Tiểu đường ăn chôm chôm được không ?

Chôm chôm là một trong những loại trái cây được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên vì chôm chôm có vị ngọt nên câu hỏi tiểu đường ăn chôm chôm được không là thắc mắc của rất nhiều người.  Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn cùng chúng tôi giải đáp ngay tại bài viết dưới đây nhé. 

1.Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, chúng có kích thước nhỏ bằng quả bóng gôn với vỏ kết hợp từ màu đỏ và xanh có nhiều lông. Khi ăn chôm chôm phần thịt quả màu trắng trong có vị ngọt nhẹ và có hạt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chôm chôm là trái cây giàu chất xơ, vitamin C và những hợp chất thực vật có lợi khác rất có lợi cho sức khỏe con người.

Trong đó, phần thịt chôm chôm cung cấp khoảng 1.3 – 2gr tổng hàm lượng chất xơ, tương tự như hàm lượng được tìm thấy trong quả cam, lê hoặc quả táo. Cụ thể giá trị dinh dưỡng mà 100g thịt quả chôm chôm mang lại :

  • Năng lượng: 82kcal
  • Nước: 78.04g
  • Carbohydrate: 20.87g
  • Chất đạm: 0.65g
  • Chất béo: 0.21g
  • Chất xơ: 0.9g
  • Vitamin C: 4.9mg

Ngoài ra, chôm chôm còn cung cấp nhiều loại vitamin B như 0.013 mg vitamin B1, 0.022 mg vitamin B2, 1.352 mg vitamin B3,…và các khoáng chất như 22 mg canxi, 0.35 mg sắt, 9 mg phốt pho, 42mg kali,0.066 mg đồng,…

Người bị bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không

Người bị bệnh tiểu đường ăn chôm chôm được không

Xem thêm : Lá vối chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả như lời đồn

2. Tiểu đường ăn chôm chôm được không ?

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được chôm chôm không ? Chôm chôm là loại trái cây có vị ngọt cao, nhiều đường nên có thể gây tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn loại trái cây này. 

Thế nhưng, theo nhiều kết quả nghiên cứu được tiến hành trong các thời điểm khác nhau cho thấy rằng hoạt tính chống oxy hóa từ chiết xuất hạt chôm chôm có khả năng làm giảm đường huyết. Theo y học cổ truyền Đông y hạt chôm chôm được gọi là thiều tử, có vị ngọt, tính ấm và nguồn cung cấp dồi dào của các loại chất béo không no như olein và arachidin. Hạt chôm chôm thường được xay thành bột, và sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.

Vỏ và hạt chôm chôm mặc dù cũng chứa một số chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác. Tuy nhiên chúng cũng chứa một số hợp chất gây hại cho con người nên lời khuyên là tránh ăn hạt hoàn toàn để bảo đảm sức khỏe.

Dưới đây là một số lợi ích khi dùng hạt chôm chôm chữa bệnh tiểu đường :

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trong chôm chôm khá giàu protein, chất béo không bão hòa, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vậy việc tiêu thụ hạt chôm chôm sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết tốt hơn đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chôm chôm còn giúp loại bỏ độc tố và kiểm soát lượng đường trong máu giúp giữ ở mức độ bình thường.

Tiểu đường có ăn được chôm chôm không

Tiểu đường có ăn được chôm chôm không

Giúp cân bằng insulin

Insulin là loại hormon duy nhất của cơ thể có vai trò làm giảm đường huyết. Khi cơ thể sản xuất đầy đủ insulin và sử dụng insulin hiệu quả, thì lượng đường trong máu sẽ được kiểm soát. Hạt chôm chôm là một lợi thế giúp người bệnh cải thiện vấn đề này. Sử dụng hạt chôm chôm chữa bệnh tiểu đường sẽ giúp cân bằng sự bài tiết insulin của cơ thể. Từ đó duy trì đường huyết ổn định.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Người bệnh tiểu đường ăn chôm chôm bao gồm cả quả và hạt cũng có thể giúp tim hoạt động tốt hơn bằng cách giảm LDL- Cholesterol (  cholesterol “xấu” ) và tăng HDL cholesterol ( cholesterol “tốt” ) trong các động mạch máu, từ đó giúp phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch do tiểu đường.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, chôm chôm có thể giúp hệ thống đường ruột hoạt động tốt hơn đồng thời còn có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện chứng rối loạn đường ruột như bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, việc ăn quả chôm chôm còn giúp tăng cường hệ thống trao đổi chất cơ thể. Từ đó, giúp tối ưu hóa việc thay đổi thực phẩm thành năng lượng cần thiết.

Hỗ trợ giảm cân

Trong thịt quả chôm chôm có chứa hàm lượng chất xơ và nước đáng kể nhưng lại chứa ít calo cụ thể trong 100g thịt chôm chôm có chứa khoảng 1,3 – 2 gam chất xơ, 75 calo. Điều này có nghĩa ăn chôm chôm giúp bạn no lâu hơn, giảm khả năng ăn quá nhiều và hỗ trợ giảm cân.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Hoạt chất axit gallic trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư. Chúng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và củng cố khả năng đề kháng của cơ thể, giúp phòng chống bệnh. 

Xem thêm : Nha đam chữa bệnh tiểu đường được không ? 

3. Cách dùng hạt chôm chôm chữa bệnh tiểu đường 

Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của quả chôm chôm đều có tác dụng trị bệnh. Trong đó hạt chôm chôm có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da.

Sau đây là cách dùng hạt chôm chôm để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường : 

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 hạt chôm chôm
  • Cách thực hiện : Đem hột chôm chôm vừa chuẩn bị rửa sạch, để ráo nước rồi đem rang chín, sau đó giã nguyễn thành bột. Hòa tan bột này với nước sôi, uống 1 đến 2 lần trong ngày. 

Lưu ý: Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người bệnh tiểu đường, bài thuốc trị tiểu đường dân gian này sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau. Do đó, sau thời gian thực hiện nếu thấy đường huyết không được kiểm soát thì bạn nên ngưng sử dụng. Và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có thêm lời khuyên.

Cách dùng hạt chôm chôm chữa bệnh tiểu đường

Cách dùng hạt chôm chôm chữa bệnh tiểu đường

Xem thêm :  Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường và những lưu ý khi sử dụng

4. Người tiểu đường ăn chôm chôm cần lưu ý gì ?

Chôm chôm là loại quả ngon, nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên chôm chôm vốn là trái cây nhiệt đới, không ít người tiểu đường ăn chôm chôm băn khoăn về tính nóng của loại quả này. Theo Đông y, những nhóm đối tượng dưới đây không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

+ Người hay bốc hỏa : Lượng đường trong chôm chôm khá cao nên khi ăn vào sẽ gây nóng trong người. Vì vậy, những người có cơ thể nóng hay bốc hỏa nên tránh xa loại quả này để tránh tăng thêm bức bối, sinh bệnh

+ Người đầy bụng khó tiêu : Tuy chất xơ trong chôm chôm rất tốt cho sức khỏe nhưng việc ăn quá nhiều chất xơ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.

+ Người nhiệt miệng, rôm sảy : Chôm chôm chứa nhiều đường nên ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nỏi mụn nhọt, rôm sảy.

+ Người thừa cân, béo phì : Nếu ăn quá nhiều chôm chôm sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả bởi loại quả này chứa nhiều vitamin và có độ ngọt cao. Trong khi đó, nếu bạn muốn giảm cân thì chúng ta phải tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường.

Ai không nên ăn chôm chôm

Người thừa cân béo phì nên hạn chế ăn chôm chôm

Xem thêm : Tiểu đường bị sụt cân nguyên nhân và cách tăng cân khỏe mạnh

                              Thuốc tiểu đường Met-for-min và những điều lưu ý hi sử dụng

Nhìn chung, chôm chôm là loại trái cây rất bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, kích thích tiêu hóa và tăng khả năng chống nhiễm trùng. Hy vọng bài viết tiểu đường ăn chôm chôm được không ? đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về việc lựa chọn thực phẩm bổ sung vào thực đơn của mình. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *