Tiểu đường kèm theo Gout cách điều trị hiệu quả

Theo các nhà nghiên cứu, tiểu đường và gout có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy tiểu đường kèm theo gout có nguy hiểm không ? làm thế nào để diều trị ổn cả hai bệnh tránh biến chứng. Cùng tìm hiểu nhé !

1. Vì sao người tiểu đường kèm theo gout ?

Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường thường có acid uric trong máu cao vì vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Ngược lại, người bị gout thường có nồng độ acid uric trong máu cao nên rất dễ bị tiểu đường. 

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể có sự liên quan đến kháng insulin – insulin đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường giúp chuyển hóa lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy, đề kháng insulin có khả năng làm tăng acid uric trong máu dẫn đến bệnh gout và ngược lại tăng acid uric trong máu lại làm tình trạng đề kháng insulin nặng hơn.

Ngoài ra, tình trạng béo phì và cao huyết áp cũng là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh gout phát triển. Thừa cân sẽ làm thận giảm khả năng đào thải acid uric. Còn cao huyết áp dẫn đến tăng acid uric và đề kháng insulin. Và tấc cả các yếu tố này đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout và bệnh tiểu đường

Tiểu đường kèm theo bệnh gout

Tiểu đường kèm theo bệnh gout mối nguy hiểm khôn lường

Xem thêm : Tiểu đường biến chứng thần kinh cách phòng ngừa và điều trị

2. Tiểu đường kèm theo gout có nguy hiểm không ?

Như đã nói ở trên, tiểu đường kèm theo gout là hai bệnh lý có mối quan hệ mật thiết với nhau và gây ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe. Nếu người bệnh có biện pháp chữa trị và ngăn chặn sớm sẽ ngăn được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ngược lại, nếu một trong hai diễn biến nặng sẽ khiến căn bệnh kia tiến triển trầm trọng hơn.

Theo chuyên gia, khi mắc đồng thời cả hai căn bệnh này cùng một lúc sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe gấp nhiều lần, có thể gây ra nhiều biến chứng như biến chứng ở thận và tim mạch, hoại thư…

Chính vì vậy, khi mắc bệnh người bệnh phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, uống thuốc đúng cử, đủ liều và đều ngày để khống chế tốt lượng đường, huyết áp, mỡ trong máu. Chú ý chăm sóc bàn chân, tránh làm tổn thương xay sát, lở loét nhằm hạn chế tối đa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường kèm theo gout có nguy hiểm không

Tiểu đường kèm theo gout có nguy hiểm không

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không ?

3. Tiểu đường kèm theo gout nên và không nên ăn gì

Để hỗ trợ điều trị bệnh gout và bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống hợp lý là vấn đề tiên phong bạn cần phải thực hiện. Người bệnh nên xây dựng một thực đơn cơ bản, cần thiết cho cơ thể để vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa hạn chế tình trạng tăng acid uric trong máu. 

Tiểu đường kèm theo gout nên ăn gì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ đều có giá trị với người bị bệnh gout kèm tiểu đường. Chất xơ không những giúp ổn định lượng đường trong máu mà còn giúp tăng khả năng hấp thụ axit uric trong máu, từ đó loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua thận. Do đó, việc lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện đáng kể hai tình trạng bệnh lý này.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất béo omega 3 như đậu phụ, cá hồi, đậu nành, óc chó… giúp có khả năng làm giảm sự đề kháng insulin, giảm mức độ của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, các loại trái cây chứa nhiều anthocyanin như việt quất, anh đào, nho, lựu… có thể ngăn chặn sự kết tinh của axit uric và hạn chế lắng đọng trong xương khớp, giúp hạ đường huyết rất tốt.

Tiểu đường kèm theo gout nên ăn gì

Tiểu đường kèm theo gout nên ăn gì

Xem thêm : 20 thực phẩm tốt cho người tiểu đường hàng đầu bạn nên biết ?

Tiểu đường kèm theo gout không nên ăn gì

Thực tế cho thấy, những người bị bệnh gout có thói quen ăn nhiều đường, lười vận động, bổ sung nhiều chất đạm… đây đều là các chất tăng nguy cơ viêm gout và tiểu đường. Vì vậy, người bệnh cần chú ý tìm hiểu bệnh tiểu đường và gout không nên ăn gì để có chế độ hợp lý, đẩy lùi bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế :

+ Các thực phẩm giàu purine : thức ăn giàu purine như thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật….có thể làm tăng acid uric và làm cho bệnh gout càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy người bệnh nên hạn chết ăn các loại thực phẩm này. 

+ Tránh thức ăn giàu fructose : Ăn quá nhiều thực phẩm giàu fructose có thể làm tăng đường huyết và tạo ra nhiều acid uric trong quá trình chuyển hóa, do đó đây là những thực phẩm bạn nên hạn chế. Các thực phẩm giàu fructose như táo, chuối, lê, măng tây, cà chua, bông cải xanh, bắp cải…

+ Hạn chế bia rượu và các đồ uống có cồn : bia rượu có thể gây cản trở quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, do đó sẽ làm tái phát cơn đau một cách thường xuyên. Thêm vào đó khi người tiểu đường uống rượu bia còn làm tăng đường huyết và làm bệnh khó kiểm soát hơn. 

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên vận động, tạp thể dục thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết, giảm cân cũng như tăng thải trừ acid uric, đồng thời bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày( trên 2 lít ) giúp cơ thể thải trừ acid uric và giúp thận làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm soát tốt các bệnh lý khác như cao huyết áp, bệnh thận và béo phì vì tấc cả cá yếu tố này có thể làm tăng acid uric và gây ra các đợt đau gout cấp. 

Ngoài ra, để phòng tránh biến chứng tiểu đường, ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững người bệnh cũng nên kết hợp thêm những sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Mạch môn, Hoài sơn, Ngũ vị tử….để hỗ trợ giảm đường huyết, ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng, bệnh này gây ra bệnh khác khi bị tiểu đường.

Như vậy, bệnh tiểu đường kèm theo gout là hai căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó khi mắc bệnh bạn cần phải hết sức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, bạn không nên bỏ mặc vì dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *