gian uống thuốc : Nếu uống 1 lần thì uống vào buổi sáng, nếu 2 lần/ngày thì uống trước hoặc sau bữa ăn sáng và tối.

+ Tác dụng phụ của thuốc : gây hạ đường huyết, tăng cân, ngứa, nổi mề đay, phát ban, ăn không ngon.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì

Uống thuốc tiểu đường có thể gây tác dụng phụ chán ăn, ăn không ngon

Xem thêm : Phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 2 : bị tiểu đường phải biết

3. Thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 – Thiazolidine

Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? Thuốc nhóm Thiazolidine – là loại thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin, điều này cho phép hormone điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Thuốc ThiaZolidine thường được sử dụng sau khi điều trị tiểu đường bằng các loại thuốc khác như Met-for-mint mà vẫn không kiểm soát được đường huyết.

+ Chỉ định : Điều trị kết hợp với sulfonylurea hoặc met-for-min hoặc insulin.

+ Chống chỉ định : không dùng cho người có triệu chứng hoặc dấu hiệu suy tim, tổn thương gan hoặc người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

+ Tác dụng phụ thuốc : gây phù, tăng cân, viêm đường hô hấp trên, gây tổn thương gan như vàng da, buồn nôn, chán ăn…cần lưu ý khi sử dụng ThiaZolidine cho người bệnh suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men gan tăng cao.

4. Thuốc ức chế enzym Alpha- glucosidase

Tác dụng của nhóm thuốc ức chế enzym làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm sự hấp thu đường vào máu. Với công dụng này, nhóm thuốc alpha-glucosidase giúp làm chậm phân giải đồ ăn hấp thụ thành glucose và ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Các loại thuốc trong nhóm này gồm acarbose (Glucobay, Precose) và miglitol (Glyset), chúng thường được kết hợp với Met-for-min.

+ Chỉ định : Tăng nhẹ đường huyết sau ăn. Điều trị đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn hoặc phối hợp với thuốc khác.

+ Thời gian uống thuốc : Cần uống ngay sau khi ăn miếng cơm đầu tiên.

+ Tác dụng phụ của thuốc : đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, khó thở, phát ban

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Xem thêm : Làm sao để giảm tác dụng phụ của thuốc tây trong điều trị tiểu đường

5. Nhóm thuốc ức chế DPP 4 – tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì

Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? Thuốc ức chế DPP-4, hoặc gliptin, là một loại thuốc uống mới cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích tuyến tụy bài tiết insulin, và làm giảm lượng đường mà gan phát tán vào máu, từ đó giúp giảm đường trong máu.

Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm (Sitagliptin phosphate hydrate (Glactiv, Januvia), Vildagliptin (Equa), Alogliptin benzoat (Nesina)…

+ Chỉ định : người tiểu đường tuýp 2, người tăng đường huyết sau ăn.

+ Thời gian uống thuốc : Có thể uống trước hoặc sau khi ăn

+ Tác dụng phụ : Buồn nôn, đau đầu, đau họng

6. Khi nào người bệnh tiểu đường tiêm insulin

Người bệnh tiểu đường nên tiêm insulin khi nào ? Không giống như người tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh không phụ thuộc insulin. Tuy nhiên, sau thời gian dài điều trị, tuyến tụy có thể giảm hoạt động hoặc mất khả năng sản xuất insulin, người bệnh không còn đáp ứng tốt với các thuốc điều trị, lúc này việc tiêm insulin là cần thiết để duy trì đường huyết ổn định.

Chế phẩm insulin được chia làm các nhóm tác dụng nhanh, chậm, trung bình khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ thời gian tác dụng của từng loại insulin trước khi sử dụng. 

Khi nào người bệnh tiểu đường tuýp 2 tiêm insulin

Khi nào người bệnh tiểu đường tuýp 2 tiêm insulin

Xem thêm : Các loại thuốc insulin điều trị tiểu đường tốt nhất

7. Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? Uống thuốc tiểu đường khi nào ? 

7.1. Uống thuốc tiểu đường tuýp 2 khi nào ?

Uống thuốc tiểu đường tuýp 2 khi nào ? Khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 thì liệu pháp điều trị đầu tiên đó là điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động hợp lý để đưa mức đường huyết về ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, sau thời gian áp dụng, các triệu chứng và lượng đường trong máu vẫn không được cải thiện, người bệnh buộc phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra, có những trường hợp sẽ được bác sĩ khuyên uống thuốc ngay khi :

+ HbA1c < 9% nên dùng 1 thuốc hạ đường huyết.

+ HbA1c > 9% nên dùng 2 thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 phối hợp nhưng 2 thuốc điều trị tiểu đường này cần khác nhóm.

+ HbA1c > 10% và đường huyết lúc đói > 300 mg/dl nên chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm insulin.

( HbA1c – chỉ số phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng )

Tùy từng tình trạng, giai đoạn phát triển bệnh và thể trạng bệnh nhân tiểu đường mà bác sĩ có thể chỉ định khi nào bệnh nhân phải uống thuốc. 

Uống thuốc tiểu đường khi nào

Uống thuốc tiểu đường khi nào ?

7.2. Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc suốt đời phải không ?

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính không thể điều trị khỏi mà tiến triển càng ngày càng nặng hơn theo thời gian. Chính vì vậy việc dùng thuốc suốt đời để kiểm soát đường huyết, ngăn biến chứng là điều cần thiết. Tuy nhiên, sau thời gian uống thuốc tiểu đường tuýp 2, người bệnh có thể tạm ngưng thuốc nếu đường huyết lúc đói < 6.5 mmol/l, HbA1c < 6% liên tục trong khoảng từ 3 đến 6 tháng. Và điều này chỉ được thực hiện dưới sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó để hạn chế những tiến triển xấu của bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần duy trì cho mình được lối sống lành mạnh, chế độ ăn, luyện tập hợp lý đồng thời kiểm tra theo dõi đường huyết thường xuyên.

Trên thực tế, nhiều người tiểu đường tuýp 2 thường tự ý không dùng thuốc do lo ngại tác dụng phụ. Theo các chuyên gia điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi việc điều trị bệnh tiểu đường chọn thuốc nào cần được “ đo ni đóng giày ”. Ví dụ, người có bệnh lý về gan, thận thì cần phải tiêm insulin. Người có chỉ số đường huyết cao cần uống kết hợp 2, 3 loại thuốc. Bởi vì lý do này, người bệnh không nên tự ý uống thuốc tiểu đường bừa bãi, không được sử dụng chung đơn thuốc với người khác và không được tự ý phới hợp các thuốc với nhau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Mặc khác bạn cũng cần phải lưu ý rằng những loại thuốc tiểu đường tuýp 2 sẽ có tác dụng rất tốt trong thời gian đầu điều trị. Tuy nhiên, những tác dụng này sẽ giảm dần theo thời gian, còn gọi là tình trạng nhờn thuốc. Đồng thời quá trình tiến triển của bệnh diễn ra liên tục, mỗi giai đoạn của bệnh phải cần được điều trị bằng những loại thuốc khác nhau. Bởi vậy phải thường xuyên khám định kỳ và thay đổi loại thuốc điều trị theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo bổ sung thêm các thảo dược thiên nhiên như Nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn….Mỗi một loại cây đều có những lợi ích và thế mạnh khác nhau dành cho người tiểu đường trong việc hạ và ổn định đường huyết cũng như giúp giảm tác dụng phụ, trì hoãn việc tăng liều thuốc tây trong tương lai lâu dài là phòng ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra.

Hy vọng các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì ? Để biết được điều này bạn cần trao đổi với sĩ, tùy theo tình trạng bệnh và các biến chứng kèm theo bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể cho bạn. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *