Tiểu đường ăn đường phèn được không ?

Đường là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cho sức khỏe con người. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có ăn được đường phèn không khi đường, đồ ngọt là một trong những thực phẩm người bệnh cần hạn chế. Để hiễu rõ vấn đề này mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tiểu đường có ăn được đường không ?

Đường mang đến vị ngọt được nhiều người yêu thích, chúng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và trước tiên cho cơ thể để cơ thể hoạt động và để não bộ tư duy. Vì vậy, việc bổ sung đường là cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Trong đó có người bệnh tiểu đường, vậy người tiểu đường có ăn được đường không ?

Tiểu đường có ăn được đường không

Tiểu đường có ăn được đường không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày cơ thể luôn cần đường bột gluxit, chất đạm, chất béo, vitamin ( có trong quả chín, rau xanh ). Đường thường được cho là tác nhân của những căn bệnh như béo phì hay tiểu đường nhưng không có nghĩa kiêng đường sẽ giảm béo và tránh được bệnh đường hay làm chậm nguy cơ xảy ra biến chứng ở người mắc bệnh.

Những thực phẩm như mì sợi, khoai, miến…khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành đường. Cách tốt nhất để phòng tránh tiểu đường và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả đó là có chế độ dinh dưỡng điều hoà, cân đối. Bởi sự mất cân đối có thể gây ra nhiều bệnh lý cũng như gây ra các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Đường ( glucose ) có vai trò chuyển hoá và duy trì hoạt động sống, việc người bệnh tiểu đường kiêng đường nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng và điều này rất nguy hiểm.

Xem thêm : Rau má trị tiểu đường có hiệu quả như lời đồn ?

2. Tiểu đường ăn đường phèn được không ?

Đường cát hay đường tinh luyện là loại đường thường được sử dụng hàng ngày trong mọi gia đình. Trên thực tế, hai loại đường này thực chất là một, chỉ là chế biến ở hai dạng khác nhau nên đường phèn có vị ngọt thanh hơn so với đường cát. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được đường phèn không ?

Tiểu đường ăn đường phèn được không

Tiểu đường ăn đường phèn được không

Đường phèn là loại đường được tạo ra từ nguyên liệu chính là mía, củ cải, cây cọ hoặc cây thốt nốt…Bản chất đường phèn trông giống như một tinh thể đường lớn và có kết cấu cứng có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. Trong thành phần của đường phèn có chứa saccharose cùng một số nguyên tố vi lượng góp phần trong quá trình phân giải thành đường fructose và glucose.

Ngoài công dụng được sử dụng như một chất làm thơm miệng tuyệt vời trong một số món ăn hay thức uống, đường phèn còn được giới Y học cổ truyền ghi nhận có nhiều công dụng chữa một số bệnh thường gặp như trị ho, cảm mạo do thời tiết, kích thích tiêu hóa, bồi bổ khí huyết, bổ thận sinh tinh,… 

Ăn đường phèn có tốt không ? Theo các chuyên gia, việc ăn đường phèn đúng cách với hàm lượng phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe vì hàm lượng đường trong đường phèn ít hơn so với đường trắng. Tuy nhiên đối với người tiểu đường, lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày cần được điều chỉnh cẩn thận. Việc tiêu thụ quá nhiều đường góp phần làm tăng đường huyết, tăng cân, béo phì, tim mạch….và những điều này đều không có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường.

Chính vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc của nhiều bạn đọc “ Người bị tiểu đường ăn đường phèn được không ? ” và câu trả lời là không nên ăn.

Xem thêm : Bị tiểu đường ăn thịt lợn được không ? có tốt không ?

3. Bệnh tiểu đường có ăn đường thốt nốt được không ?

Đường thốt nốt cũng là một trong những tên đường thường được nhắc tới khi thắc mắc người tiểu đường có ăn được đường không

Đường thốt nốt là loại đường được làm từ phần dịch chảy ra ở các bộ phận của cây thốt nốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường thốt nốt có chỉ số đường huyết ( GI ) thấp hơn so với đường kính trắng và mật ong. Do đó nếu sử dụng đường thốt nốt thay thế trong các bữa ăn hàng ngày có thể hỗ trợ giúp phòng ngừa sớm bệnh tiểu đường và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn cho người bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên nguyên liệu này không phải là đường ăn kiêng nên bạn cần cân nhắc dùng đường thốt nốt thay thế đường trắng. Nếu bạn muốn bổ sung chúng cho việc nấu ăn hằng ngày bạn nên sử dụng với một mức độ vừa đủ để đảm bảo lợi ích tốt nhất nhé.

Tiểu đường ăn đường thốt nốt được không

Tiểu đường ăn đường thốt nốt được không

Xem thêm : Tiểu đường ăn trứng vịt lôn được không ?

4. Tiểu đường ăn đường phèn được không ? Các loại đường dành cho người tiểu đường

Mặc dù không thể phủ nhận công dụng của đường phèn với sức khỏe con người nhưng tương tự như đường cát, đường phèn cũng có khả năng khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Do đó, loại đường này cần hạn chế bổ sung cho người mắc bệnh tiểu đường.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên thay thế đường phèn, đường tinh luyện bằng các loại đường dành cho người tiểu đường như đường cỏ ngọt ( Stevia ), đường Sucralose, Aspartame, Saccharin, đường năng lượng thấp (sugar alcohol)…Đây đều là những loại đường mà người bệnh có thể ăn vì chúng không chứa carbohydrate, khi sử dụng, người bệnh không quá lo tăng đường huyết.

Đường cỏ ngọt ( Stevia )

Là loại đường được chiết xuất từ lá của cây cỏ ngọt Stevia,. Đường cỏ ngọt rất phù hợp với việc thay thế đường kính trong việc nấu ăn ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, loại đường này hoàn toàn không chứa calorie, không có carb như đường kính. Do đó nó được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên.không chứa calo và được chứng minh là có ít hoặc không gây ảnh hưởng tới đường huyết.

Các loại đường dành cho người tiểu đường

Các loại đường dành cho người tiểu đường

Đường sucralose

Sucralose là một chất tạo ngọt nhân tạo không có calo. Tuy loại đường này ngọt hơn đường tinh luyện gấp 600 lần, nhưng chúng lại không ảnh hưởng đến đường huyết. Splenda, Cukren, Nevella và SucraPlus….là các sản phẩm phổ biến có thành phần dựa trên sucralose.

Đường Aspartame

Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo không chứa đường saccharide được sử dụng như một chất thay thế đường trong một số thực phẩm và đồ uống. Loại đường này có độ ngọt hơn gấp 200 lần so với đường tinh luyện nhưng chúng không có giá trị dinh dưỡng, đặc biệt không tác động đến lượng đường trong máu.

Đường Saccharin

Saccharin là một phụ gia tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt cao khoảng 300 – 500 lần so với đường tinh luyện nhưng chúng không gây ảnh hưởng tới hàm lượng insulin trong máu, không tạo năng lượng.

Đường năng lượng thấp (sugar alcohol)

Hay còn được gọi là đường năng lượng thấp. Loại đường này có chứa lượng nhỏ carbohydrate nên cũng có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết nhưng không quá nghiêm trọng so với đường phèn.

Đối với người bệnh tiểu đường, việc ăn không đúng cách hay ăn không đúng loại sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình điều trị bệnh cũng như làm gia tăng biến chứng của bệnh gây ra. Vì vậy, khi muốn bổ sung đường phèn vào chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng phù hợp.

Xem thêm : Tiểu đường biến chứng qua gan nguyên nhân cách phòng tránh

                              Bị tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì tốt ?

Như vậy, qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn đường phèn được không và gợi ý một số loại đường dành cho người tiểu đường. Để phòng và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bạn cần tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn. Bên cạnh đó, việc đi khám sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh, từ đó can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh là hết sức cần thiết.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *