Tiểu đường nên ăn gì thay cơm ?

Cơm trắng là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng tiểu đường nên hạn chế ăn cơm trắng để kiểm soát đường huyết. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm tốt nhất. Mời bạn cùng Diagold.net tìm hiểu nhé !

1. Tiểu đường ăn gì thay cơm – Ăn gạo lứt 

Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm ? Gạo lứt là thực phẩm hàng đầu người bệnh tiểu đường có thể dùng để thay thế cơm trắng hàng ngày. Tuy cả gạo trắng và gạo lứt đều có hàm lượng carbohydrate cao nhưng về mặt dinh dưỡng gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng tổng thể hơn so với gạo trắng. Gạo trắng là loại gạo đã qua quá trình xay xát bỏ đi phần trấu, cám và mầm gạo do đó hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ, vitamin và các khoáng chất có trong gạo lại bị giảm xuống. 

Còn gạo lứt là loại gạo vẫn giữ được lớp cám bên ngoài, mầm gạo và phần nội nhũ giàu carbohydrate. Màng cám gạo lứt có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ, các chất chống oxy hóa như mangan, selen, magie, folate….rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Với hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó giúp hạn chế tăng đường huyết sau ăn, ổn định đường huyết. Hơn nữa chất xơ trong gạo lứt còn giúp người bệnh no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, giúp duy trì cân nặng hợp lý. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng thuốc tiểu đường Met-for-min dài ngày.

Người bệnh tiểu đường có thể dùng gạo lứt chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu cơm gạo lứt, uống tinh bột gạo lứt, trà gạo lứt, nước gạo lứt rang,…

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm – gạo lứt

Xem thêm : Tiểu đường ăn bánh mì được không ? 

2. Tiểu đường nên ăn gì thay cơm – Gạo mầm

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm ? Gạo mầm cũng giống như gạo lứt là loại gạo còn nguyên phôi, nhưng được chọn lọc và qua quá trình cấp nước tạo ẩm để nảy mầm phôi nguyên trong gạo, sau đó chúng được sấy khô thành gạo mầm.

Nhờ quá trình nảy mầm, gạo mầm mang lại nhiều tác dụng quý cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, chúng chứa chất dinh dưỡng như canxi, vitamin E, PP, B1, B6, Magiê… đặc biệt là gamma aminobutyric acid (GABA), chống độc cho thận. Lượng GABA có trong gạo mầm rất có ích cho người stress, mất ngủ vì có tác dụng giúp thư giãn thần kinh, tạo giấc ngủ tự nhiên rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Hơn nữa, gạo mầm còn chứa lượng chất xơ gấp 3 lần gạo trắng tốt cho người tiểu đường do đó giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hạn chế tăng đường huyết sau ăn cho người tiểu đường.

3. Tiểu đường nên ăn gì thay cơm – Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm bạn nên nghĩ tới khi thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm. Guống như gạo lứt, yến mạch  cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, so với gạo lứt thì yến mạch có nhiều ưu điểm hơn là có thể hòa tan trong nước và rất dễ sử dụng. Người bệnh tiểu đường có thể dùng yến mạch để nấu cháo hoặc ăn cùng với sữa chua hoa quả đều rất tốt.

Tiểu đường an yến mạch thay com được không

Tiểu đường an yến mạch thay cơm được không

Xem thêm : Tiểu đường ăn chay có tốt không ?

4. Tiểu đường nên ăn gì thay cơm – Khoai lang

Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm ? Khoai lang là sự lựa chọn rất tốt dành cho bạn. Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên nhiều người bệnh thường e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên bạn có biết tinh bột trong khoai lang là tinh bột kháng đường không, có nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngược lại, khoai lang còn có chất làm tăng khả năng sản sinh insulin giúp giảm đường trong máu. Bên cạnh đó, lượng calo trong khoai lang tương đối thấp, rất an toàn đối với người bệnh tiểu đường.

5. Hạt lanh, hạt chia

Tiểu đường có ăn được hạt chia, hạt lanh không ? Câu trả lời là có. Bởi trong hạt chia, hạt lanh có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ hòa tan, sắt, photpho, omega – 3…rất tốt cho sức khỏe. Các thành phần này không những giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường như biến chứng tim mạch, xương khớp, huyết áp…Chính vì vậy, bạn có thể pha chế hạt chia để uống vào buổi sáng, uống trước khi ăn cơm hoặc dùng chúng chế biến thành các món tráng miệng rất tốt.

Tiểu đường ăn hạt chia được không

Tiểu đường ăn hạt chia được không

Xem thêm : Tiểu đường ăn cháo được không ? 

6. Tiểu đường nên ăn gì thay cơm – các loại đậu đỗ

Các loại đậu đỗ như đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương…nguyên vỏ được xem là loại ” vũ khí ” tuyệt vời giúp chống lại bệnh tiểu đường. Bởi trong những loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Ngoài ra, chúng còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe như giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường trao đổi chất…

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm ? Cho đến hiện nay, có rất nhiều người mắc quan điểm sai lầm là từ bỏ hẳn việc ăn cơm trắng, thay vào đó họ ăn bún, miến, mì tôm, bánh cuốn, bánh ướt, phở, hủ tiếu… vì chúng không làm tăng đường huyết. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, thực tế các loại thực phẩm này đều được chế biến từ nguyên liệu chung đó là gạo, khi gạo xay thành bột và chế biến sẽ mất đi một lượng chất xơ sẽ làm đường huyết người bệnh càng tăng cao sau ăn, điều này hoàn toàn bất lợi cho người bệnh tiểu đường.  

Bị tiểu đường ăn gì thay cơm - các loại đậu đỗ

Bị tiểu đường ăn gì thay cơm – các loại đậu đỗ

Xem thêm : Tiểu đường uống sữa tươi không đường được không ?

6. Gợi ý cách ăn cơm trắng không tăng đường huyết

Thực tế cho thấy, cơm trắng vẫn là nguồn thực phẩm bổ sung năng lượng chủ yếu hàng ngày ở người bệnh tiểu đường. Vậy làm sao để người bệnh tiểu đường ăn cơm trắng nhưng không tăng đường huyết ? Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường, bạn nên tham khảo :

+ Ăn theo nhu cầu cơ thể : người bệnh nên ăn ít tinh bột hơn bữa ăn bình thường, sau đó, bạn có thể đo chỉ số đường huyết sau ăn, nếu giá trị này lớn hơn 10mmol/l ( 18mmg/dl ) nghĩa là lần sau cần phải ăn ít hơn. 

+ Chia bữa ăn thành nhiêu bữa nhỏ : gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ ( nếu cần ) Mỗi lần ăn vừa phải, không ăn quá no cũng không để quá đói. Tuyệt đối không nên bỏ bữa.

Cách người bệnh tiểu đường ăn cơm không tăng đường huyết

Cách người bệnh tiểu đường ăn cơm không tăng đường huyết

+ Tăng cường chất xơ có trong rau xanh, củ quả, trái cây tươi : khi ăn nên sắp thứ tự ăn phù hợp, người bệnh nên ăn rau và canh trước, sau đó ăn cơm và cá, thịt nạc ít mỡ. Chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp làm chậm thu đường từ tinh bột, giúp hạn chế tăng đường huyết sau ăn cho người bệnh tiểu đường.

+ Uống nhiều nước kết hợp vận động thường xuyên giúp ổn định đường huyết

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính và hiện vẫn chưa có phương thuốc nào có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sống khỏe cùng bệnh nếu kiểm soát tốt đường huyết, trong đó, phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc là ưu tiên hàng đầu. Người bệnh tiểu đường nên xây dựng và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh thông qua chế độ dinh dưỡng vận động hợp lý nhằm duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định và an toàn. 

Trên đây là một số thực phẩm bạn có thể ăn thay cơm trắng để khẩu phần ăn thêm phong phú, đồng thời kiểm soát được lượng đường huyết. Hy vọng bài viết tiểu đường nên ăn gì thay cơm trên đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin bổ ích. 

Hồng Loan

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *