Tiểu đường ăn chuối được không ? có tăng đường không ?

Chuối chứa hàm lượng đường và carbohydrate khá cao do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận là chuối rất tốt cho sức khỏe. Vậy người bệnh tiểu đường ăn chuối được không ? ăn bao nhiêu quả một ngày ? 

1. Chuối và mối tương quan đến bệnh tiểu đường

Quả chuối được xem là “ thần dược ” của sức khỏe tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc “ Tiểu đường ăn chuối được không ? ”.

Chuối là loại quả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Một quả chuối trung bình có chứa khoảng 14 gram đường và 6 gram tinh bột do đó có thể làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Vì sao lại như vậy ?

Tiểu đường ăn chuối được không

Bệnh tiểu đường ăn chuối đươc không ?

Chuối chứa nhiều carb làm tăng đường huyết

Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là hàm lượng và loại carbs đưa vào cơ thể. So với các chất dinh dưỡng khác thì carbohydrate chính là yếu tố chính quyết định việc tăng giảm lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.

Bởi đối với người tiểu đường, quá trình sản sinh insulin hoặc chuyển hóa glucose sẽ không được diễn ra ” suôn sẻ ” như người bình thường. Thay vì cơ thể sẽ sản xuất insulin vận chuyển đường ra khỏi máu và vào các tế bào nơi nó được sử dụng hoặc lưu trữ. Nhưng ở người tiểu đường, cơ thể họ không thể sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào kháng với insulin, điều này khiến đường tích tụ trong máu, gây tăng đường huyết. 

Chính vì vậy, nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, các thực phẩm nhiều carb như chuối có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột hoặc tăng liên tục, đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trung bình trong một quả chuối chứa đến 14 gram đường và 6 gram tinh bột, chúng chiếm đến 93% calo mà thực phẩm này cung cấp cho cơ thể.

Chuối chứa nhiều chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu

Carb trong chuối ở dạng tinh bột, đường và chất xơ. Trong đó, chất xơ rất quan trọng đối với việc kiểm soát đường huyết người bệnh tiểu đường vì có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Trung bình mỗi quả chuối có khoảng 3g chất xơ. Vì vậy, người bệnh tiểu đường ăn chuối có thể làm giảm lượng đường và tráng tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

Ngoài ra, để biết được chuối có làm tăng đường huyết không bạn cần quan tâm đến chỉ số đường huyết thực phẩm của chuối ( GI ). Chỉ số đường huyết xếp loại thực phẩm dựa trên mức độ và tốc độ làm tăng lượng đường trong máu của chúng. Có thể nói chuối có chỉ số đường huyết thấp và trung bình theo thang GI = 42 – 62, tùy thuộc vào độ chín của quả.

chuối chứa nhiều chất xơ

Chuối chứa chất xơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Tìm hiểu thêm : Bị tiểu đường ăn yến mạch được không ? 

Chuối xanh có chứa tinh bột kháng

Tinh bột kháng là gì ? Đây là chuỗi glucose dài hoạt động tương tự như chất xơ, điều này có nghĩa là chúng giúp ổn định đường huyết. Tinh bột kháng được tìm thấy nhiều ở chuối chưa chín, và tìm thấy ít hơn ở chuối chín kỹ, chuối xanh. 

Người bệnh tiểu đường ăn chuối thường xuyên thì tinh bột kháng còn giúp đẩy mạnh hoạt động của các vi khuẩn tốt, tăng cường trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2, chất này càng có lợi hơn khi chúng còn giúp giảm viêm và tăng độ nhạy insulin. Vì thế, theo các chuyên gia người bệnh nên bổ sung tinh bột kháng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện lượng đường huyết.

Với những phân tích ở trên thì chúng ta đã thấy, tác dụng của chuối đến lượng đường trong máu còn phụ thuộc vào độ chín của quả. Chuối xanh ( chưa chín kỹ ) có hàm lượng tinh bột kháng, ít đường hơn so với chuối chín kỹ ( chín vàng ) chứa ít tinh bột kháng mà còn nhiều đường. Điều này cho thấy chuối chín kỹ có chỉ số đường huyết GI cao hơn và có khả năng làm tăng nhanh lượng đường trong máu.

Chuối xanh chứa tinh bột kháng tốt cho sức khỏe

Chuối xanh ( chưa chín kỹ ) chứa tinh bột kháng rất tốt cho người tiểu đường

Tìm hiểu thêm : Tiểu đường ăn thịt lợn được không ? 

2. Tiểu đường ăn chuối được không ? 

Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh của người tiểu đường. Bởi chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất có tác dụng tích cực đến việc cải thiện sức khỏe và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng như tim mạch, ung thư….Chuối là một trong những loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng vậy người bệnh tiểu đường ăn chuối được không ?

So với các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo thì chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn như chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin như Vitamin C, B6….Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh do đường huyết gia tăng trong máu.  Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B6. Vì chuối là loại trái cây chứa nhiều vitamin B6 nên bổ sung loại chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết.

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng sử dụng phù hợp, vì nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng low – carb để kiểm soát bệnh tiểu đường thì chỉ với một quả chuối nhỏ 22g carbs cũng có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng của bạn. Thêm nữa, chỉ số đường huyết trong mỗi quả chuối là không giống nhau, phụ thuộc vào độ chín của quả. Tốt nhất, bạn hãy lưu ý đến độ chín và kích thước của quả chuối để giảm thiểu tác động của chúng đối với lượng đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không

Người bệnh tiểu đường ăn được chuối không

Tìm hiểu thêm : Tiểu đường uống dây thìa canh trị tiểu đường được không

3. Người bệnh tiểu đường ăn chuối cần lưu ý gì

Tiểu đường ăn chuối được không ? Người bệnh hoàn toàn có thể thưởng thức trái cây như chuối như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên khi ăn bạn cần lưu ý các vấn đề sau :

+ Lựa chọn kích thước chuối : Người bệnh nên chọn quả chuối có kích thước nhỏ, nếu quả chuối lớn, bạn nên chia nhỏ thành hai lần ăn trong ngày để tránh tăng đường huyết sau ăn.

+ Độ chín chuối : Lượng đường trong chuối phụ thuộc vào độ chín của quả, do đó người bệnh không nên ăn chuối quá chín vì lúc này lượng đường trong nó thấp hơn. Chuối chắc, gần chín là lựa chọn phù hợp cho người tiểu đường.

+ Thời điểm ăn : Ăn chuối đúng thời điểm góp phần rất lớn trong việc giảm tải lượng đường huyết. Bạn nên chia nhỏ chuối và ăn cách xa bữa ăn chính, nên ăn vào các bữa phụ giúp kiểm soát đường huyết. 

+ Ăn chuối kèm với thực phẩm khác : người bệnh tiểu đường nên ăn chuối kết hợp với các thực phẩm khác như sữa chua, các loại hạt, rau để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường.

+ Tuyệt đối không ăn chuối cùng với bánh kẹo, nước ngọt có gas…

+ Tránh ăn các sản phẩm bán sẵn như chuối sấy giòn

+ Bệnh nhân tiểu đường có biến chứng suy thận hoặc đang dùng thuốc chứa nhiều Kali hãy “nói không” với chuối. Bởi đây là loại quả có hàm lượng Kali rất dồi dào có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

+ Nếu bạn ăn chuối làm tráng miệng, hãy chú ý kiểm soát lượng calo vào những bữa ăn tiếp theo.

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu chuối một ngày

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu chuối một ngày

Tìm hiểu thêm : Top các bài tập thể dục tốt nhất dành cho người tiểu đường

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

 

Ngoài việc tiểu đường có ăn được chuối không thì chế độ dinh dưỡng người bệnh tiểu đường cần phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit, trong đó lượng gluxit chiếm tầm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid là 15%, lipit 35%.

Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên cám, ít chà xát bởi lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe người tiểu đường. Ngoài ra, các loại bánh mì không chất phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây hay khoai sọ… lượng tinh bột nạp vào cơ thể người tiểu đường chỉ nên nằm ở mức tầm 50 – 60% so với người thường. Lưu ý, người bệnh chỉ nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc, nướng, tránh hầm nhừ, hạn chế chiên xào.

Bạn phải hết sức hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các bác sĩ khuyên rằng lượng cholesterol đưa vào phải khoảng dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng một số loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.

Người bệnh tiểu đường nên tăng cường bổ sung nhiều rau xanh khoảng 400 gram rau mỗi ngày. Bên cạnh đó, trái cây tươi cũng rất tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung vì chúng vừa giúp bổ sung vitamin, khoáng chất vừa giúp kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, khi ăn trái cây bạn nên ăn trái cây nguyên quả thay uống nước ép bởi chúng có chứa nhiều chất xơ. Chất xơ góp phần rất quan trọng trong việc làm giảm lượng đường trong máu, làm chậm hấp thu đường, tránh tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh những loại trái cây ngọt như sầu riêng, xoài, mít hoặc nhãn.

Những thông tin trên vừa giúp bạn làm sáng tỏ  vấn đề tiểu đường ăn chuối được không hay tiểu đường ăn được chuối không . Ăn chuối một cách khoa học và hợp lý sẽ không làm tăng lượng đường huyết trong máu. Đồng thời, loại thực phẩm này còn bổ sung khá nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như cách bổ sung chuối vào thực đơn sao cho khoa học nhất. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được những lời khuyên tốt nhất trước khi sử dụng chuối nhé.

Xem thêm : Tiểu đường nhổ răng được không ?

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *