Tiểu đường ăn dâu tây được không ?

Dâu tây là loại quả không chỉ biết đến với hương vị ngon miệng mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy người bệnh tiểu đường ăn dâu tây được không ? cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây.

1. Lợi ích của dâu tây đối với sức khỏe người tiểu đường

Dâu tây là loại quả yêu thích ở cả trẻ em và người lớn bởi vị thơm ngọt, rất dễ ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dâu tây có chứa hàm lượng cao vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe đặc biệt là sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ăn dâu tây được không

Tiểu đường ăn dâu tây được không

Dâu tây tươi chứa chủ yếu là nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo (0,3%) và protein (0,7%). Trong 100 gram dâu tây cung cấp 2 gram chất xơ – cả hòa tan và không hòa tan. Chất xơ rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa và cũng hữu ích cho việc giảm cân và có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2, ung thư, tim mạch…

Dâu tây được xếp trong nhóm quả mọng. Theo các nhà nghiên cứu, các loại quả mọng có thể cải thiện cholesterol HDL (tốt), cải thiện huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu. Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật, có lợi ích cho sức khỏe tim mạch và kiểm soát lượng đường trong máu. 

Ngoài ra, với hàm lượng phong phú của các chất hữu cơ như axit malic, axit citric, axit lactic…dâu tây cũng rất hữu ích trong việc chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Xem thêm : Tiểu đường ăn khoai mỡ được không ? có tốt không ?

2. Tiểu đường ăn dâu tây được không ?

Dâu tây được biết đến là loại quả lý tưởng cung cấp chất xơ cho cơ thể, theo đó trong 100g dâu tây chứa khoảng 2g chất xơ, tương đương với 12% giá trị hàng ngày. Chất xơ trong trái dâu tây sẽ giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Warwick, chiết xuất từ dâu tây có tác dụng tích cực kích thích một loại protein giúp làm giảm lipid máu và cholesterol, từ đó có thể ngăn chặn biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có ăn được dâu tây không

Dâu tây có thể giúp kiểm soát đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường

Tình trạng kháng insulin sẽ làm rối loạn chuyển hóa đường glucose trong máu đi nuôi dưỡng các tế bào. Ăn dâu tây sẽ bổ sung hai dưỡng chất thiết yếu để cải thiện tình trạng này đó là magie và vitamin C, từ đó có thể ngăn chặn biến chứng tăng huyết áp do tích tụ máu đông.  

Ngoài ra, người tiểu đường ăn dâu tây còn có tác dụng giảm đột biến cả glucose và insulin sau bữa ăn giàu carb, nhờ đó, dâu tây có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Hơn nữa, dâu tây có chỉ số đường huyết ( GI ) là 40, tương đối thấp nên sẽ không dẫn đến việc tăng đột biến lượng đường trong máu và được coi là an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Dâu tây chứa khá ít calo và bổ sung cho cơ thể lượng đường tự nhiên fructose chuyển hóa chậm nên khi người thừa cân, béo phì, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ăn loại quả này cũng có thể giúp phòng tránh tình trạng bệnh lý này.

Xem thêm : Tiểu đường ăn trái cây sấy được không ?

3. Người tiểu đường ăn dâu tây cần lưu ý gì ?

Dù dâu tây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu người bệnh tiểu đường ăn dâu tây sai cách cũng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn dâu tây :

– Không nên ăn quá nhiều dâu tây mỗi ngày : Những hạt nhỏ của dâu tây có thể gây ra tình trạng kích ứng tại niêm mạc dạ dày, do đó những người tiểu đường mắc bệnh dạ dày hoặc có tiền sử bệnh này không nên ăn quá nhiều dâu tây mỗi ngày. 

– Không nên ăn dâu tây ngay trước và sau bữa ăn : Dâu tây chứa nhiều nước và chất xơ, do đó có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy, bạn nên ăn dâu tây 1h trước bữa ăn và 2h sau bữa ăn.

– Người tiểu đường kèm cao huyết áp, phải uống thuốc có chứa các hóa chất ở mức cao cần tránh ăn dâu tây vì dâu tây có thể sẽ tương tác với thuốc, gây cản trở chức năng thận, không tốt cho sức khỏe.

– Những người bị dị ứng tuyệt đối không nên ăn dâu tây vì các thành phần chứa trong dâu tây có thể gây dị ứng mạnh mẽ như da nỗi mẫn đỏ, ngứa, sưng môi, lưỡi…., đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị dị ứng. 

– Không nên ăn dâu tây trước khi bạn chuẩn bị thực hiện phẫu thuật bởi dâu tây khiến máu đông chậm hơn bình thường.

Tiểu đường ăn dâu tây cần lưu ý gì

Người bị dị ứng không nên ăn dâu tây để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Xem thêm : Tiểu đường có châm cứu được không ? 

                             Tiểu đường có nên uống thuốc bổ không ?

Hy vọng với những chia sẽ trên đây bạn đã biết được người bệnh tiểu đường ăn dâu tây được không và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả ngoài việc lựa chọn các thực phẩm thông minh, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc, tập luyện thường xuyên để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể nhanh chóng ổn định đường huyết.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *