Chỉ số đường huyết ở người bình thường và bị tiểu đường là bao nhiêu ?

Mục lục

Bạn đang hoang mang lo lắng về tình hình sức khỏe của mình ? Bạn đang cảm thấy mình có nhiều dấu hiệu của bệnh tiểu đường ? Bạn không biết về chỉ số đường huyết trong cơ thể và chưa có kiến thức rõ ràng về chỉ số đường huyết tiêu chuẩn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu, bao nhiêu là bị tiểu đường ? tiền tiểu đường ? bao nhiêu là nguy hiểm ? chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là bao nhiêu. ?

1. Chỉ số đường huyết là gì ?

Chỉ số đường huyết được xem là chìa khóa then chốt, có vai trò vô cùng quan trọng việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết là gì ? 

Chỉ số đường huyết là chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết ( glucose ) trong cơ thể được tính bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Chỉ số này thay đổi liên tục trong ngày, vì vậy, để xác định chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần được tiến hành đo ở nhiều thời điểm và nhiều giai đoạn trong ngày (trước khi ăn, sau khi ăn, lúc đói) bằng các biện pháp tiên tiến.

Ngoài ra, còn một loại chỉ số đường huyết cũng được dùng để gọi đó là chỉ số đường huyết của thực phẩm, viết tắc là GI ( glycemic index ). Chỉ số đường huyết của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi sử dụng những thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số này sẽ được phân chia thành 3 cấp độ: Cao, trung bình và thấp. Yếu tố này giúp người bệnh tiểu đường quản lí bệnh tốt hơn về chế độ ăn uống, cân nặng…

chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường

2. Vì sao cần phải kiểm tra chỉ số đường huyết

Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cũng là nguyên liệu quan trọng, cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Trong máu luôn có một lượng đường ( Glucose ) nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận, mạch máu vv…

Vì vậy theo dõi chỉ số đường huyết là cách giúp bạn xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu . Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị tiểu đường sẽ có hướng điều trị thích hợp giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.

Có 2 đơn vị đo chỉ số chỉ số đường huyết là milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:

– Từ mmol/L -> mg/dL bằng cách nhân (x) với 18

– Từ mg/dL -> mmol/L bằng cách chia (:) cho 18

vì sao phải kiểm tra chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là gì ? vì sao cần kiểm tra chỉ số đường huyết

3. Chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu ? bao nhiêu không bị tiểu đường ?

Để xác định mình có bị tiểu đường hay không, bạn hãy tự kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hoặc sau ăn dựa trên bảng chỉ số đường huyết bình thườngchỉ số đường huyết nguy hiểm.

Chỉ số ( Glucose ) huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

– Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/l)

– Đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)

– Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l)

– HbA1C: < 5,7 %

Cụ thể :

Đường huyết lúc đói 

– Chỉ số đường huyết lúc đói được thực hiện đo vào buổi sáng sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72 – 108 mg/d l)

Đường huyết sau ăn 

Đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường.

bảng chỉ số đường huyết

Bảng chỉ số đường huyết bình thường, tiền tiểu đường, bị tiểu đường

Điều bạn cần biết : 3 cách đơn giản phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả ngay tại nhà

4. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiền tiểu đường ?

Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây :

– Rối loạn glucose huyết đói : Glucose huyết tương lúc đói từ 100 ( 5,6mmol/L ) đến 125 mg/dL ( 6,9 mmol/L ) hoặc :

– Rối loạn dung nạp glucose : Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 ( 7.8 mmol/L ) đến 199 mg/dL ( 11 mmol/L ) hoặc :

– Chỉ số HbA1c : từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% ( 47 mmol/mol ).

Cụ thể :

Thử lượng đường trong máu khi nhịn ăn

Mẫu máu sẽ được thực hiện sau khi nhịn ăn ít nhất tám giờ hoặc qua đêm.Lượng đường trong máu mức 100 – 125 mg / dL (5,6 – 6,9 mmol / L) được xem là tiền tiểu đường. Điều này đôi khi được gọi là glucose lúc đói (IFG).

Kiểm tra sau uống đường

Một mẫu máu sẽ được thực hiện sau khi nhịn ăn ít nhất tám giờ hoặc qua đêm. Sau đó, uống dung dịch có đường, và mức độ đường trong máu sẽ được đo lại sau hai giờ. Lượng đường trong máu mức 140 – 199 mg / dL (7,8 – 11,0 mmol / L) được xem là tiền tiểu đường. Điều này đôi khi được gọi là suy giảm dung nạp glucose (IGT). 

Glycated hemoglobin (HbA1c)

Xét nghiệm máu cho thấy mức độ trung bình đường trong máu trong hai đến ba tháng qua. Nó hoạt động bằng cách đo tỷ lệ đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Lượng đường trong máu cao hơn, hemoglobin sẽ có đường đính kèm nhiều hơn. Mức HbA1c từ 6 đến 6.5 phần trăm được xem là tiền tiểu đường.

Sau khi Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 100 – 125 mg/dl (5,6 – 6,9 mmol / L) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

5. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường ?

Giữ cho đường huyết ổn định là rất cần thiết với người mắc bệnh tiểu đường và cả người bình thường. Sau đây là tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ( theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA ) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

Chỉ số đường huyết ( Glucose huyết ) lúc đói 

Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường

Điều bạn cần biết : Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết

Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ 

Người bệnh được đo ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g. Nếu đường huyết ở mức  200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, hoặc :

Xét nghiệm chỉ số HbA1c 

Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, Nếu chỉ số này có kết quả 6,5% ( 48 mmol/mol ) trở lên thì có khả năng bạn đã bị tiểu đường.

Chỉ số đường huyết bất kỳ

Chỉ số này được thực hiện ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương. Mức đường huyết này có chỉ số trên 200 mg/dL ( hay 11,1 mmol/L ).

6. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn với người tiểu đường

Đối với những đối tượng bị tiểu đường và điều trị theo thuốc thì giá trị chỉ số đường huyết an toàn là:

– Đường huyết chỉ số bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).

– Đường huyết chỉ số bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l ).

– Đường huyết chỉ số bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

– Giá trị HbA1C < 7%.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn đối với người bệnh tiểu đường ? Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng…mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa khám cho bạn.

7. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết nguy hiểm là vùng đường huyết quá thấp ( hạ đường huyết ) hoặc quá cao. Đường huyết được xem là bất thường khi :

– Lúc đói đường huyết < 70mg/dL (3,9mmol/L)

– Sau ăn 2 giờ đường huyết > 200mg/dL (11,1mmol/L)

Đường huyết nằm trong vùng nguy hiểm sẽ gây ra những hậu quả sau :

– Đường huyết hạ quá mức, xuống thấp dưới 60mg/dL dễ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

– Đường huyết tăng cao trên 180mg/dL có thể làm cho mạch máu bị xơ cứng, còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Mạch máu bị hư hỏng có thể dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng, bao gồm :

+ Bệnh thận hoặc suy thận, cần phải lọc máu nhân tạo

+ Đột quỵ não (nhồi máu não)

+ Nhồi máu cơ tim

+ Suy giảm thị lực hoặc mù lòa

+ Suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

+ Làm hỏng các dây thần kinh, được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường, gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay

+ Làm chậm lành vết thương, gây viêm loét và phải cắt cụt chân (đoạn chi)

– Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…

– Đường huyết dao động nhiều, lúc quá cao, lúc quá thấp cũng đưa đến các biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống.

chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm với người tiểu đường

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm với người tiểu đường

Điều bạn cần biết : 8 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường cần nhận biết ngay kẻo muộn

Làm gì khi đường huyết có dấu hiệu bất thường :

– Khi đường huyết thấp : nên ăn một ít bánh kẹo, uống sữa hoặc nước đường

– Khi đường huyết tăng : nên xem lại chế độ ăn, thức ăn, kiểm tra quá trình uống thuốc.

Dù có gặp bất kỳ dấu hiệu đường huyết bất thường nào thì sau đó, người bệnh nên đi khám để được tư vấn và điều chỉnh thuốc. Nếu bạn nằm trong trường hợp tiền đái tháo đường hay đã bị đái tháo đường trong khi kiểm tra tại nhà hoặc xét nghiệm tại viện thì bạn cũng đừng quá bị quan, đừng để tâm trạng mình rơi vào trọng trạng thái trầm uất mà hãy lạc quan lên vì chính lối sống lạc quan, yêu đời là phương thức hữu hiệu để nhằm tránh các biến chứng và giữ được mức độ đường huyết lý tưởng.

8. Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ bao nhiêu là bình thường? 

Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng là một chỉ số quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị. Muốn kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường cần theo dõi chặt chẽ chỉ số này bên cạnh chỉ số đường huyết khi đói.

Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ ở người bình thường khỏe mạnh là dưới 7.8 mmol/l ( dưới 140mg/dl ). Tuy nhiên chỉ số này sẽ thay đổi nếu bạn bị tiểu đường và đang dùng thuốc điều trị. Người bệnh tiểu đường tốt nhất nên giữ đường huyết sau ăn 2h dưới 10 mmol/L (< 180 mg/dL) nếu đang dùng thuốc uống trị tiểu đường, dưới 7.8 mmol/l nếu đang tiêm insulin.

Nếu người tiểu đường có chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ tăng cao bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, Bạn có thể tham khảo Cách ăn uống dành cho người tiểu đường TẠI ĐÂY

9. Phải làm gì để ổn định chỉ số đường huyết an toàn bền vững lâu dài ?

Kiểm soát đường huyết, duy trì đường huyết ổn định là yếu tố góp phần quan trọng để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường lên tim, thận, mắt, tứ chi…Tuy nhiên để làm được điều này người bệnh cần phải hiểu được nguyên nhân gây tăng đường huyết ?

Chỉ số đường huyết người bệnh tiểu đường thường hay dao động trong ngày do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố :

– Căng thẳng tâm lí

– Không tuân thủ chế độ ăn phù hợp và cân bằng, thường xuyên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao ( GI > 55 ) 

– Bỏ qua hoặc quên tiêm insulin/uống thuốc hạ đường huyết.

– Không hoạt động hoặc tập thể dục ít hơn bình thường.

– Mắc các bệnh khác phối hợp dẫn đến đường huyết tăng cao.

Mỗi người bệnh tiểu đường sẽ có yếu tố nguy cơ khác nhau, do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Bên cạnh việc đi khám, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để giúp ổn định đường huyết :

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống.

điều trị tiểu đường bằng luyện tập

Tập luyện thể thao là một trong những cách giúp ổn định đường huyết

a ) Luyện tập thể lực :

– Cần kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết > 250-270 mg/dL và ceton dương tính.

– Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện lập 2 ngày liên tiếp. 

– Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.

b ) Dinh dưỡng :

Tùy vào thói quen ăn uống, thức ăn có sẵn ở từng vùng miền, tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm sẽ có chi tiết về dinh dưỡng được thiết lập. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để lên thực đơn chính xác cho mình.

Các nguyên tắc chung được khuyến cáo cho người bệnh tiểu đường bao gốm :

– Sử dụng đủ các nhóm thực phẩm, đa dạng thực phẩm để đảm bảo nhu cấu các chất dinh dưỡng.

– Số lượng thực phẩm trong bữa ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể

– Chia làm nhiều bữa trong ngày để tránh tăng đường huyết sau ăn.

– Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( chỉ số GI ) hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

– Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần

– Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.

– Bổ sung chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.

– Ngưng hút thuốc, hạn chế rượu bia

Dùng thuốc 

Uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin: Cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tuân thủ theo đơn thuốc, lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn

Bạn nên đo đường huyết tại các thời điểm cố định trong ngày và ghi chép lại. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi sự dao động đường máu tại các thời điểm trong ngày. Căn cứ vào đó bác sỹ sẽ cân nhắc kê đơn hoặc điều chỉnh thuốc hạ đường huyết cho phù hợp.

Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng

Bạn nên ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày. Cố gắng bố trí công việc hợp lý để hạn chế căng thẳng stress. Ngoài ra, bạn có thể tập thể dục bằng cách thiền hoặc yoga để vừa giảm stress vừa tránh tăng đường huyết.

Bổ sung thảo dược hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Từ lâu, việc sử dụng các loại thảo dược như nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, trạch tả…để phòng ngừa và  điều trị bệnh tiểu đường được rất nhiều người bệnh sử dụng vì cho nhiều kết quả tích cực. Cả 3 loại dược liệu quý này có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm chỉ số đường huyết ( Glucose trong máu ) ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Đặc biệt khi các loại thảo dược này kết hợp với Trạch tả, sinh địa, mạch môn, ngũ vị tử, đương quy, bạch linh đây đều là những thảo dược rất quý hiếm giúp bồi bổ, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho tuyến tụy, giúp tuyến tụy hoạt động tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hạ và ổn định đường huyết ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Ngày nay, bằng nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong 9 loại thảo dược này có khả năng bồi bổ, hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng tiết insulin tiêu thụ đường, tăng độ nhạy cảm của insulin này với tế bào để làm giảm đường huyết. Đồng thời, các thảo dược này còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, tăng tuần hoàn máu, bảo vệ mạch máu và thần kinh, hạn chế tối đa biến chứng tiểu đường. Việc sử dụng kết hợp các loại thảo dược này không chỉ giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, mà còn giúp ngăn ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh…Ngoài ra, chúng còn rất có ích cho những ai đang có nguy cơ cao mắc căn bệnh “tử thần” này.

Tpbvsk Diagold được xuất hoàn toàn từ thảo dược như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Hoài sơn, Sinh địa, Trạch tả, Ngũ vị tử…giúp hạ và ổn định đường huyết bền vững lâu dài, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. 

Hotline tư vấn và chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường

mua diagold

10. Cách kiểm tra chỉ số đường huyết bình thường tại nhà

kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà

Kiểm tra đường huyết tại nhà góp phần điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Tại sao người bệnh tiểu đường cần kiểm tra chỉ số đường huyết ?

Để nhận biết và làm giảm nguy cơ biến chứng tăng đường máu và hạ đường máu

Khi nào cần kiểm tra đường máu :

– Nghi ngờ hạ đường máu, tăng đường máu

– Trước bữa ăn hoặc sau ăn 2 giờ

– Khi mệt mỏi

– Có thay đổi chế độ ăn chế độ vận động

– Thay đổi thuốc, liều thuốc hoặc insulin

Khi nào cần kiểm tra chỉ số đường huyết

Đối với người bệnh tiểu đường type 1 : thử đường huyết thường xuyên là cách duy nhất hiệu quả và an toàn, nếu có thể nên thử 4 lần/ngày

Đối với người tiểu đường type 2 :

+ Nếu vừa mới phát hiện bệnh tiểu đường đang kiểm soát chế độ ăn và hoạt động thể lực : thử đường máu 2 – 3 lần tuần.

+ Nếu đang uống thuốc viên hạ đường huyết thử đướng máu 1 – 2 lần /ngày, 2 – 3 lần / tuần

Người bệnh tiểu đường type 1 và 2 đang dùng insulin điều trị tiểu đường, nên thử đường máu 3 ngày/lần

Các nguyên nhân gây sai lệch chỉ số đường huyết và cách khắc phục

Nếu nghi ngờ kết quả thử đường máu tại nhà không chính xác, chỉ số đường huyết bình thường hay cao hoặc thấp bất thường, người bệnh không thấy biểu hiện gi đặc biệt thì hãy :

– Kiểm tra xem que thử có quá hạn chưa ?

– Que thử có phù hợp với máy không hoặc đã chỉnh máy theo mã code của hộp giấy mới chưa

– Lấy máu có đủ không ?

– Đưa que thử vào máy có đủ không ?

– Que thử tuy còn hạn dùng nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng…khi đã mở hộp giấy thử thì chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng.

– Kiểm tra ngón tay lúc lấy máu đã khô chưa, có còn dính cồn không ?

– Máy thử có sạch, có bị rơi hay va đập gì không ?

– Kiểm tra pin máy

Cũng giống như thử máu tĩnh mạch, kết quả thử 2 lần liền nhau ( có khi với cùng 1 giọt máu ) có thể co kết quả khác nhau, nhưng không được vượt quá 2 mmo/l. Có khuyến cáo là nếu nghi ngờ, người bệnh nên thử lại một que thử mới hoặc chú ý thực hiện đúng như hướng dẫn.

Cách ghi nhật ký 

– Ngày tháng, giờ thử máu

– Kết quả

– Ghi chú những biểu hiện, hoạt động khác so với lệ thường

11. Những đối tượng nào có nguy cơ bị tiểu đường ?

nguy cơ bị tiểu đường

Béo phì là một trong những nguyên nhân thúc đẩy bệnh tiểu đường phát triển

– Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:

– Ít vận động thể lực.

– Gia đình có người bị tiểu đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).

– Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp).

– Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride >250 mg/dL (2,82 mmol/L).

– Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm

– Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

– Phụ nữ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/l), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.

– Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen.v.v.v.).

– Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

– Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm tiểu đường ở người ≥ 45 tuổi.

– Người có các triệu chứng tiểu đường lâm sàng : tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân.

– Người có biểu hiện nghi ngờ của các biến chứng đái tháo đường: Nhiễm trùng da lâu lành, nhiễm trùng tiết niệu hoặc viêm âm đạo tái diễn, viêm quanh chân răng, lao phổi, tê chân tay.v.v.v

12. Cách kiểm soát chỉ số đường huyết để phòng ngừa bệnh tiểu đường 

Ranh giới giữa tiến tiểu đường và tiểu đường rất mong manh, có thể là vài tháng, 1 năm hoặc vài năm. Do đó, với người có chỉ số đường huyết bình thường thì việc ngăn chặn tiền tiểu đường chính là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường từ xa, Đầu tiên là giải pháp không dùng thuốc, hay thay đổi lối sống, bằng cách bỏ rượu, ngưng hút thuốc lá, luyện tập thể lực đều đặn, ăn uống hợp lý (giảm đường, giảm tinh bột, giảm chất béo trans, ăn nhiều rau xanh…). Nếu người bệnh áp dụng tốt thì sẽ gảm nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường. Sau đây là một vài gợi ý:

Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả :

Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Lượng chất xơ cao từ các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2

Hạn chế tinh bột : người bệnh phải cân bằng lại

Hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh : giảm ăn thịt, đặc biệt là những loại thịt đỏ, hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích…là một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Không nên bỏ bữa sáng: bữa ăn sáng nhẹ nhàng sẽ giúp bạn loại bỏ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi ăn bạn chỉ cần tránh những thực phẩm giàu carbohydrate và tránh ăn quá nhiều dầu/mỡ trong bữa ăn sáng.

Uống nhiều nước mỗi ngày: uống nước thường xuyên và đầy đủ mỗi ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Lượng nước trung bình mà cơ thể uống mỗi ngày là 8 cốc.

Quản lí cân nặng : Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý là cách cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường trong tương lai.

Tập thể dục thường xuyên : tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày tránh ngồi 1 chỗ quá lâu, tập luyện sẽ giúp cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, lượng đường trong máu giảm xuống đây là cách thức đơn giản để ngăn chặn căn bệnh phổ biến này.

Không hút thuốc lá : Hút thuốc không chỉ liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường mà còn góp phần gây ra bệnh tim và gây ung thư phổi.

Thăm khám sức khỏe định kỳ : Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.

Duy trì đường huyết ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động và sử dụng thuốc nếu cần thiết là chìa khóa để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể. Hy vọng với những chia sẽ kiến thức về chỉ số đường huyết  bình thường, chỉ số đường huyết bao nhiêu là không bị tiểu đường, chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn, chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm ? sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh tiểu đường hiệu quả. Chúc bạn có một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh, bình an !

Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường TẠI ĐÂY

Mời bạn xem thêm : Uống thuốc trị tiểu đường có hại gì ? có tác dụng phụ không ?

                                   Phải làm gì khi bị tiểu đường đường ? tiểu đường có nguy hiểm không ?

                                   5 cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc bạn chớ bỏ qua ?

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *