tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Bên cạnh sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2, thì bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng được rất nhiều người quan tâm.  đặc biệt là câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không khi bệnh xuất hiện ở những lứa tuổi còn quá trẻ, chưa đầy 30 tuổi ? tiểu đường tuýp 1 và  tuýp 2 bệnh nào nguy hiểm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về vấn đề này.  

1. Tiểu đường tuýp 1 là gì ? 

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ? để có câu trả lời chó câu hỏi này bạn phải biết tiểu đường tuýp 1 là gì nhé !

Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng cơ thể người bệnh ngưng sản xuất insulin, khiến đường trong máu tăng cao khó kiểm soát. Tiều đường tuýp 1 thường đi kèm với sự phá hủy hoàn toàn tế nào beta của tụy, nơi sản xuất hormon insulin. Hậu quả là cơ thể thiếu hoặc không còn insulin trong máu. Hiện nay căn bệnh này chiếm khoảng 10% tổng số người bị tiểu đường, phần đông người trẻ tuổi và trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. 

Trong tiến trình tiêu hóa, cơ thể lấy carbohydrate từ thực phẩm như bánh mì, gạo sợi, rau, trái cây…để tạo thành những phân tử đường khác nhau, một trong những loại đó là glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể hoạt động. Glucose được hấp thu trực tiếp vào máu nhờ sự giúp đỡ của insulin. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 cơ thể lại không có Insulin để ” mở cổng ” cho glucose vào trong tế bào. Chính vì vậy, đường ở lại trong máu gây tăng đường huyết.

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 ?  chỉ số tiểu đường tuýp 2 ?

2. Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ? câu trả lời là có vì đây là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bị tiểu đường tuýp 1 buộc phải sống chung với nó suốt đời bằng cách tiêm isulin mỗi ngày. Không chỉ vậy, nếu kiểm soát đường huyết không tốt, người bệnh khó có thể tránh khỏi các biến chứng tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 không chỉ gánh chịu những đau đớn, sự phá hủy tàn tạ về sức khỏe, thân xác mà kinh phí chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 khá lớn và dai dẳng, không có hồi kết.

Biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm hay muộn tùy thuộc vào việc kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, lượng đường trong máu cao hay thấp, biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra bao gồm cấp tính và mãn tính.

2.1. Biến chứng tiểu đường tuýp 1 cấp tính

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra trong thời gian ngắn, kể từ khi bệnh khởi phát bao gồm hạ đường huyết và nhiễm toan ceton

Hạ đường huyết

Là tình trạng nồng độ Glucose trong máu xuống quá thấp thường dưới 4 mmol/l ( 72 mg/dl ). Dấu hiệu hạ đường huyết : vã mồ hôi, mệt mỏi, đói cồn cào, tay chân bủn rủn,…nặng hơn có thể co giật, mất ý thức. 

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 rất dễ bị hạ đường huyết nếu phạm phải một trong những sai lầm sau :

+ Tiêm insulin quá liều

+ Không ăn hoặc ăn ít, ăn trễ hay bỏ bữa sáng

+ Hoạt động thể lực không thường xuyên hoặc quá sức

Cách xử trí hạ đường huyết : Để phòng ngừa hạ đường huyết, bạn nên tuân thủ hướng dẫn tiêm insulin của bác sĩ và nên đo đường huyết thường xuyên. Nếu nghi ngờ có triệu chứng hạ đường huyết, bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách : uống một ít nước đường, ăn một chiếc kẹo ngọt, bánh chứa nhiều đường…Nhưng nếu sau 15 phút, bạn kiểm tra đường huyết nhưng không thấy đường huyết cải thiện, bạn cần tìm sự giúp đỡ của người xung quanh để đưa đi cấp cứu. 

Hôn mê nhiễm toan ceton

Nhiệm toan ceton thường xảy ra ở người bị tiểu đường tuýp 1 hoặc người đã phẩu thuật cắt bỏ một phần của tuyến tụy. Dấu hiệu nhận biết nhiễm toan ceton : hơi thở có mùi hoa quả lên men, buồn nôn, hơi thở yếu, mất phương hướng, hôn mê…

 Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu, chính vì vậy nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu kể trên, bạn cần ngay lập tức nhập viện để được bác sĩ điều trị, nếu để kéo dài có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. 

Biến chứng tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Biến chứng tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Xem thêm : 8 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường cần nhận biết ngay kẻo muộn

2.2. Biến chứng tiểu đường tuýp 1 mãn tính có nguy hiểm không

Các biến chứng mãn tính của tiểu đường tuýp 1 là hậu quả của tăng đường huyết kéo dài, biến chứng mãn tính bao gồm : Biến chứng tim mạch và thận, biến chứng mắt, biến chứng răng miệng, biến chứng bàn chân…

Biến chứng tim mạch 

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ? Biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch là những hệ lụy khó tránh ở người bệnh tiểu đường. Chúng có sự liên quan đến mức độ tăng đường máu ở người bệnh tiểu đường tuýp 1, làm tỷ lệ tử vong do bệnh tăng lên sau tuổi 30. 

Lượng đường trong máu cao khiến hệ thống đông máu hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn đến các biến chứng tim mạch như đau thắt ngực, bệnh cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi. Nguy hiểm hơn, tắc mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong. 

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch tiểu đường, người bệnh cần lưu ý :

+ Kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, rượu bia

+ Điện tâm đồ nên được kiểm tra định kỳ hàng năm

+ Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần với các bài tập Yoga, dưỡng sinh…

+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường: tăng cường rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế tinh bột trắng, bánh kẹo ngọt, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

Biến chứng thận tiểu đường

Suy thận là biến chứng nguy hiểm thứ hai khi thắc mắc ” tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không “. Tiểu đường biến chứng suy thận chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường. Bệnh thận do tiểu đường được xác định là tiểu đạm, giảm mức lọc cầu thận và tăng huyết áp. 

Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao gây tổn thương các vi mạch máu trong thận, mặc khác đường huyết tăng khiến lưu lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức để loại bỏ glucose máu. Lâu ngày hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, chức năng thận suy giảm và mất hoàn toàn chức năng gọi là suy thận giai đoạn cuối

Để phòng ngừa biến chứng thận tiểu đường, người bệnh cần lưu ý :

+ Người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên xét nghiệm protein niệu vi thể sau 5 năm và kiểm tra định kỳ 1 năm/1 lần.

+ Kiểm soát tốt đường máu, HbA1c

+ Kiểm soát tốt huyết áp, đưa huyết áp mục tiêu  < 130/80 mmHg

+ Điều trị rối loạn lipid máu

Biến chứng thận bệnh tiểu đường

Biến chứng thận bệnh tiểu đường

Xem thêm : Chỉ số Hba1c là gì ? tầm quan trọng của HbA1c với người bệnh tiểu đường

Biến chứng mắt

Biến chứng mắt thường xảy ra sau 3 – 5 năm đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Bốn bệnh về mắt có thể làm giảm thị lực của bệnh nhân tiểu đường gồm: bệnh võng mạc mắt, phù hoàng điểm, đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp.

Để phòng ngừa biến chứng mắt tiểu đường, người bệnh cần lưu ý :

+ Giữ đường huyết và huyết áp càng gần mức bình thường càng tốt.

+ Đi khám mắt định kỳ một năm một lần, phát hiện sớm các vấn đề về mắt và điều trị kịp thời.

+ Không hút thuốc lá

Biến chứng bàn chân

Đây là biến chứng nguy hiểm của tiểu đường tuýp 1 có thể dẫn dẫn đến tàn phế suốt đời. Phổ biến là loét bàn chân do hậu quả của biến chứng thần kinh, mạch máu và nhiễm trùng gây hoại tử chi. Bệnh thần kinh ngoại biên cũng là biến chứng hay gặp, làm mất cảm giác, bàn chân có thể bị tổn thương mà người bệnh tiểu đường tuýp 1 không nhận biết được. Máu lưu thông kém nên vết thương hoặc vùng nhiễm khuẩn rất khó lành. Do đó người bệnh tiểu đường ó nguy cơ cắt cụt chân cao hơn người không bị tiểu đường từ 10 -15 lần.

Để phòng ngừa biến chứng bàn chân cho tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý:

+ Rửa chân bằng xà phòng nhẹ và nước ấm không quá 37 độ C, lau khô bằng khăn mềm, không ngâm chân quá 5 phút.

+ Không dùng vật sắc nhọn, hóa chất dầu nóng để chăm sóc bàn chân

+ Luôn đi giầy, dép phù hợp để bảo vệ bàn chân, chăm sóc móng tay móng chân đúng cách tránh làm tổn thương da.

+ Tự kiểm tra bàn chân hàng ngày, nếu có vết thương, vết phòng rộp, sưng tấy, đỏ, vết chai lâu ngày thì đến gặp bác sĩ ngay. Người bệnh cũng nên thường xuyên khám chân định kỳ.

Biến chứng răng miệng

Nồng độ đường huyết cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiều vùng trên cơ thể, trong đó có sức khỏe răng miệng. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể gặp rắc rối về răng lợi hoặc các vấn đề về răng lợi trở nên trầm trọng hơn so với người bình thường.

Những việc cần làm để giảm nguy cơ biến chứng răng lợi người tiểu đường

+ Khám răng định kỳ 2 lần/ năm

+ Chăm sóc răng lợi hàng ngày đúng cách

+ Hỏi ý kiến bác sĩ và các nha sĩ cách tốt nhất để theo dõi đường huyết trong quá trình làm răng

+ Đảm bảo răng phải được lắp đặt vừa vặn

+ Tư vấn với bác sĩ để không bị đảo lộn về chế độ ăn trong trường hợp sau khi làm răng thì bị đau, không ăn được trong vài giờ, thậm chí vài ngày.

Trên đây là những biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 1. Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh tuýp 1 sẽ giúp bạn có 

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ? Giờ thì bạn đã có câu trả lời rồi đúng không nào. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, làm việc, học tập và rèn luyện sức khỏe nhằm chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 ngay hôm nay bạn nhé !.

Biến chứng răng miệng bệnh tiểu đường

Biến chứng răng miệng bệnh tiểu đường

Xem thêm : Tiểu đường mỡ máu nên ăn gì ? 

3. Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 bệnh nào nguy hiểm hơn

Tiểu đường tuýp 1 nguy hiểm hơn hay tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm hơn ? Với người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy đã bị phá hủy hoặc mất khả năng sản xuất Insulin do đó việc sử dụng insulin nhân tạo là điều bắt buộc. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy không tạo đủ insulin hoặc có insulin nhưng không được cơ thể sử dụng ( kháng insulin ), do đó người bệnh có thể điều trị bằng thuốc ( có thể dùng insulin ở giai đoạn sau của bệnh )

Tuy nhiên với tiểu đường tuýp 1 việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng hơn so với tiểu đường tuýp 2 – khi phát hiện thường đã có biến chứng do bệnh tiến triển âm thầm không có triệu chứng rõ ràng.

Mặc dù mỗi loại bệnh tiểu đường đều có biểu hiện và đặc trưng khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung đó là tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong. Chính vì vậy cho dù bạn bị tiểu đường tuýp nào thì người bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh suốt đời vì hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uốngtập luyện, dùng thuốc hay tiêm insulin đều đặn. Tấc cả những yếu tố này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu cốt yếu nhất là kiểm soát đường huyết ổn định, hạn chế nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 bệnh nào nguy hiểm hơn

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 bệnh nào nguy hiểm hơn

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 3 là gì ? nguyên nhân cách điều trị hiệu quả

4. Làm gì để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường tuýp 1

Sau khi phân tích “ tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ? ” thì chắc hẳn bạn đọc đang rất hoang mang. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh lo lắng thái quá bởi trên thực tế hiện nay có rất nhiều người mắc tiểu đường tuýp 1 nhưng họ vẫn có cuộc sống khỏe mạnh, sinh con đẻ cái như bao người bình thường khác. Để được như họ, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần lưu ý như sau:

+ Tuân thủ chỉ định tiêm insulin của bác sĩ :  tiêm đúng giờ và liều lượng theo phác đồ để tránh tụt đường huyết

+ Luôn chủ động theo dõi kết quả các xét nghiệm đường máu thường xuyên

Điều trị tiểu đường tuýp 1 tiêm insulin

Điều trị tiểu đường tuýp 1 tiêm insulin

+ Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý : đủ chất đạm, đường, chất béo, muối khoáng, nước, vitamin… để kiểm soát lượng đường trong máu.

+ Rèn luyện thể dục nhằm giúp cơ thể dùng insulin hiệu quả, đồng thời làm giảm những nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

+ Thăm khám sức khỏe định, tầm soát các nguy cơ xảy ra biến chứng như mắt, thận, tim, thần kinh, bàn chân… nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

+ Không uống rượu, bia, thuốc lá, hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

+ Bổ sung thêm thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường

Hiện nay, kết quả nghiên cứu về các thảo dược thiên nhiên đã cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng trong việc ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Trong đó, Mạch môn, Sinh địa, Hoài Sơn là ba loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ thần kinh, mạch máu, nên giúp ngăn chặn biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Với sự kết hợp của Nấm linh chi, Dây thìa canh, Mạch môn, Hoài Sơn, Ngũ vị tử cùng Sinh địa, Bạch linh, Đương quy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold không chỉ giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, giảm cholesterol mà còn hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng của bệnh tiểu đường.

Để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không chính bạn sẽ là người nắm giữ câu trả lời. Nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng cách sử dụng thuốc, kết hợp với lối sống và thảo dược thiên nhiên, bạn sẽ không những kiểm soát được đường huyết mà còn tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh. Do đó, hãy luôn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm mà tiểu đường tuýp 1 gây ra. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *