Tiểu đường ăn cà tím được không ? lưu ý khi sử dụng

Cà tím là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Nó không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Vậy người bệnh tiểu đường ăn cà tím được không, mời bạ cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây.

1. Tiểu đường ăn cà tím được không ?

Cà tím hay cà dái dê là một loại rau ăn rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt quả cà tím có chứa nhiều vitamin và khoáng tố vi lượng như  A, B1, B2, Fe, Zn, Ca…đặc biệt, quả cà tím rất giàu chất xơ nên rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chất xơ trong cà tím sẽ giúp ngăn cản sự hấp thu nhanh chóng của carbohydrate, từ đó giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, những khoáng chất và dinh dưỡng trong cà tím cũng rất hữu ích trong việc điều chỉnh hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ăn cà tím được không

Tiểu đường ăn cà tím được không

Bên cạnh đó, cà tím có chỉ số đường huyết khá thấp GI = 15, với giá trị chỉ số này thì tốc độ thay đổi lượng đường trong máu sau bữa ăn sẽ không tăng đột biến, giúp duy trì mức đường huyết ổn định sau ăn. Người tiểu đường ăn cà tím thường xuyên còn giúp giảm bớt lượng cholesterol, giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng, tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu, từ đó giúp duy trì trái tim khỏe mạnh. 

Không chỉ vậy, cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể đồng thời còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện cấu trúc xương cho người bệnh tiểu đường.

Xem thêm : Tiểu đường ăn chôm chôm được không ?

2. Người tiểu đường ăn cà tím cần lưu ý gì ?

Cà tím là món ăn ngon nhưng có chứa khá nhiều chất độc hại cho cơ thể nếu không biết chế biến đúng cách. Để tận dụng được những giá trị dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường ăn cà tím nên biết những điều lưu ý sau :

+ Không ăn quá nhiều : Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, nếu ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc. Để tránh độc, bạn chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.

+ Không đun ở nhiệt độ quá cao : Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí mất hết 50% dinh dưỡng. Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh hoặc hầm nhừ sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng. 

+ Nên ăn cả vỏ : Vỏ cà tím có chứa vitamin nhóm B và vitamin C nên rất có lợi cho sức khỏe. 

Cà tím chữa bệnh tiểu đường

Người tiểu đường ăn cà tím cần lưu ý gì

+ Người mắc bệnh dạ dày, yếu mệt hoặc bị thấp khớp nên hạn chế ăn cà tím để tránh bệnh phát triển càng trầm trọng hơn.

+ Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao – loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.

+ Cần ngâm cà qua nước pha muối sau khi thái miếng, sau đó rửa lại để để loại bỏ nhựa, vị đắng cũng như các độc tố giúp món ăn ngon và an toàn hơn. 

Xem thêm : Tiểu đường uống cà cao được không ?

                              Lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả như lời đồn ?

Hy vọng qua bài viết tiểu đường ăn cà tím được không hay cà tím chữa bệnh tiểu đường đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cà tím có thể có lợi cho người bệnh tiểu đường nhưng để việc tiêu thụ loại rau này hợp lý và không gây hại, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *