Tiểu đường ăn mì tôm được không ?

Mì tôm được xem là món ăn nhanh khá quen mặt  trong khẩu phần ăn hàng ngày nhất là những người bận rộn, không có thời gian nấu ăn…Vậy người bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không trong khi chế độ ăn uống của họ là cực kỳ quan trọng. Cùng Diagold.net tìm hiểu nhé !

1. Mì tôm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe

Mì tôm hay còn có tên gọi khác là mì ăn liền, mì gói là một loại đồ ăn nhanh. Trước khi đóng gói, các loại mì thường được chiên một lần thậm chí rất nhiều lần do đó, hầu hết chúng đã mất hết chất dinh dưỡng. Hơn nữa, qua quá trình chiên, mì tôm thường chứa hàm lượng các chất béo shotrerning dưới dạng axit béo no và chất béo dạng trans – đây là chất béo rất khó tiêu hóa sẽ làm tích tụ cholesterol xấu trong máu, giảm đi lượng cholesterol tốt, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, đột quỵ do đường mạch máu bị tắc nghẽn. Điều này hoàn toàn bất lợi cho người bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ăn mì tôm được không

Tiểu đường ăn mì tôm được không

Thông thường thành phần dinh dưỡng trong một gói mì 75g gồm có 51.4g Carbohydrat, 13g chất béo và 6.9g Protein. Trung bình, bạn sẽ nhận được khoảng 350kcal với 1 gói mì. Tuy nhiên, lượng calo này lại chứa nhiều Carbohydrat khiến cơ thể tăng 33,7% lượng chất béo – một con số không đẹp cho chế độ dinh dưỡng giảm cân và những người đang cần bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Căn bản, mì gói giàu năng lượng nhưng khá mất cân bằng về dinh dưỡng. Đó là lý do bạn luôn được khuyến khích chế biến mì gói cùng với rau củ và các loại thịt.

Xem thêm : Tiểu đường ăn thịt bò được không ?

2. Tiểu đường ăn mì tôm được không ?

Người bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không ? Đối với người bệnh tiểu đường kể cả tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng vì không những giúp hạ và ổn định đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng. Chính vì vậy việc lựa chọn thực phẩm là điều hết sức cần thiết khi bị bệnh tiểu đường

Mì tôm cũng vậy, đây là loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên cẩn trọng. Bởi khi người bệnh ăn mì tôm thường xuyên sẽ khiến cơ thể không thể cân bằng dinh dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến quá trình kiểm soát đường huyết đồng thời kéo theo một số hiện tượng như: chóng mặt,  tim đập nhanh, mệt mỏi, hôn mê…

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không

Mặc khác, lượng chất béo cao và calo tăng cao trong thời gian dài sẽ dễ gây béo phì, biến chứng tim mạch, cholesterol tăng cao…nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, lượng muối trong sợi mì chính là hung thủ khiến thận phải chịu nhiều áp lực hơn. Chúng có thể gây ra sỏi thận hoặc làm chức năng hoạt động của thận bị suy giảm. Do đó, câu hỏi tiểu đường có ăn được mì tôm không ? câu trả lời là không. Với những tác động xấu của mì tôm đối với đến sức khỏe, thì kể cả người bệnh tiểu đường hay người khỏe mạnh đều nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Xem thêm : Tiểu đường ăn chuối được không ? có tăng đường không ?

3. Tiểu đường ăn mì tôm như thế nào cho đúng ?

Rõ ràng mì tôm là một trong những thực phẩm có lượng carbonhydrate không nhỏ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiểu đường. Vì vậy, nếu người bệnh tiểu đường muốn thưởng thức món ăn này, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị để biết bệnh tiểu đường mì tôm được không ?

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người tiểu đường khi ăn mì tôm :

+ Thêm rau xanh : Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mì ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Vì vậy, người bệnh nên ăn mì tôm kèm rau xanh, lưu ý khi ăn, người bệnh nên ăn rau trước để hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

Tiểu đường ăn mì tôm như thế nào cho đúng

Tiểu đường ăn mì tôm như thế nào cho đúng

+ Vứt bỏ gói gia vị : Để hạn chế dầu mỡ, bạn nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mì ăn liền.

+ Tuyệt đối không ăn “ mì úp ” : Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mì vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín. Bạn nên đun sôi mì, đổ ra để ráo nước. Sai đó, tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mì đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào.

+ Không nên ăn mì gói quá thường xuyên : Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, giàu carbonhydrates và chất béo bão hòa, rất ít chất xơ và đạm. Do đó, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng mì tôm để thay thế cho các bữa ăn chính hàng ngày vì nó có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Bạn không nên ăn mì gói quá 2 lần/tuần.

+ Không ăn mì gói trước khi đi ngủ : Chất béo trans trong mì là chất béo khó tiêu hóa, vì vì nếu bạn ăn mì xong rồi ngủ, năng lượng từ mì gói không được tiêu hoa mà tích tụ lại  khiến bạn tăng cân, tích mỡ gây béo phì.

Xem thêm : Chế độ ăn người tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì tốt nhất

Tiểu đường ăn cháo được không ? 

Như vậy, qua bài biết tiểu đường ăn mì tôm được không hay tiểu đường có ăn được mì tôm không ? bạn đã biết được mì tôm là loại thực phẩm không được khuyến khích dùng cho người tiểu đường. Tuy nhiên nếu thỉnh ăn một gói mì cho qua cơn đói với cách chế biến phù hợp như kết hợp thêm rau thịt… sẽ không có vấn đề gì, nhưng sử dụng quá nhiều mì gói không phải là lựa chọn tốt. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn có thể hiểu hơn về món thực phẩm mình đang sử dụng hàng ngày và có sự cân nhắc cần thiết mỗi khi sử dụng.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *