Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm thế nào mẹ bầu có biết

Tiểu đường thai kỳ là trong những căn bệnh thường gặp trong quá trình mang thai và rơi vào khoảng tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ trong giai đoạn này nếu không thăm khám thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vì vậy, phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ thì cần có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên sẽ kiểm soát được căn bệnh.

1. Bệnh tiểu đường là gì ?

Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này thì trước hết cần phải biết bệnh tiểu đường là gì và có mấy loại bệnh? Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là loại bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính phổ biến. Cơ thể người mắch sẽ mất đi khả năng sản xuất Insulin, điều này đồng nghĩa lượng đường sẽ trong máu sẽ tăng cao vượt quá mức bình thường và người bệnh lúc này sẽ không có khả năng tự điều chỉnh lượng đường trở lại bình thường. Nếu tình trạng kéo dài không phát hiện để có cách điều trị thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, hệ thần kinh, tim mạch, mắt và thận.

Bệnh tiểu đường thai kỳ diễn ra trong thời kỳ mang thai

Bệnh tiểu đường hiện nay được chia thành 3 loại: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Và nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện cũng như đối tượng của bệnh khác nhau. Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh thường gặp ở những người phụ nữ mang thai vì vậy được rất nhiều người quan tâm nhất là những chị em đang có kế hoạch sinh em bé nên cần tìm hiểu thêm về căn bệnh để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

2. Tiểu đường thai kỳ là gì ? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, do khởi phát hoặc được phát hiện trong thời gian mang thai. Tình trạng này thường khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng và sẽ biến mất sau 6 tuần sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ dễ gặp trong 6 tuần đầu thai kỳ

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Những người béo phì, thừa cân.
  • Do di truyền: nếu gia đình có người bị đái tháo đường thì nguyên nhân do di truyền rất cao.
  • Có tiền sử bệnh tiểu đường ở thai kỳ trước.
  • Người có độ tuổi trên 35 thường gặp phải tình trạng này khi mang thai.
  • Có tiền sử sản khoa: hư thai hoặc thai chết lưu, sinh non, thai dị tật không rõ nguyên nhân.
  • Người bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Người Châu Á sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những vùng khác.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ và chiếm tỉ lệ 3- 7% phụ nữ mang thai, khi phát hiện mắc bệnh các mẹ bầu cần đi thăm khám theo dõi và điều trị đúng cách để tránh nguy hiểm cho mẹ và bé.

3. Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, các kích thích tố trong nhau thai tạo ra để duy trì thai kỳ và những kích thích tố làm cho các tế bào tăng khả năng kháng insulin. Tuyến tụy lúc này không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua đề kháng này. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ lượng đường đi vào các tế bào sẽ giảm thay vào đó sẽ tích tụ nhiều trong máu, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

tieu-duong-thai-ky

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Người bệnh sẽ có các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Người bệnh có cảm giác khát nước liên tục.
  • Khi bị bệnh người bệnh thường đi tiểu nhiều, đi thường xuyên mỗi giờ.
  • Cân nặng bị giảm sút dù ăn uống bình thường.
  • Hay bị hụt hơi, mất sức không rõ nguyên do.
  • Các dấu hiệu khác cũng thường gặp như: hay buồn nôn, mờ mắt, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm men, thường khô miệng, các vết thương vết cắt rất khó lành lại, da thường bị ngứa bên ngoài khu vực âm đạo.

Để phát hiện bệnh kịp thời phụ nữ mang thai nên theo dõi cơ thể thường xuyên khi phát hiện ra những dấu hiệu tiểu đường sau thì đến bác sĩ để thăm khám kịp thời để tránh biến chứng về sau.

Những biến chứng của tiểu đường đối với thai nhi

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều khỏe mạnh nhưng nếu lượng đường trong máu không kiểm soát được sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Sau đây là những biến chứng thường gặp ở thai nhi:

  • Thai nhi phát triển: Lượng đường trong cơ thể mẹ sẽ chuyển sang cho thai nhi, lúc này tuyến tụy của bé tăng lượng insulin. Đây là nguyên nhân làm cho thai nhi phát triển hơn bình thường vì vậy bé có thể sinh mổ.
  • Lượng đường trong máu thấp: Đôi khi trẻ sinh ra lượng đường trong máu thấp do quá trình sản xuất insulin cao. Sau khi sinh có thể cho trẻ bú hoặc truyền glucose thì lượng đường huyết trong cơ thể trẻ sẽ bình ổn lại.
  • Bé khi lớn lên nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Tuýp 2, dễ mắc các bệnh thừa cân, béo phì.
  • Tử vong sau khi sinh: Đây là biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ nếu như mẹ mắc bệnh trong thời gian thai kỳ nhưng không điều trị kịp thời thì trẻ có thể tử vong trước hoặc sau khi sinh.

Những biến chứng thai kỳ ở người mẹ

  • Giật tiền sản: Do huyết áp cao, lượng protein trong nước tiểu dư, bị sưng ở chân và bàn chân. Biến chứng này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ và thai nhi.
  • Để lại di tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo: Đây là di chứng rất thường gặp phải ở những lần mang thai sau và có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi về già.

4. Những lời khuyên hữu ích dành cho phụ nữ khi mang thai

Chế độ ăn uống lành mạnh thực phẩm dành cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. Việc này bạn có thể tìm được một chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn chọn những thực phẩm tốt kiểm soát được lượng đường trong máu.

Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được lượng đường trong máu. Tuy nhiên cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trước khi tập thể dục. Có thể tập thể dục trong và sau thời kỳ mang thai, tập mỗi ngày 30 phút bằng những bài tập phù hợp với mẹ bầu.

Theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể trong thời kỳ mang thai, lượng đường trong máu thường xuyên thay đổi, vì vậy việc kiểm tra đường huyết sẽ giúp mẹ bầu theo dõi những biến chứng của cơ thể và việc này phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thai phụ cũng cần kiểm tra đường huyết

Dùng insulin theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần thiết, insulin sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Kiểm tra bệnh tiểu đường theo định kỳ sau khi sinh: Sau khi sinh em bé người mẹ cần được xét nghiệm định kỳ 6 – 12 tuần sau khi sinh và định kỳ 1 – 3 năm. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ hết sau khi sinh một thời gian nhưng cần được theo dõi vì có trường hợp bệnh nhân vẫn không hết bệnh và có thể phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần tập luyện thể dục, có chế độ ăn uống lành mạnh đồng thời nên thăm khám định kỳ để phát hiện và sớm điều trị nếu có biến chứng bệnh.

5. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ sẽ để lại rất nhiều di chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thậm chí trong thời gian mang thai phụ nữ bị tiểu đường thai kỳcũng gặp tình trạng ăn uống không được và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vì vậy, việc chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý lúc này rất quan trọng đối với mẹ bầu. Vậy khi bị tiểu đường thai kỳ người mẹ nên ăn những thức ăn nào và cần tránh thực phẩm nào?

Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:

Cung cấp nhiều chất xơ có trong rau xanh và hoa quả tươi

Trong khẩu phần ăn hàng ngày đối với những mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thì không thể thiếu chất xơ. Cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ đường ruột, kiểm soát được cân nặng. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, quá trình hấp thu thức ăn lâu nên cơ thể duy trì được lượng đường huyết ở mức độ bình thường.

Thực phẩm chất xơ tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Bổ sung chất xơ tự nhiên bằng cách ăn nhiều rau xanh như: xà lách, cải xanh, cà rốt, các loại đậu… Và các loại hoa quả như: dâu tây, cam, ổi, bưởi… sẽ cung cấp cho cơ thể chất xơ, hàm lượng vitamin cần thiết. Tuy nhiên, nên ăn trái cây với lượng vừa phải và chọn những loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp để lượng đường trong máu không tăng.

Kiểm soát lượng tinh bột có trong các loại thực phẩm ăn hàng ngày

Tinh bột là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, tuy nhiên tinh bột sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao vì vậy cần kiểm soát lượng tinh bột trong thức ăn hàng ngày sao cho vừa đủ cung cấp nhu cầu hoạt động của cơ thể và hạn chế tối đa nguy cơ tăng lượng đường trong máu.

Bổ sung tinh bột phức hợp có trong các loại củ, gạo lứt và hạn chế bánh mì và gạo trắng. Bên cạnh đó, kết hợp tinh bột với Protein, chất béo lành mạnh và không ăn quá nhiều tinh bột cùng một lúc.

Cung cấp protein lành mạnh cho cơ thể

Kết hợp protein với tinh bột, hoặc những thực phẩm có chứa cả tinh bột và Protein để giúp cân bằng lượng đường trong máu. Protein có nhiều trong các loại thịt nạc, cá trứng, thịt gà…

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Phụ nữ khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì cần quan tâm đến việc chọn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp để bình ổn lượng đường trong máu. Một số thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì tươi 100%, các loại rau không chứa tinh bột, đậu hà lan, bưởi, táo, cà rốt, các loại đậu,… Đây là những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp nên sẽ giúp lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.

Sử dụng những thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa cũng là một chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu. Những thực phẩm như: dầu lạc, dầu olive, bơ, cá ngừ, cá hồi, các loại hạt và hạt chia là những thức ăn cung cấp dinh dưỡng tốt.

Những thực phẩm mà người đang bị tiểu đường thai kỳ nên tránh

Tránh những thực phẩm chứa nhiều đường, nhất là đường tinh luyện và đã qua chế biến vì khi lượng đường trong máu tăng sẽ sinh ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số thực phẩm cần tránh như: các loại bánh quy, kẹo ngọt, nước ngọt có ga, nước ép trái cây cho thêm đường, sinh tố trái cây có nhiều sữa đặc, trái cây chín ngọt.

Hạn chế ăn kẹo ngọt

Tránh thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Tinh bột có chứa lượng lớn carbohydrate, vì vậy khi ăn cơ thể không thể giải phóng hormone chuyển hóa thành glucose, lúc này đường huyết sẽ tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, tinh bột là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cơ thể vì vậy chỉ cần cung cấp lượng vừa đủ. Những thực phẩm cần tránh như: gạo trắng, bánh mì, mì…

Bên cạnh đó cần hạn chế những thực phẩm đóng gói, có chứa chất béo bão hòa hoặc đã qua chế biến sẵn, bia rượu, nội tạng động vật, thức ăn chuyên xào… vừa không có tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời không thể kiểm soát được lượng đường huyết trong máu.

Hy vọng với những chia sẽ trên đây bạn đã biết được phần nào về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn đang có biểu hiện hay nghi ngờ về căn bệnh này thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm và chẩn đoán. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Cám ơn bạn đã đón đọc bài viết, hẹn gặp các bạn ở các bài viết tiếp theo.

Chúc bạn mạnh khỏe may mắn và bình an !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *