Tiểu đường giai đoạn cuối có nguy hiểm không ? sống được bao lâu

Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu hay tiểu đường giai đoạn cuối có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi được chẩn đoán bị tiểu đường. Cho dù là bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì cũng đừng nên để tiểu đường tiến triển đến giai đoạn cuối. Bởi lẽ giai đoạn này sẽ có rất nhiều biến chứng xuất hiện làm giảm chất lượng cuộc sống thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.

1. Tiểu đường có mấy giai đoạn ? Giai đoạn nào là tiểu đường giai đoạn cuối

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, bệnh xuất hiện khi tụy không tiết đủ insulin hoặc nếu các tế bào của cơ thể trở nên kháng với insulin. Vì thế đường trong máu không thể đi vào các tế bào, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại : tiểu đường tuýp 1 ( đái tháo đường phụ thuộc insulin ), tiểu đường tuýp 2 ( đái tháo đường không phụ thuộc insulin ) và tiểu đường thai kỳ, ngoài ra còn có một loại mới mang tên tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường não).

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ sẽ không chia giai đoạn. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh có thể phân thành 4 giai đoạn chính : giai đoạn tiền tiểu đường, giai đoạn tiểu đường tuýp 2, giai đoạn xuất hiện biến chứng và giai đoạn tiểu đường giai đoạn cuối.

Tiểu đường có mấy giai đoạn ? Khi nào tiểu đường giai đoạn cuối

Tiểu đường có mấy giai đoạn ? Khi nào tiểu đường giai đoạn cuối

Giai đoạn tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường hay còn gọi tiểu đường giai đoạn đầu, còn được xem như là rối loạn glucose khi đói hay rối loạn dung nạp glucose. đây không phải là bệnh tiểu đường mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai gần. Trong giai đoạn tiền tiểu đường, đường máu của bạn cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bình thường lượng glucose ( đường ) trong máu khi đói ( nhịn ăn ít nhất 8h ) là từ 70 – 100mg/dL. Bạn bị tiền đái tháo đường khi lượng glucose trong máu khi đói là từ 100 – 125 mg/dL, nghĩa là lượng glucose trong máu cao hơn bình thường. 

Giai đoạn bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi ở giai đoạn tiền tiểu đường, nếu bạn không kiểm soát tốt đường huyết thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Lúc này tuyến tụy bắt đầu không sản xuất đủ insulin hoặc sản xuất đủ nhưng chúng lại hoạt động không hiệu quả ( còn gọi là đề kháng insulin ) hoặc kết hợp cả hai. Người bệnh được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi lượng glucose trong máu khi đói cao hơn 126mg/dL ( trên 7mmo/l ), sau ăn 2 giờ lớn hơn 180 ( 11.1mmo/l ).

Giai đoạn xuất hiện biến chứng

Giai đoạn biến chứng tiểu đường sẽ xuất hiện sớm hay muộn tùy thuộc vào cách người bệnh kiểm soát đường huyết. Theo thống kê cho thấy, có đến 50% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh tại thời điểm chẩn đoán. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể xuất hiện tín hiệu hoặc cảm nhận các biến chứng tiểu tuyến phố như biến chứng thần kinh, biến chứng nhiễm trùng, mờ mắt, khó thở, đau tim,…

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường là giai đoạn mà nhiều biến chứng xuất hiện cùng lúc với mức độ nặng như liệt dạ dày, suy thận, suy tim, loét hoại tử bàn chân, xuất huyết võng mạc…. làm giảm tuổi thọ người bệnh nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh không cần kiểm soát glucose máu quá chặt chẽ mà chủ yếu điều trị các triệu chứng của biến chứng để kéo dài thời gian sống.

Thời gian diễn ra các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường có thể dài ngắn khác nhau. Nếu kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tốt, bạn có thể trì hoãn, thậm chí đảo ngược tiến triển bệnh.

Xem thêm : Bị tiểu đường uống thuốc gì tốt ? 

2. Tiểu đường giai đoạn cuối có nguy hiểm không ? 

Khi bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối thì khả năng kiểm soát đường huyết sẽ không còn như trước nữa. Chức năng bài tiết insulin của tuyến tụy kém, cộng với tính đề kháng insulin mạnh mẽ và tế bào đã không còn nhạy cảm với insulin. Do đó, chỉ số đường huyết gần như lúc nào cũng ở mức nguy hiểm mặc dù vẫn uống thuốc tiểu đường đều đặn và thường xuyên.

Bệnh tiểu đường sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian khi đến giai đoạn cuối, hàng loạt biến chứng nghiêm trọng xuất hiện cùng lúc có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Các biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối bao gồm :

Biến chứng suy tim, đột quỵ

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh tiểu đường tới 70%. Đường ( glucose ) huyết cao, huyết áp cao kết hợp cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ khác sẽ gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ.

Biến chứng suy thận

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận giai đoạn cuối. Lượng đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài sẽ làm tổn thương các mao mạch ở cầu thận. Hơn nữa khi lượng đường huyết cao, khiến thận phải hoạt động vượt quá khả năng cho phép, tình trạng này kéo dài sẽ làm thận bị suy giảm chức năng, thận dần bị xơ hóa và mất hoàn toàn chức năng. Khi bị suy thận nặng, người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới duy trì được sự sống.

Tiểu đường giai đoạn cuối có nguy hiểm không

Tiểu đường giai đoạn cuối có nguy hiểm không

Biến chứng thần kinh

Đây là thần kinh trong tiểu đường giai đoạn cuối là vấn đề nguy hiểm. Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác như tê bì, nóng rát tay chân…

Biến chứng mù lòa

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt ( bệnh võng mạc ) làm thay đổi tầm nhìn, thậm chí là mù lòa. Đường trong máu cao liên tục sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu tại mắt làm tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể…

Biến chứng hoại tử

Đối với người bệnh tiểu đường lâu năm, nguy cơ viêm loét, hoại tử, cắt cụt chi là rất cao. Đường huyết tăng cao, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở khiến các vết thương dù là nhỏ nhất cũng rất khó điều trị và lâu lành. Trong nhiều trường hợp, người bệnh phải cắt cụt chi để giữ lại sự sống.

Xem thêm : Tiểu đường uống nước gì tốt ? 

3. Người bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu ?

Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu ? Thật khó để có thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác bởi tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn phải phụ thuộc vào việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát các bệnh lý mắc kèm và phương pháp điều trị các biến chứng.

Theo ước tính của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, cứ 1 giây trôi qua có một người tử vong vì biến chứng tiểu đường trên tim mạch, 6 giây trôi qua có một người cắt cụt chi vì tiểu đường và 20 giây trôi qua có một người bị mù lòa do biến chứng mắt ở tiểu đường. Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu khi mà biến chứng đã bộc phát vẫn có thể kéo dài nếu được điều trị tốt. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường.

Cho dù bản thân bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cũng có sự khác nhau khi ước chừng khả năng kéo dài tuổi thọ. Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh tiểu đường tuýp 1 tuổi thọ sẽ ít hơn 20 năm so với người bình thường, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu

Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không ? 

4. Cách ngăn ngừa tiểu đường tiến triển thành tiểu đường giai đoạn cuối

Điều trị tiểu đường giai đoạn cuối là việc làm hết sức khó khăn. Bởi lúc này việc điều trị không chỉ đơn thuần là kiểm soát đường huyết mà còn điều trị các biến chứng tiểu đường đang xảy ra nữa. 

Khi người bệnh ở giai đoạn này, chỉ số đường huyết rất khó đạt được chỉ tiêu như ban đầu, lúc này khả năng cơ thể đáp ứng với các loại thuốc điều trị tiểu đường không còn mạnh mẽ như trước. Để có thể kiểm soát đường huyết, người bệnh thường phải thay đổi phác đồ điều trị, sử dụng nhiều loại thuốc, tăng liều mới có kết quả. Bên cạnh đó, tùy theo các biến chứng xuất hiện, người bệnh sẽ được điều trị với phương pháp tương ứng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Thời gian mỗi giai đoạn mang thể dài ngắn khác nhau và phụ thuộc đông đảo vào việc thời điểm chẩn đoán bệnh sớm hay muộn, phát hiện sớm biến chứng và điều trị những bệnh lý mắc kèm, đều sẽ quyết định bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm. Để làm được điều này, đòi hỏi người bệnh phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp ăn uống, luyện tập khoa học, dùng thuốc, duy trì huyết áp và cholesterol ở mức khỏe mạnh, thúc đẩy lưu thông máu tốt, thăm khám sức khỏe định kỳ và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ngay từ khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Sẽ rất khó để chữa khỏi hoàn toàn các biến chứng tiểu đường giai đoạn nặng, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn từ bỏ hy vọng. Bên cạnh những lưu ý trong chế độ ăn, kiểm soát đường huyết, các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng sẽ giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Nổi bật trong số các thảo dược tốt cho người bệnh tiểu đường phải kể đến là : Nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, trạch tả, ngũ vị tử…trong Tpbvsk Diagold có khả năng ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn, giảm tân sinh đường ở gan, đồng thời làm tăng khả năng sử dụng đường ở mô, cơ. Nhờ những cơ chế đó đã khiến cho lượng đường vào máu giảm đi, giúp hạ đường huyết và kiểm soát, ổn định đường huyết ở mức an toàn. Sử dụng kết hợp Tpbvsk Diagold cùng thuốc điều trị đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ, giúp trì hoãn tiến triển của biến chứng và giảm bớt triệu chứng cho người tiểu đường.

Diagold thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Diagold thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hy vọng, những kiến thức được chia sẽ về bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Sống với tiểu đường giai đoạn cuối và biến chứng của bệnh không hề dễ dàng. Tuy nhiên, hy vọng vẫn luôn hiện hữu. Bằng việc chăm sóc đúng cách, tuân thủ điều trị, kết hợp cùng những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, người bị tiểu đường giai đoạn cuối vẫn có cơ hội giảm nhẹ bệnh và duy trì cuộc sống thêm nhiều năm hơn nữa.

Xem thêm : Người tiểu đường hay tiểu đêm làm sao để hết ?

                    7 loại đường dành cho người tiểu đường tốt và rẻ nhất

                       Tăng đường huyết là gì nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *