Tiểu đường ăn bánh trung thu được không ?

Bánh trung thu với những mẫu mã đa dạng, hương vị luôn là thứ quà được mong chờ và khiến nhiều người cảm thấy “mê mẩn”, trong đó có người bệnh tiểu đường. Vậy người tiểu đường ăn bánh trung thu được không, nên ăn bánh trung thu như thế nào để không ảnh hưởng tới đường huyết ? cùng tìm hiểu nhé !

1. Người bệnh tiểu đường ăn bánh trung thu được không ?

Khi mùa trung thu đến thì ngoài những chiếc lồng đèn rực rỡ, chiếc bánh trung thu trở thành hương vị đặc trưng và đầy ý nghĩa. Thế nhưng đây cũng là loại đồ bánh được coi là nguy hiểm với người tiểu đường do chứa nhiều calo. Vậy người tiểu đường ăn bánh trung thu được không ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi bánh trung thu đậu xanh khoảng 170 gram có chứa 19,5 g protid ( đạm ), 27,5 g lipid ( béo ), 80,6 g glucid ( đường ). Ngoài ra, lượng bột đường trong chiếc bánh dẻo hay nướng bằng lượng bột đường có trong 1 – 2 chén cơm và gấp 1 – 2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò. Và lượng đường trong bánh trung thu này lại ở dạng đường hấp thu nhanh nên dễ làm tăng lượng đường trong máu.

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường, người thừa cân béo phì nên hạn chế ăn bánh trung thu. Bởi khi sử dụng quá nhiều hay ăn không đúng cách sẽ khiến đường huyết tăng lên, điều này rất nguy hiểm với sức khỏe, đặc biệt là làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường.

Tiểu đường ăn bánh trung thu được không

Tiểu đường ăn bánh trung thu được không

Xem thêm : Tiểu đường nên uống sữa gì ? các loại sữa dành cho người tiểu đường

2. Cách người tiểu đường ăn bánh trung thu không tăng đường huyết ?

Tiểu đường ăn bánh trung thu được không ? Như đã phân tích ở trên, lượng đường trong bánh trung thu khá cao có thể gây tăng đường huyết nên người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại bánh này. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh loại bỏ bánh ra khỏi thực đơn của mình. Bởi nếu bạn biết cách lựa chọn bánh phù hợp, ăn bánh đúng cách thì người bệnh tiểu đường hoàn toàn sử dụng được bánh trung thu.

Dưới đây là một số mẹo ăn bánh trung thu không tăng đường huyết :

Cắt giảm khẩu phần tinh bột tương ứng

Lượng bột đường trong chiếc bánh dẻo hay nướng tương đương với một bát cơm cùng với lượng thức ăn tương ứng do đó, nếu bạn muốn ăn bánh trung thu thu, bạn nên cắt giảm lượng cơm trong bữa chính.

Bổ sung nhiều rau xanh

Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ – có thể khống chế được sự tăng cao của đường trong máu sau bữa ăn, cải thiện lượng tích trữ đường glucose. Vì vậy, hàng ngày người bệnh nên bổ sung lượng chất xơ phù hợp để khống chế đường trong máu, mỡ trong máu và huyết áp.

Cách người tiểu đường ăn bánh trung thu không tăng đường huyết

Cách người tiểu đường ăn bánh trung thu không tăng đường huyết

Tập luyện thường xuyên

Bánh trung thu chứa lượng calo khá cao vì vậy sau khi ăn bánh trung thu, bạn nên đi bộ 30 phút sẽ giúp tiêu hao bớt năng lượng thừa.

Lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp

Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, bạn nên lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp. Nếu đường huyết của bạn luôn cao, bạn chỉ nên ăn phần bánh rất nhỏ hoặc tốt nhất là không ăn. Nếu đường huyết của bạn kiểm soát tốt, bạn chỉ ăn 1/4 hoặc 1/8 chiếc bánh và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều vì sau đó, qua quá trình vận động sẽ làm tiêu hao năng lượng.

Có thể nói nguồn năng lượng từ đường và chất béo trong bánh trung thu có thể là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, nếu bạn ưa thích món ăn này, bạn nên lựa chọn những loại bánh trung thu dành cho người tiểu đường, tuy các loại bánh này thường thô và không hấp dẫn như bánh truyền thống nhưng chúng lại chứa ít năng lượng, tốt cho sức khỏe hơn.

Ngoài ra, để giảm thiểu tác động tiêu cực của bánh và đảm bảo cho người bệnh có được một sức khỏe tốt trong dịp lễ tết, bạn có thể ăn bánh trung thu cùng trà để tiêu hóa tốt hơn và hạn chế tích tụ chất béo trong cơ thể. Như thế sẽ giúp người bệnh tiểu đường có thể tận hưởng được niềm vui trọn vẹn bên bạn bè và người thân của mình.

Xem thêm : Các loại bánh dành cho người tiểu đường ngon và rẻ nhất

3. Lưu ý khi lựa chọn bánh trung thu cho người tiểu đường

Loại bánh trung thu nào phù hợp và an toàn với người bệnh tiểu đường, giúp hạn chế làm tăng lượng đường trong máu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, ăn kiêng…nên lựa chọn các loại bánh trung thu được làm từ đường không năng lượng như Isomalt, Maltitol, Xylitol…

Đường không năng lượng Isomalt không phải là đường hóa học mà là sản phẩm tự nhiên được chế biến hoàn toàn từ củ cải đường, có năng lượng rất thấp chỉ 2kcal/g. Hơn nữa, đường Isomalt có chỉ số đường huyết ( GI ) thấp, độ ngọt của nó chỉ bằng 1/2 so với đường thông thường. Vì thế, bệnh tiểu đường có thể ăn bánh trung thu chứa loại đường này ở mức vừa phải mà không lo ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì cũng có thể sử dụng loại bánh này để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm lượng mỡ trong máu hay rủi ro về bệnh huyết áp, tim mạch….

Bánh trung thu cho người tiểu đường

Bánh trung thu cho người tiểu đường

Xem thêm : 7 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất

                              Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không ? đây là câu trả lời

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết được người tiểu đường ăn bánh trung thu được không và những lưu ý khi lựa chọn bánh trung thu dành cho người tiểu đường. Dù là bánh trung thu gì, khi chọn mua sản phẩm cũng nên để ý mẫu mã, thương hiệu để tránh mua phải hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúc bạn nhiều sức khỏe !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *