Thời tiết nóng lạnh có gây tăng đường huyết không ?

Theo các chuyên gia, nhiệt độ tăng giảm thất thường đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và sử dụng insulin ở người tiểu đường. Vậy thời tiết nóng lạnh có gây tăng đường huyết không, cùng Diagold.net tìm hiểu nhé.

1. Thời tiết nóng có gây tăng đường huyết không ?

Nắng nóng ảnh hưởng thế nào đến đường huyết ? Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng nền nhiệt trên 40°C ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người trong đó có người bệnh tiểu đường. Khi trời nóng, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa ngáy điều này có thể khiến cho đường huyết tăng hoặc giảm hơn mức bình thường.

Thời tiết nóng lạnh có gây tăng đường huyết không

Thời tiết nóng lạnh có gây tăng đường huyết không

Không những vậy, trời nóng còn có thể làm thay đổi thói quen hàng ngày của người bệnh tiểu đường chẳng hạn như bạn có thể bị mất ngủ vào ban đêm, bỏ bữa hoặc ăn ít hơn….Chưa kể nhiệt độ tăng cao còn khiến cơ thể người bị tiểu đường toát ra mồ hôi và thường bị thiếu nước. Mất nước cũng có thể ảnh hưởng tới việc lưu thông của dòng máu, do lòng mạch nhớt hơn vì có nhiều đường. Vì vậy, khi đã bị tiểu đường dù là mùa nóng hay mùa lạnh thì bạn cũng nên uống đủ nước, tối thiểu 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, trời nắng nóng còn có thể gây giảm đường huyết đột ngột đặc biệt đối với tiểu đường tiêm insulin. Lúc trời nóng, các mạch máu thường dãn ra nhiều hơn, insulin sẽ ngấm vào cơ thể nhanh hơn, điều này có thể gây hạ đường huyết nhanh. Nếu người bệnh tiểu đường bỏ bữa hoặc ăn ít hơn mà vẫn dùng thuốc như cũ thì đường huyết cũng có thể bị giảm bất thường.

Xem thêm : Tiểu đường mấy phẩy là bình thường ? bao nhiêu là cao ?

2. Thời tiết lạnh có gây tăng đường huyết không ?

Lạnh có làm tăng đường huyết không ? Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai,…và người bệnh tiểu đường.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc giảm thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời và thời tiết lạnh có thể khiến người bệnh thêm mệt mỏi, căng thẳng và dễ rơi trạng thái stress. Stress sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn có xu hướng tăng cao hơn. Chưa kể thời tiết lạnh còn có thể khiến máu trở nên đặc hơn và có khuynh hướng đông vón, các mạch máu co lại và huyết áp tăng lên, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng làm cho máu lưu thông kém đặc biệt là sự vận chuyển máu đến các chi như bàn chân. Hơn nữa, sự tê cóng còn làm chân làm mất cảm giác. Cả hai yếu tố này có thể khiến cho bàn chân người bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương dẫn đến vết thương lâu lành, thậm chí đoạt chi. 

Thời tiết lạnh có cây tăng đường huyết không

Thời tiết lạnh có cây tăng đường huyết không

Xem thêm : Tiểu đường biến chứng thần kinh cách phòng ngừa và điều trị

3. Cách chăm sóc sức khỏe người tiểu đường khi thời tiết nóng lạnh 

Có thể thấy, khi mắc bệnh tiểu đường thì cho dù thời tiết nóng hay lạnh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên tham khảo một số biện pháp dưới đây để đối phó với sự khắt nghiệt của thời tiết : 

Uống đủ nước

Thời tiết nóng hay lạnh đều khiến cơ thể dễ bị mất nước và tăng lượng đường trong máu. Do đó, khi trời nóng hay lạnh, người bị tiểu đường cũng nên chú ý uống nhiều nước, đừng đợi cho đến khi thật khát mới bổ sung. Lưu ý, người bệnh nên hạn chế các loại đồ uống có gas, nước ép trái cây, rượu và cafein…

Chăm sóc bàn chân

Nhiệt độ bất lợi có thể khiến người bệnh tiểu đường lâu năm dễ mắc phải các vấn đề về da như viêm loét bàn chân, chấn thương và nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc da hàng ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm phát triển trên da. Đặc biệt lưu ý đến đôi chân của mình và tránh phát triển nhiễm trùng chân, nguy cơ gây hoại tử lan rộng thậm chí là cắt cụt chi. 

Cách chăm sóc sức khỏe người tiểu đường khi thời tiết nóng lạnh

Cách chăm sóc sức khỏe người tiểu đường khi thời tiết nóng lạnh

Ăn uống đều độ, không bỏ bữa 

Thời tiết quá nóng hay quá lạnh cũng sẽ dễ dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng và tâm lý “ăn cho có”, “ăn cho xong bữa”…điều này có thể dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, rất nguy hiểm. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo không bị tụt đường huyết.

Bảo quản thuốc cẩn thận 

Nhiệt độ cao vào mùa hè hay nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông đều ảnh hưởng đến thuốc điều trị tiểu đường, máy đo đường và que thử tiểu đường. Vì thế, người bệnh cần đảm bảo lưu trữ thuốc đúng cách, tránh bảo quản ở nhiệt độ quá cao sẽ làm thuốc mất tác dụng.

Tập thể dục sáng sớm

Tập thể dục vận động thể thao thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết. Thế nhưng nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, một số người bệnh sẽ rất ngại luyện tập khiến đường huyết tăng cao. Chính vì vậy, người bệnh không nên dừng vận động dù nhiệt độ như thế nào. Tùy theo điều kiện thời tiết, bạn nên chọn các bài tập phù hợp miễn sao là không ngừng việc luyện tập là được.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết ngăn biến chứng 

                       Người bị tiểu đường đi tiểu đêm làm gì để hết

Trên đây là những thông tin về thắc mắc thời tiết nóng lạnh có gây tăng đường huyết không. Bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn về chế độ ăn, lối sống, giấc ngủ và sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, người bệnh sẽ ngăn chặn hiệu quả các biến chứng tiểu đường. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *