Tiêm insulin có tác dụng phụ không ?

Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin là một trong những phương pháp phổ biến giúp kiểm soát đường huyết kể cả tiểu đường tuýp 1 tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích thì việc tiêm insulin có tác dụng phụ không ? khi tiêm cần lưu ý gì mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tiêm insulin có tác dụng phụ gì – Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một trong những tác dụng phụ của insulin thường gặp nhất. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/L. Tình trạng này nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều, vì có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

Tiêm insulin có thể làm cho đường huyết hạ một cách nhanh chóng và đột ngột. Do đó, khi thấy cơ thể gặp các triệu chứng của hạ đường huyết như vã mồ hôi, lú lẫn, mệt mỏi, tim đập nhanh…thì người bệnh nên dùng ngay loại đường phân hủy nhanh như kẹo, viên đường, mứt để cải thiện nhanh chóng đường huyết.

Trong trường hợp hạ đường huyết nặng hơn như hôn mê, người thân càng nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Lưu ý với trường hợp hôn mê, không được cho bệnh nhân uống hay ăn vì rất dễ sặc vào phổi.

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp và nghiêm trọng nhất của insulin, chính vì vậy để tránh lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp cũng như tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý điều chỉnh insulin.

Tác dụng phụ của insulin điều trị tiểu đường

Tác dụng phụ của insulin điều trị tiểu đường

Xem thêm : Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ không ? có hại gì ?

2. Tác dụng phụ của insuin – Dị ứng với insulin

Tác dụng phụ của insulin này có thể xuất hiện 15 – 30 phút sau khi tiêm. Biểu hiện tại chỗ tiêm xuất hiện các vết đỏ, phù hoặc ngứa….nếu nặng hơn có thể đe dọa tính mạng biểu hiện như sưng lưỡi, đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt, hoặc ngất xỉu.

Nguyên nhân dị ứng insulin có thể liên quan đến yếu tố khác như các chất bảo quản, các chất sát khuẩn gây kích ứng, tiêm quá nông. Phản ứng này rất hiếm gặp và được báo cáo gặp khoảng 0,1% đến 2% bệnh nhân được điều trị insulin. Khi xảy ra phản ứng dị ứng, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

Điều trị tiểu đường bằng insulin có tác dụng phụ không

Nếu gặp phải tình trạng dị ứng người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để hướng dẫn kịp thời

3. Tiêm insulin có tác dụng phụ gì – Loạn dưỡng lipid 

Đây là một trong những biến chứng hay gặp ở người bệnh tiểu đường khi điều trị bằng insulin kéo dài từ đó gây teo tổ chức mỡ dưới da tại chỗ tiêm. Nói cách khác, tại chỗ tiêm sẽ xuất hiện một vùng da lõm xuống, nặng hơn có thể mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da ở một diện tích rộng tại vị trí tiêm thì đó là tình trạng loạn dưỡng lipid.

Đề phòng ngừa biến chứng này tốt nhất người bệnh tiểu đường nên luân phiên thay đổi chỗ tiêm liên tục theo vòng quay của kim đồng hồ. Bạn có thể tiêm dưới da quanh rốn cách rốn 5cm, hoặc tiêm mông, tay, đùi có thể hạn chế nguy cơ loạn dưỡng lipid ( tăng sinh hoặc teo lớp mỡ dưới da ). Nếu thay đổi vị trí tiêm insulin, hiệu quả mang lại tốt hơn.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường có lây không ? có di truyền không ?

4. Tác dụng phụ của insulin – Tăng cân

Điều trị tiểu đường bằng insulin có chỉ định có thể gây tăng cân cho người tiểu đường. Bởi mục đích của việc tiêm insulin là giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào từ đó giúp giảm lượng đường trong máu. Thế nhưng, nếu người bệnh dung nạp quá nhiều thức ăn chứa nhiều calo khiến tế bào không tiêu thụ hết mà tích lũy dưới dạng mỡ và làm cho người bệnh tăng cân một cách nhanh chóng.

Tiêm insulin có gây tăng cân không

Điều trị tiểu đường bằng insulin có chỉ định có thể gây tăng cân cho người tiểu đường

5. Người bệnh tiểu đường tiêm insulin cần lưu ý gì ?

Tiêm insulin là bắt buộc trong điều trị tiểu đường type 1 và type 2 không đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Tuy nhiên việc tiêm isulin có thể tiềm tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, để tránh tác dụng phụ của insulin, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau :

+ Thay đổi vị trí tiêm liên tục : Vị trí tiêm tốt nhất là vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, cố gắng không tiêm gần rốn hoặc tiêm gần các vết sẹo, nốt ruồi. Cố gắng đặt giờ tiêm cho từng vị trí. Ví dụ có thể tiêm vào bụng trước bữa sáng, tiêm vào đùi trước bữa trưa và tiêm vào cánh tay trước bữa tối.

+ Cần vệ sinh sạch vùng da trước khi tiêm : Rửa tay với xà phòng và nước ấm trước khi tiêm, sát khuẩn sạch da bằng bông đã tẩm cồn, sau đó đợi 20 giây để da khô trước khi tiêm tránh tình trạng nhiễm trùng.

+ Không nên tiêm insulin quá sâu : Nếu bạn lỡ tiêm quá ít hoặc quá nhiều insulin thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để biết được nguy cơ mắc phải biến chứng và các phản ứng phụ khi thay đổi liều insulin hoặc thay đổi loại insulin. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 3 – 4 tháng/lần để bác sĩ sẽ đánh giá nhu cầu insulin của người bệnh và điều chỉnh liều phù hợp.

+ Kiểm tra đường huyết thường xuyên : Lượng đường trong cơ thể bạn có thể sẽ thay đổi liên tục hàng ngày tùy thuộc vào mức độ căng thẳng, tần suất luyện tập thể thao, tình trạng bệnh tật, chế độ ăn….Do đó, bạn cần đo theo dõi đường thường xuyên để điều chỉnh lượng insulin phù hợp.

Người bị tiểu đường tiêm insulin cần lưu ý gì

Người bị tiểu đường tiêm insulin cần lưu ý gì

Bên cạnh việc tuân thủ tốt quá trình sử dụng insulin, thì một chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ điều trị cùng insulin để giúp ổn định giá trị đường huyết bền vững và lâu dài, hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, thần kinh…

Xem thêm : Nhờ có Diagold tôi đã chiến thắng bệnh tiểu đường

                       Diagold đã được Bộ y tế cấp phép chưa ? công ty nào sản xuất

Nhìn chung, khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ của insulin nào thì người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để có được những điều chỉnh phù hợp. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *