Tiểu đường biến chứng thần kinh cách phòng ngừa và điều trị

Biến chứng thần kinh là biến chứng phổ biến rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường, bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết. Tuy không gây cái chết tức thì nhưng bệnh lại là nguyên nhân gây tàn phế ở người bệnh tiểu đường. Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh biến chứng thần kinh tiểu đường. Mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết nhé !

1. Tiểu đường biến chứng thần kinh là gì ?

Biến chứng thần kinh tiểu đường là biến chứng xuất hiện sớm nhất khi các dây thần kinh bị tổn thương do đường huyết tăng cao trong thời gian dài. Khi lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là tổn thương các dây thần kinh chi trên và chi dưới.

Bệnh thần kinh đái tháo đường thường được chia thành hai nhóm chính :

+ Biến chứng thần kinh ngoại biên : thường gặp ở các cơ quan như tay, chân, thần kinh sọ não. Các dây thần kinh ở những nơi này bị ảnh hưởng làm người bệnh giảm chất lượng cuộc sống.

+ Biến chứng thần kinh tự chủ : Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh nằm ngoài sự điều khiển của cơ quan như tim, dạ dày, ruột, tiết niệu…

tiểu đường biến chứng thần kinh là gì

Tiểu đường biến chứng thần kinh là gì

Xem thêm : Bệnh tiểu đường có lây không ? có di truyền không ?

2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thần kinh tiểu đường?

Vì sao người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh ? Theo các chuyên gia có 2 yếu tố chính dẫn đến bệnh lý thần kinh tiểu đường đó là tổn thương vi thể dây thần kinh và mạch máu. 

Khi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ làm hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, nơi tiếp nhận cảm giác khiến sự dẫn truyền thần kinh bị xáo trộn, làm thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, các mạch máu nhỏ nuôi thần kinh cũng bị tổn thương khiến quá trình cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh bị suy giảm.

Ngoài yếu tố di truyền và viêm thần kinh tự miễn, các yếu tố dưới đây cũng góp phần làm tổn thương dây thần kinh ở người bệnh tiểu đường :

+ Hút thuốc lá, nghiện rượu : các chất kích thích này có thể gây hẹp và cứng mạch máu, làm giảm lượng máu đến các chi khiến vết thương khó lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng, góp phần vào tổn thương thần kinh.

+ Bị tiểu đường lâu năm : theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thời gian mắc bệnh tiểu đường càng lâu trên 25 năm, khả năng kiểm soát đường huyết kém cùng làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh do tiểu đường

+ Bệnh thận mãn : khi chức năng thận suy giảm, các độc chất tăng trong máu có thể làm tổn thương thêm dây thần kinh.

Xem thêm : 7 biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất, biết để phòng ngừa ngay

3. Dấu hiệu nhận biết biến chứng thần kinh tiểu đường ?

Dấu hiệu nhận biết biến chứng thần kinh tiểu đường rất đa dạng, thay đổi tùy theo cơ quan bị tổn thương. Thông thường, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, cho đến khi phát hiện bệnh thì dường như đã tổn thương nặng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiển triển nặng hơn.

Hiện nay, biến chứng thần kinh do đái tháo đường có thể gặp ở các nhóm tổ chức thần kinh khác nhau với các triệu chứng khác nhau.

3.1. Biến chứng thần kinh ngoại biên

Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Triệu chứng nhận biết đầu tiên thường ở hai bàn chân, sau đó sẽ lan dần ra cẳng chân và ở hai bàn tay. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm :

+ Tê bì, dị cảm, mất cảm giác đau, nóng lạnh khiến người bệnh giẫm đâp phải gai nhọn, bị thương hay thường xuyên đi rớt dép mà không biết.

+ Cảm giác kiến bò ở hai chân

+ Cảm giác đau, nóng, bỏng rát 

+ Yếu cơ và đi lại khó khăn

Dấu hiệu nhận biết biến chứng thần kinh tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường

3.1. Biến chứng thần kinh tự chủ

Những tổn thương biến chứng thần kinh tự chủ có thể là nguyên nhân gây mù lòa, bệnh lý tim mạch, kể cả tình trạng giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ và liệt dương ở nam giới. Tùy vào cơ quan bị tổn thương sẽ có từng triệu chứng cụ thể như :

+ Tổn thương mắt : người bệnh hay bị chói mắt, mắt phản xạ không tốt với ánh sáng, bóng tối

+ Tổn thương tim : Nhịp tim nhanh khi nghỉ, chóng mặt khi thay đổi tư thế như ngồi nằm… Bên cạnh đó, người bệnh không cảm nhận được dấu hiệu hạ đường huyết, điều này có thể dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong.

+ Tổn thương da : cảm giác nóng lạnh thất thường, giảm hoặc tăng tiết mồ hôi…

+ Tổn thương hệ tiêu hóa : tiêu chảy kéo dài hoặc táo bón, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon…

+ Tổn thương hệ sinh dục : rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh ở nam giới. Còn nữ giới thường khô âm đạo, viêm nhiễm….

Ngoài 2 nhóm biến chứng thần kinh tiểu đường kể trên thì bệnh tiểu đường còn có thể ảnh hưởng đến một dây thần kinh – đơn thần kinh hay bệnh thần kinh cục bộ. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này là : đau sau hốc mắt, nhìn đôi ( tổn thương dây thần kinh vận nhãn ) liệt mặt, méo miệng ( tổn thương dây thần kinh mặt một bên ), đau bàn chân, đau vùng ngực, đùi ( tổn thương các sợi cảm giác tương ứng vùng chi phối ). Trường hợp nặng hơn, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cả dây và rễ thần kinh, biến chứng này thường gặp người lớn tuổi bị tiểu đường type 2. Triệu chứng của bệnh lý này là đau một hoặc hai bên đùi, mông, cẳng chân….

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với tiểu đường tuýp 1

4. Biến chứng thần kinh tiểu đường có nguy hiểm không ?

Tiểu đường biến chứng thần kinh có nguy hiểm không ? Câu trả lời là có, bệnh cực kỳ nguy hiểm, tuy không gây tử vong tức thì nhưng đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống người bệnh tiểu đường. 

Bệnh thường ảnh hưởng đến các chi dưới gây tê bì mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ khiến chân bị tổn thương nặng nhưng không nhận biết cho tới khi chân sưng tấy hoặc nhiễm trùng nặng. Lúc này, bác sĩ có thể phải cắt cụt chi tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Cho đến hiện nay, biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường không có thuốc điều trị khỏi. Các phương pháp điều trị tiểu đường chỉ giúp giảm đau, làm chậm diễn tiến bệnh và phục hồi biến chứng.

Biến chứng thần kinh tiểu đường có nguy hiểm không

Biến chứng thần kinh tiểu đường có nguy hiểm không

Xem thêm : Tiểu đường bị phù chân : cách phòng ngừa và điều trị

4. Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng thần kinh do tiểu đường

Biến chứng thần kinh tiểu đường có chữa khỏi không ? Cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương thuốc nào có thể điều trị dứt điểm biến chứng thần kinh nói chung và biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường nói riêng. Tuy nhiên, nếu người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể ngăn chặn hay làm chậm lại các biến chứng liên quan đến thần kinh, thận và mạch máu.

Nếu trong quá trình điều trị nếu người bệnh cảm thấy khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng thêm thuốc điều trị, tùy vào tình trạng đau mà chỉ định thuốc giảm đau có hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ. Các thuốc thường được sử dụng gồm có:

+ Thuốc chống động kinh: Pregabalin (Lyrica), Gabapentin (Neurontin) Carbamazepine (Tegretol). Tác dụng phụ của các loại thuốc này là buồn ngủ, chóng mặt, xưng phù, dị ứng…

+ Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptylin, desipramine, nortriptyline, imipramine, có thể giảm triệu chứng đau nhẹ và vừa.Tác dụng phụ của nhóm này gồm khô miệng, đổ mồ hôi, buồn ngủ, chóng mặt…

+ Miếng dán tẩm Lidocain: thường dùng dán tại vùng đau nhiều, chúng có thể gây đỏ da.

+ Thuốc giảm đau dạng tramadol, oxycodone : đây là loại có tác dụng giảm đau nhưng không thể dùng lâu dài vì chúng có thể gây nghiện. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là buồn ngủ, nhức đầu, táo bón., rối loạn cảm xúc…

cách điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường

Cách điều trị biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Cách phòng ngừa biến chứng thần kinh tiểu đường :

Phòng ngừa bệnh thần kinh tiểu đường cũng chính là các phương pháp cần áp dụng để làm chậm diễn tiến bệnh 

+ Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp :  người bệnh tiểu đường nên giữ mức đường máu và huyết áp càng gần bình thường càng tốt. Bạn cần nghiêm chỉnh thực hiện chế độ ăn uống, hạn chế hút thuốc, uống rượu bia và tập luyện thể chất thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý.

+ Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ : việc làm này giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh tiểu đường, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng thần kinh nói riêng và các biến chứng tiểu đường khác nói riêng.

+ Kiểm tra bàn chân thường xuyên : người bệnh nên kiểm tra và chăm sóc bàn chân hàng ngày xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp, khô nứt, đỏ nóng căng bất thường nào không. Nếu có bạn cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời nhằm làm giảm nguy cơ gặp biến chứng loét bàn chân dẫn đến cắt cụt chi.

Bên cạnh các phương pháp kể trên, để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, góp phần làm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp.Việc ứng dụng các loại cây thuốc nam kết hợp trong thực phẩm chức năng được xem là giải pháp an toàn, hữu hiệu cho người bệnh và đang là xu hướng trong điều trị bệnh lý mãn tính : tiểu đường.

Trong đó Tpcn Diagold với thành phần bao gồm nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa……  được gia giảm hàm lượng chính xác đem đến tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan, tăng cường chức năng gan thận giúp phòng ngừa được các nguy cơ biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng thần kinh tiểu đường. 

Tiểu đường  là một bệnh lý mạn tính, các triệu chứng và biến chứng đều diễn ra âm thầm không báo trước làm tích lũy nguy cơ tiến triển biến chứng, thậm chí tử vong. Lựa chọn giải pháp an toàn, hiệu quả từ dược liệu thiên nhiên – Diagold ngay hôm nay để ngăn chặn căn bệnh toàn cầu này. 

Như vậy, biến chứng thần kinh tiểu đường đặc biệt là biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường là biến chứng nguy hiểm. Tuy không gây tử vong tức thì nhưng bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Chính vì cách tốt nhất là người bệnh nên lên kế hoạch phòng ngừa bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và điều trị tích cực ngay khi có những dấu hiệu biến chứng đầu tiên.

Xem thêm : Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường

                     Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết ngăn biến chứng

                    5 cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả ngay tại nhà

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *