Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ ?

Trên thực tế khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nhiều người bệnh rất hoang mang lo lắng tại sao mình bị tiểu đường tuýp 2 ? bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hơn bệnh tiểu đường tuýp 1 phải không ? Vậy sự thật là như thế nào, bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ hay tiểu đường tuýp mấy nặng nhất ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì ? 

Trước khi giải đáp câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ, người bệnh cần biết nguyên nhân gây bệnh từng loại tiểu đường tuýp 1, 2, 3.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, là dạng tiểu đường thường gặp nhất, chiếm 90 – 95% tổng số bệnh nhân tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả thanh thiếu niên. 

Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng tuyến tụy vẫn sản sinh được insulin nhưng không đủ hoặc các tế bào không thể sử dụng insulin ( đề kháng insulin ) khiến đường huyết tăng cao. Trong khi đó, bệnh tiểu đường tuýp 1 ( còn gọi tiểu đường phụ thuộc insulin ) là tình trạng tuyến tụy không sản xuất được insulin và tiểu đường tuýp 3 ( tiểu đường não ) là do thiếu hụt insulin ở não.

Do nguyên nhân gây bệnh tiểu đường mỗi loại là khác nhau nên chúng sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên về mức độ nguy hiểm hay nặng nhẹ thì vẫn tương đồng.

Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với tiểu đường tuýp 1

Xem thêm : Bệnh tiểu đường và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với tuýp 1 và tuýp 3 ?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin. Các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra một cách đột ngột, diễn biến nhanh. Bệnh nhân có thể dễ dàng phát hiện và điều trị sớm nên giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau này. Tuy nhiên, phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 1 lại hạn chế hơn tuýp 2.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh diễn biến chậm hơn, kéo dài từ 7 – 10 năm với nhiều dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó bệnh thường phát hiện bệnh muộn, nhiều trường hợp có biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán.

Còn ở tiểu đường tuýp 3 hay bệnh tiểu đường não, chủ yếu xảy ra do tổn thương tụy, thường do viêm mãn tính và xuất hiện khi bộ não không sản xuất đủ insulin. Mức độ tổn thương não phụ thuộc vào việc sản xuất insulin não. Do đó, người bệnh bị suy giảm trí nhớ nên khó tuân thủ điều trị. Vì vậy khả năng bị biến chứng và mức độ biến chứng cũng nặng hơn tuýp 1 và tuýp 2.

Thật khó để có thể so sánh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ hơn tuýp 1. Chính vì vậy thay vì hoang mang lo lắng tiểu đường tuýp mấy nặng nhất, bạn nên nắm rõ đặc điểm của từng loại bệnh, từ đó tìm cách điều trị phù hợp.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ

Xem thêm : Bệnh tiểu đường có lây không ? có di truyền không ?

3. Tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ là do sự tiến triển biến chứng 

Cho đến nay không có tài liệu nào đưa ra kết luận chính xác cho câu hỏi “ bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ ? “. Bởi mức độ nặng nhẹ của tiểu đường tuýp 2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều trị cũng như sự tiến triển của các biến chứng, . Người bệnh tiểu đường tuýp 2 ít có nguy cơ tử vong do tăng đường huyết, mà chủ yếu tử vong vì ảnh hưởng của biến chứng của tiểu đường như tim mạch, đột quỵ, suy thận, mù lòa, đoạn chi…trong đó 65% là các biến chứng trên tim mạch

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh là dạng biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Trong đó, biến chứng thần kinh ngoại vi (ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể như thần kinh ở tay, chân, thần kinh sọ não) và biến chứng thần kinh tự động ( là thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan như dạ dày, ruột, tim mạch, hệ tiết niệu) là thường gặp nhất, ở khoảng 50% người bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ là do biến chứng

Tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ là do biến chứng

Biến chứng tim mạch 

Trong số các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên, biến chứng tim mạch là phổ biến nhất. Nguyên nhân tử vong do căn nguyên tim mạch chiếm tới 70% ở các bệnh nhân tiểu đường. Bệnh tiểu đường gây ra xơ vữa động mạch và là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, ngoài kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần kiểm soát huyết áp cao, rối loạn lipid máu và béo phì để giảm xơ vữa động mạch. Sự kết hợp của bốn yếu tố liên quan đến lối sống này làm tăng nhanh tình trạng xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Biến chứng suy thận

Biến chứng thận của bệnh tiểu đường gồm biến chứng ở cầu thận ( còn gọi là sơ hóa cầu thận do tiểu đường hay bệnh thận tiểu đường ), bệnh lý xơ vữa mạch máu ở thận, bệnh lý nhiễm trùng ở thận và đường niệu. Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị bệnh trong thời gian dài mà không biết nên đã dẫn đến nhưng biến chứng nghiêm trọng, trong đó biến chứng thận được coi là nguy hiểm và tốn kém nhất. Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ.

Biến chứng võng mạc

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc…dẫn đến mù lòa.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi được không ?

4. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần làm gì để giảm nhẹ bệnh ?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ phụ thuộc phần lớn vào việc bạn có điều trị tốt hay không chứ không liên quan đến loại tiểu đường tuýp 2 hay tuýp 1. Để bệnh không tiến triển nặng lên, bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh, kết hợp tập luyện và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn cần ghi nhớ:

– Người bệnh tiểu đường cần cung cấp đầu đủ chất dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày bao gồm : chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau quả và trái cây. Lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn hợp lý không chỉ cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp ổn định đường huyết sau ăn để phòng tránh các biến chứng do tiểu đường gây ra.

+ Chất bột đường : 40 – 60% tổng số năng lượng, ăn càng ít đường ( kẹo mật ong hoặc đường kính ) càng tốt. Trường hợp hạ đường huyết thì đường và các thực phẩm có đường sẽ cần để nhanh chóng đưa mức đường huyết về mức bình thường. Phân bố đều lượng tinh bột ăn vào mỗi ngày.

Cách giảm các biến chứng tiểu đường tuýp 2

Cách giảm các biến chứng tiểu đường tuýp 2

+ Chất đạm : 10 – 20% tổng số năng lượng, ăn thay đổi đạm thực vật ( đậu Hà Lan, đậu nành..) và đạm động vật ( cá, thịt gia cầm gà, vịt bỏ da, trứng ..)

+ Chất béo : 25 – 35% tổng số năng lượng, ưu tiên dùng chất béo có nguồn gốc thực vật hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ heo, mỡ bò…

+ Chất xơ : 20 – 25% tổng số năng lượng. Chất xơ làm thức ăn lưu lại dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức ăn dẫn đến làm chậm lại quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu.

+ Vitamin khoáng chất : người bệnh tiểu đường nên ăn uống đầy đủ và hợp lý không bị thiếu vitamin.

+ Nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp GI < 45, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thấp sẽ làm đường huyết sau ăn tăng ít và từ từ. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng đường huyết say ăn tăng nhiều và nhanh. Do đó, người tiểu đường nên ưu tiên chon thực phẩm có chỉ số đường thấp để sử dụng.

+ Không nên ăn quá nhiều vào một bữa, nên ăn đều đặn và chia làm nhiều bữa, một số mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng: ăn rau luộc vào đầu bữa; ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn; ăn thịt cá trước hoặc cùng lúc ăn tinh bột; không ăn nhiều vào bữa tối…

– Cần năng tập thể dục điều dộ, vừa phải giúp kích thích cơ thể tiêu thụ năng lượng, tăng miễn dịch, kích thích tiết insulin. Người bệnh tiểu đường nên chọn loại hình tập thể dục phù hợp với độ tuổi và cơ thể của bạn. Nên tập thường xuyên hàng ngày ít nhất 30 phút/lần, 3 – 4 lần tuần ( đối với loại tập nhẹ như đi bộ, trung bình như xe đạp, đi bộ nhanh )

– Tâm trạng và giấc ngủ cũng có thể khiến đường huyết tăng giảm thất thường. Do đó, hãy luôn giữ cho mình suy nghĩ tích cực và ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Tóm lại, qua bài viết bạn đã hiểu được ”  bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ “ hay ” tiểu đường tuýp mấy nặng nhất “ rồi đúng không nào ? Để giảm thiểu được sự xuất hiện của các biến chứng khiến bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn, hãy lập kế hoạch thay đổi lối sống ngay hôm nay. Đồng thời, bạn nên bổ sung thêm các thảo dược Đông y như Nấm linh chi, dây thìa canh, Hoài sơn, mạch môn, trạch tả….có trong Tpbvsk Diagold để kìm hãm sự tăng đường huyết từ đó giúp giảm nhẹ bệnh và kéo dài tuổi thọ. Tiểu đường không chỉ gây rối loạn đường huyết, mà còn kéo theo cả rối loạn lipid và protein. Điều này làm đẩy nhanh phản ứng oxy hóa gây tổn thương mạch máu và sinh biến chứng. Vì vậy, kết hợp tinh chất dược liệu với thuốc tây có thể đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ này.

Xem thêm : Các loại thuốc chuyên trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn phải biết

Tiểu đường kèm mỡ máu nên ăn gì ? 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *