Tiểu đường có mấy tuýp ? Cách phân loại chính xác

Tiểu đường (đái tháo đường) xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu do cơ thể khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Vậy bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? sự khác nhau của mỗi tuýp là như thế nào ? Mời bạn cùng Diagold tìm hiểu nhé !

1. Tiểu đường có mấy tuýp ? Cách phân loại tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể chia làm 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường có mấy tuýp cách phân loại tiểu đường

Tiểu đường có mấy tuýp ?  cách phân loại tiểu đường ?

Tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh bắt buộc phải điều trị bằng insulin vì các tế bào beta – nơi sản sinh insulin của tuyến tụy đã bị phá hủy tới hơn 75% nên không còn khả năng tiết ta insulin để cung cấp cho cơ thể. Bệnh tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5 – 10% trong số những người mắc tiểu đường nói chung và thường gặp ở lứa tưởi nhi đồng, thanh thiếu niên.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở giai đoạn đầu thường cấp tính, tự nhiên gầy đi rất nhanh. Triệu chứng ” ba nhiều một ít ” thể hiện rất rõ ràng, lượng đường trong máu người bệnh tiểu đường tuýp 1 có dao động lớn nên hàm lượng đường trong máu rất thất thường.

Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể thiếu hụt insulin hoặc cơ thể vẫn sản xuất đủ insulin nhưng cơ thể không sử dụng hiệu quả hay còn gọi là đề kháng insulin. Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc từ 40 tuổi trở lên chiếm 90% số người mắc bệnh và đa số là do nguyên nhân di truyền và môi trường.

Tốc độ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 tương đối từ từ, người bệnh không có triệu chứng lâm sàng, những biểu hiện ” ba nhiều ” phát hiện không rõ ràng mà chỉ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm gen. 

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ giống như tên gọi của nó, bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường của người phụ nữ ở thời kỳ mang thai chiếm khoảng 3- 4% tổng số phụ nữ bị nhiễm bệnh. 

Nguyên nhân gây bệnh là do trong thời kỳ mang thai, vùng xướng chậu tiết ra những yếu tố chống lại tiết tố insulin, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ. Sau thời kỳ sinh nở, hàm lượng đường trong máu trở lại bình thường nhưng có một số trường hợp di chứng biến chuyển thành tiểu đường tuýp 2 và rất ít chuyển thành tiểu đường tuýp 1. Vì thế, bạn nên có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng lối sống vận động lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị đái thái đường trong tương lai.

Ngoài các dạng bệnh tiểu đường kể trên thì bệnh tiểu đường có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như : uống nhiều thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp hoặc phụ nữ dùng thuốc tránh thai, uống thuốc kích thích tuyến yên, thuốc chống ung thư…người nhiễm virut, người mắc một số chứng miễn dịch như chứng miễn dịch Stinllman, chứng miễn dịch bản thân của insulin…

Xem thêm : 8 nguyên nhân gây bệnh tiểu đường dễ biết nhất

2. Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào ?

Với câu hỏi bệnh tiểu đường có mấy tuýp thì đáp án là 3. Tiểu đường thai kỳ dễ dàng nhận biết nhất bởi chúng chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai. Còn đối vời bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào ? Đây là hai thể tiểu đường có tính chất cũng như đối tượng, cách thức điều trị khác nhau. 

Cách phân loại bệnh tiểu đường

Cách phân loại bệnh tiểu đường

Về nguyên nhân gây bệnh

+ Tiểu đường tuýp 1: Do tế bào beta bị phá hủy nên tuyến tụy không thể sản xuất được insulin.

+ Tiểu đường tuýp 2: Tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng không đủ dẫn đến thiếu hụt hoặc do tế bào đề kháng, thiếu nhạy cảm với insulin.

Về triệu chứng

Các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường bao gồm : uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, đói quá mức, mắt mờ, vết thương lâu lành,…. Tuy nhiên, chúng cũng có môt vài triệu chứng khác biệt như :

+ Tiểu đường tuýp 1 : phát triển nhanh và có thể gây ra các triệu chứng như giảm cân hoặc nhiễm toan ceton do bệnh đái tháo đường

+ Tiểu đường tuýp 2 : phát triển chậm và có thể tạo ra các mảng tối ở nếp gấp của da ở nách và cổ, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng tại thời điểm chẩn đoán, như đau hoặc tê ở bàn chân.

Về độ tuổi khởi phát

+ Tiểu đường tuýp 1 : Là thể bệnh ở trẻ, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên.

+ Tiểu đường tuýp 2 :  Thường gặp ở người lớn, người cao tuổi, trung niên.

Về yếu tố nguy cơ

+ Tiểu đường tuýp 1 : Có tính chất di truyền, bẩm sinh nhiều hơn

+ Tiểu đường tuýp 2 : Liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động…

Về điều trị 

+ Tiểu đường tuýp 1: Bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế

+ Tiểu đường tuýp 2 : Điều trị bằng thuốc ( có thể dùng insulin để phòng thoái hóa, suy tuyến tụy ) kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân

Tự kháng thể

+ Tiểu đường tuýp 1: Các loại kháng thể GAD, IAA, ICA, IA-2…có tỷ lệ dương tính cao/

+ Tiểu đường tuýp 2: Các loại kháng thể như trên âm tính.

Nhìn chung chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí cơ bản như trên phân biệt bệnh tiểu đường, tuy nhiên một số người với những dấu hiệu nhận biết tiểu đường riêng và sẽ có những biểu hiện khác nhau theo từng loại. Do đó, để biết chúng xác bạn bị tiểu đường tuýp mấy, bạn cần phải đến các cơ sở y tế và thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ hơn tiểu đường tuýp 1

3. Bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? các biến chứng tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thường gặp

Tiểu đường có mấy tuýp ? đó là tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Hầu hết các loại tiểu đường này đều tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh tiểu đường không đáng sợ nhưng biến chứng tiểu đường là đáng sợ nhất. Do đó, để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường, bạn phải kiểm soát đường huyết tốt nếu không, biến chứng tiểu đường sẽ xuất hiện chúng có thể đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào.

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 tuýp 2

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 tuýp 2

Dưới đây là một số biến chứng tiểu đường mãn tính :

+ Tổn thương mạch máu nguy cơ chính dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ

+ Cắt cụt chi do biến chứng tiểu đường 

+ Bệnh võng mạc do tiểu đường

+ Rối loạn cương dương, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm nấm

+ Bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu ngoại vi

+ Nhiễm trùng da

+ Tiểu đường biến chứng suy thận

Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ bị bệnh Alzheimer rất cao khoảng 65%, đặc biệt là nếu lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ? Tiểu đường ở phụ nữa mang thai có thể để những biến chứng nặng nề như : tiển sản giật, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh…thậm chí gây tử vong cho chính thai phụ bởi sự chuyển hóa của toan hoặc các biến chứng khác của tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm : Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả

4. Làm sao để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 hiệu quả

Bất kỳ bạn thuộc tiểu đường tuýp mấy ?  tiểu đường loại nào thì mục tiêu chính vẫn là kiểm soát đường huyết ở giới hạn cho phép. Tùy vào thể trạng người bệnh, loại bệnh tiểu đường mắc phải, tuổi tác cũng như các biến chứng kèm theo, bác sĩ sẽ đưa ra mục tiêu cho bạn cần phải đạt được là bao nhiêu.

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Các thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đòi hỏi phải thường xuyên tiêm insulin và giám sát cẩn thận lượng đường trong máu. Vị trí tiêm và cách tiêm insulin sẽ được bác sĩ điều trị hướng dẫn cụ thể cho bạn. 

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Điều trị tiểu đường tuýp 1 bằng cách tiêm insulin

Điều trị tiểu đường tuýp 2

Điều trị tiểu đường không dùng thuốc : chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Đây là các biện pháp điều trị không dùng thuốc cần được áp dụng trong suốt quá trình bị bệnh. Đối với những người mới mắc, nếu thực hiện tốt chế độ ăn uống và luyện tập cũng có thể kiểm soát tốt đường máu mà chưa cần phải dùng thuốc. 

Điều trị tiểu đường tuýp 2 dùng thuốc : Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn có thể cần dùng thuốc trị tiểu đường hoặc liệu pháp insulin. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị phù hợp như Met-for-min, loại thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường. Thuốc này giúp cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn. Nếu Met-for-min không hoạt động, bác sĩ có thể thêm các loại thuốc khác hoặc đổi loại thuốc.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải theo dõi lượng đường trong máu và có thể cần thêm các thuốc khác để giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol. Tuy nhiên khi sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cho dù đang mắc phải loại nào thì người bệnh phải luôn ghi nhớ tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị cũng như kết hợp với lối sống sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy việc sử dụng thêm những thảo dược hỗ trợ phòng ngừa biến chứng như Nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa, trạch tả…cũng là một hướng đi mới đang được nhiều người áp dụng. Ưu điểm của những thảo dược này là giúp bảo vệ tuyến tụy và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy khi kết hợp với thuốc Tây sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và biến chứng tốt hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? hay sự khác nhau của các tuýp cũng như cách phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng rõ ràng và tiến triển nhanh hơn. Còn tiểu đường tuýp 2 thường tiến triển chậm hơn và các triệu chứng thường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác. Bạn có thể xem thêm về các triệu chứng và dấu hiệu của đái tháo đường tại đây để lên kế hoạch theo dõi và chăm sóc hiệu quả nhất nhé.

Xem thêm : 8 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thường gặp nhất

                     Bệnh tiểu đường có lây không ? có di truyền không 

                     Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *