Tăng đường huyết nguyên nhân cách xử trí hiệu quả ngay tại nhà

Mục lục

Tăng đường huyết là vấn đề thương gặp ở người bệnh tiểu đường và kể cả người chưa chẩn đoán bệnh tiểu đường ( tiền tiểu đường ).Với những người bị bệnh tiểu đường, việc giữ đường huyết ổn định đóng vai trò cốt lõi trong ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Trong trường hợp đường huyết tăng không ổn định xuống dưới mức cho phép người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hôn mê, thậm chí là tử vong mặc dù đã sử dụng thuốc điều trị. Vậy nguyên nhân là do đâu ?

1. Tăng đường huyết là gì ? 

Tăng đường huyết là tình trạng đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Một trong số yếu tố có thể góp phần vào việc tăng đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường bao gồm cách lựa chọn thực phẩm, hoạt động thể chất, một số bệnh, các thuốc không trị tiểu đường, bỏ qua hoặc không uống đủ thuốc hạ đường huyết.

Ổn định đường huyết, duy trì mức đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn là điều rất quan trọng và cần thiết trong điều trị tiểu đường. Vì nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài và không chữa trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu như hôn mê đái tháo đường. Về lâu dài, tăng đường huyết dai dẳng, dù không quá cao, có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

tăng đường huyết

Tăng đường huyết là gì ? nguyên nhân cách xử lý

2. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường ? bao nhiêu gọi là đường huyết cao ?

Việc xác định tình trạng bệnh tiểu đường phải phụ thuộc vào chỉ số đường huyết trong máu thông qua xét nghiệm lúc đói, lúc bình thường và sau khi ăn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết ở người bình thường là:

  • Chỉ số lúc đói: Từ 5,0 – 7,2 mmol/L, tức là từ 90 – 130mm/dL
  • Chỉ số sau khi ăn 2 giờ: Nhỏ hơn 10 mmol/L, tức là nhỏ hơn 180 mg/dL.
  • Chỉ số trước lúc đi ngủ từ 6,0 – 8,3 mmol/L, tức là nằm từ 110 – 150 mg/dL. 

Từ chỉ số đường huyết này có thể nhận thấy, chỉ số đường huyết cao sẽ nằm ở mức:

  • Lúc đói: Vượt mức 130ml/dL
  • Sau khi ăn 2 giờ: Lớn hơn 180 mg/dL
  • Trước khi đi ngủ: Lớn hơn 150 mg/dL

Có thể kiểm tra đường huyết tại nhà, trước khi đo cần nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng để kiểm tra lúc đói. Thực hiện chế độ ăn uống bình thường để kiểm tra sau khi ăn 2 giờ. Để không ảnh hưởng đến kết quả, cần hạn chế sử dụng bia rượu, đồ ngọt, nước ngọt, thuốc lá… 

3. Nguyên nhân làm tăng đường huyết, đường huyết cao không ổn định

Các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể nhưng để cơ thể sử dụng được đường, cần phải có mặt của insulin. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, vì thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều dẫn tới đường huyết tăng cao. Ngoài ra, một số nguyên nhận sau đây cũng dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.

3.1. Tăng đường huyết do ăn uống không hợp lý 

Đường huyết tăng lên do trà và cà phê

Cà phê được xem là thức uống yêu thích của nhiều người. Mỗi buổi sáng khi thưởng thức một tách cà phê sẽ khiến cho tinh thần sảng khoái và một ngày làm việc hào hứng hơn. Nhưng, nhiều người không biết rằng sau khi uống cà phê đường huyết sẽ tăng lên ngay cả khi bạn uống cà phê đen không đường. Bởi vì, thủ phạm làm tăng đường huyết không phải là cà phê mà chính là chất caffeine và tương tự dù bạn có uống loại trà nào mà có chứa caffeine khác đều làm tăng đường huyết. Do đó, bạn hãy chú ý đến lượng trà, cà phê mà mình uống mỗi ngày.

Thức ăn chứa nhiều carbohydrate 

Chỉ số đường huyết tăng không ổn định dù bạn ăn các thức ăn không chứa đường : Thường người bị bệnh tiểu đường sẽ không ăn đồ ăn ngọt, không chứa đường bên trong. Thế nhưng, nhiều người vẫn bị tăng đường huyết tại vì họ ăn những thức ăn chứa nhiều carbohydrate từ tinh bột. Do vậy, ngoài chú ý đến lượng đường bạn cũng nên để ý đến tổng lượng carbohydrate trên thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

Do uống đồ uống thể thao

Các loại thức uống thể thao cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể của bạn, nhưng một số đồ uống chứa nhiều chất tạo ngọt và các phụ gia không tốt cho cơ thể. Chính vì thế, nếu luyện tập thể ở mức độ vừa phải thì bạn nên uống nước lọc là đủ.

Ăn nhiều trái cây khô

Trái cây là loại thức ăn lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể, nhưng trái cây khô thì lại khác. Trong trái cây khô chứa hàm lượng carb cao cho nên dù chỉ dùng một khẩu phần nhỏ cũng không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường hoặc tăng đường huyết.

Sử dụng chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá đều là những chất kích thích gây rối loạn đường huyết. Trong rượu, bia chứa nhiều tinh bột, khi uống thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhưng trong khoảng 12h lượng đường trong máu sẽ giảm đột ngột mà bạn không nghĩ đến.

3.2. Không dùng thuốc hạ đường huyết

Một số trường hợp gây tăng đường huyết do người bệnh không nhớ giờ uống thuốc, lúc nhớ lúc quên, dẫn đến uống thuốc sai cách. Mặc khác, có nhiều người bỏ qua thuốc hạ đường huyết khiến đường huyết tăng cao và tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy. Cách “uống thuốc như không” như vậy không những không mang lại hiệu quả mà còn gây bệnh tiến triển nặng hơn.

3.3. Không hoặc ít vận động – nguyên nhân làm tăng đường huyết

Lối sống ít vận động, không vận động, thường xuyên ngồi một chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng kháng insulin.

3.4. Thường xuyên căng thẳng, stress, mất ngủ

Khi stress sẽ làm tăng sản xuất các hormone stress như: cortisol và epinephrine dẫn đến tăng lượng đường trong máu để cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn nhưng lại không tốt với người tiểu đường. Cho nên, bạn hãy học cách quản lý stress, thư giãn, hít thở sâu để tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.

3.5. Bị cảm lạnh 

Cảm lạnh cũng là thủ phạm khiến đường huyết tăng. Vì khi cảm lạnh cơ thể sẽ sản xuất ra những hormone để chống lại sự nhiễm lạnh này. Lúc này bạn hãy uống thật nhiều nước để giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Và cũng đừng quên một số loại thuốc như thuốc kháng sinh hay thuốc cảm cúm cũng làm ảnh hưởng đến đường huyết của bạn. Vì vậy trong trường hợp này bạn nên làm theo chỉ định của bác sĩ.

Cảm cúm cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng đường huyết

Điều bạn cần biết : 7 bài tập luyện cho người tiểu đường đơn giản hiệu quả

4. Triệu chứng của tăng đường huyết 

Các triệu chứng tăng đường huyết phổ biến có thể là dấu hiệu cảnh báo cho người bị bệnh tiểu đường và cả người chưa được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Do đó, nếu bạn có phát hiện hoặc nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu nào hãy đi khám ngay để được điều trị sớm nhé !

Khát quá mức

Đây là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường thường gặp khi bị tăng đường huyết. Để cân bằng lượng đường trong máu, cơ thể sẽ cố gắng thải trừ đường dư thừa qua nước tiểu. Do đó, thận phải tăng cường hoạt động hơn để thải lượng glucose dư ra khỏi cơ thể, kéo theo mất chất lỏng từ các mô cơ thể cùng với lượng đường dư thừa. Do mất nhiều chất lỏng làm thúc đẩy cảm giác khát và uống nhiều nước.

Tăng tiểu tiện

Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm có thể là dấu hiệu của đường trong máu cao. Đây là kết quả của việc thận lấy thêm nước ra khỏi các mô để làm loãng đường thừa trong máu và loại bỏ đường qua nước tiểu.

Mệt mỏi

Đường trong máu cao nhưng không được vận chuyển vào tế bào để tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tế nào sẽ sẽ trở nên thiếu ăn khiến bạn cảm thấy chậm chạp hoặc mệt mỏi. 

Tăng cảm giác đói

Quá nhiều đường trong máu có nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy đói. Nhưng bạn càng ăn nhiều carbohydrate thì lượng đường trong máu càng cao.

5. Tăng đường huyết có nguy hiểm không ?

Đường huyết tăng không ổn định điều này là rất nguy hiểm nếu bạn đang bị tiểu đường. Việc tăng đường huyết kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau trên mắt, tim, thận, thần kinh, chân..

Trong đó, nguy hiểm nhất là biến chứng tim mạch : lượng đường huyết tăng cao khiến người bệnh tiểu đường dễ gặp phải các bất thường về chức năng tuần hoàn máu như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột qụy…

Tiếp đến là biến chứng xảy ra trên cơ quan thận. Đường huyết tăng cao hiến thận phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày thận sẽ dần suy giảm chức năng và gây ra suy thận mãn tính.

Các biến chứng trên mắt bao gồm : suy giảm thị lực mắt mờ, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, thậm chí mù lòa.

– Biến chứng thần kinh như tê bì chân tay, rối loạn cương dương…

– Biến chứng mạch máu ngoại vi  như nhiễm trùng lở loét, vết thương lâu lành, hoại tử, cắt cụt chi…

– Biến chứng trên da như viêm da, ngứa da, viêm nhiễm phụ khoa…

Tăng đường huyết và biến chứng có nguy hiểm không

Tăng đường huyết và biến chứng tăng đường huyết có nguy hiểm không ?

6. Cách xử trí tăng đường huyết hiệu quả

Việc xử trí tăng đường huyết tuỳ theo nguyên nhân. Bệnh nhân cần điều chỉnh lại chế độ ăn và dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. 

Điều trị tăng đường huyết cấp cứu

Khi bị nhiễm toan ceton hoặc tăng áp thẩm thấu do tăng đường huyết quá mức, bạn không thể điều trị tại nhà mà bắt buộc phải đến bệnh viện. Tại đây, bạn có thể được truyền nước để pha loãng nồng độ đường trong máu và bù lại lượng nước bị mất. Nếu kết quả kiểm tra máu thấy nồng độ kali, natri giảm, bạn cũng được bổ sung ngay các chất điện giải này qua đường truyền.

Ngoài ra, một số trường hợp sẽ phải tạm ngưng dùng thuốc hạ đường huyết đường uống và chuyển sang lnsulin tạm thời có tới khi sức khỏe ổn định trở lại..

Điều trị tăng đường huyết tại nhà

Nếu đường huyết chỉ tăng nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách hạ đường huyết cấp tốc sau:

– Uống nhiều nước để tăng thải đường qua nước tiể

– Vận động nhẹ nhàng 15 – 30 phút.

– Uống trà xanh hoặc nước có thêm 1 chút bột quế.

Khi người bệnh tiểu đường phát hiện triệu chứng tăng đường huyết quá mức. Điều đầu tiên là phải hết sức bình tĩnh, tránh căng thẳng, cuống cuồng sẽ làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. 

7. Cách ổn định đường huyết lâu dài mà bạn cần biết

Với người bình thường thì việc giữ đường huyết luôn ổn định là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất. Còn đối với người bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết, duy trì đường huyết ổn định là mục tiêu hàng đầu để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa biến chứng đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để làm được điều này hoàn toàn không hề khó như bạn nghĩ, chỉ cần chú ý những điểm sau đây, bạn sẽ không còn bất an lo lắng về căn bệnh này : 

Xây dựng một chế độ ăn khoa học và hợp lý

Tăng đường huyết nên ăn gì để hạ đường huyết

Tăng đường huyết nên ăn gì để hạ đường huyết

Hầu hết những người tiểu đường thường nghĩ nên ăn kiêng. Tuy nhiên, đây chính là sự sai lầm, bạn hoàn toàn có chế độ ăn như người bình thường, chỉ cần giảm bớt đường, tinh bột, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, tăng cường ăn nhiều rau xanh, ăn đúng giờ và không ăn quá no.

Về lượng nước bạn nên duy trì mỗi ngày uống từ 1,5-2 lít nước và nên uống nước lọc, không uống nước có gas, hạn chế cà phê và đồ uống có cồn.

– Giảm đường huyết nhờ yogurt: Một số thức ăn chứa vi khuẩn tốt như yogurt sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Vận động thường xuyên

Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ giúp đường huyết của bạn ổn định hơn. Tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đi xe đạp hoặc thậm chí là dọn dẹp nhà cửa. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và hãy tập cho mình một thói quen ngủ đúng giờ. Sống vui vẻ, giữ tinh thần thoải mái.

Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh

Điều bạn cần biết :   Tiểu đường phù chân – cách phòng ngừa và điều trị

Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng

Bạn nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày kết hợp tập yoga hoặc thiền để giảm stress. Đây là những bộ môn đã được chứng minh giúp giảm đường huyết ở người tiểu đường hay bị căng thẳng.

Dùng thảo dược 

Bên cạnh việc dùng thuốc và điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập thì người bị tiểu đường, người bị tiểu đường có mức đường huyết cao có thể kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên như Nấm linh chi, dây thìa canh, Hoài sơn, sinh địa, trạch tả… để giúp hỗ trợ giảm đường huyết, ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bổ sung các hoạt chất từ thảo dược không những giúp hạ và ổn định đường huyết tốt hơn mà còn giúp tăng tác dụng, giảm liều dùng, giảm tác dụng phụ đồng thời ” trì hoãn” tăng liều thuốc tây trong lương lai, lâu dài là phòng ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường lâu năm gây ra.

Bằng công nghệ bào chế hiện đại, các thảo dược này đã được chiết tách và phối hợp trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold – sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Diagold là một trong những giải pháp được nhiều người bệnh tiểu đường tin dùng. Sản phẩm đã được Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế kiểm nghiệm, cấp phép lưu hành toàn quốc.

Tiểu đường  là một bệnh lý mạn tính, các triệu chứng và biến chứng đều diễn ra âm thầm không báo trước làm tích lũy nguy cơ tiến triển sang suy thận, bệnh lý tim mách, mù lòa hay hoại tử chi. Lựa chọn giải pháp an toàn, hiệu quả từ dược liệu thiên nhiên – Diagold ngay hôm nay để ngăn chặn căn bệnh toàn cầu này. 

Bạn đọc quan tâm sản phẩm Diagold vui lòng liện hệ hotline 0915 444 020 hoặc  tìm hiểu thêm thông tin TẠI ĐÂY

Hotline tư vấn và chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường

 

8. Các câu hỏi thường gặp về tăng đường huyết

7.1. Tăng đường huyết sau ăn ? nguyên nhân do đâu ?

Tăng đường huyết sau bữa ăn là tình trạng phổ biến ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng lên ở một người khỏe mạnh, một lượng insulin phù hợp được tiết ra từ tuyến tụy vào thời điểm thích hợp và insulin này hoạt động giúp làm giảm lượng đường trong máu, do đó khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết trở về giá trị khi đói.

Ngoài ra, ở người bị tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tốc độ tiết chậm và chức năng làm giảm đường trong máu không đủ, do đó 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết sẽ không giảm và tình trạng tăng đường huyết sẽ tiếp diễn.

7.2. Tăng đường huyết sau ăn làm gì để giảm ?

Giảm tình trạng tăng đường huyết sau ăn là điều rất cần thiết khi điều trị tiểu đường. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, bạn cần phải điều chỉnh 2 yếu tố :

Chia nhỏ bữa ăn :

Lượng thức ăn tiêu thụ có ảnh hưởng lớn nhất đến mức đường huyết sau khi ăn của bạn. Một cách để hạ thấp đường huyết tăng lên sau bữa ăn, đó là ăn ít hơn. Hãy để một phần bữa ăn chính cho bữa ăn nhẹ hoặc hai giờ sau đó. Nhờ đó, bạn sẽ có thể ăn tất cả các thực phẩm bạn muốn, nhưng không làm tăng lượng đường trong máu cùng một lúc.

Hoạt động thể chất :

Hoạt động thể chất sau khi ăn có thể làm giảm đường huyết cao sau bữa ăn.Bạn có thể dành 10–15 phút hoạt động nhẹ nhàng. Điều quan trọng bạn cần nhớ là tránh ngồi trong một khoảng thời gian dài sau khi ăn. Thay vào đó, hãy đi dạo hoặc làm một vài việc lặt vặt. Cố gắng lên lịch cho các hoạt động tích cực này sau bữa ăn.

7.3. Tăng đường huyết sau ăn và tăng đường huyết lúc đói ? yếu tố nào nguy hiểm hơn ?

Có thể nói, cả 2 yếu tố này, thì yếu tố nào cũng nguy hiểm cả Vì nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và làm tiến triển nhanh nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường kể cả biến chứng cấp tính và mãn tính. Chính vì vậy, dù là đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, chỉ số HbA1c thì người bệnh cũng cần phải kiểm soát tốt, càng về ngưỡng an toàn, càng an tâm về sức khỏe.

7.4. Vẫn uống thuốc tiểu đường nhưng đường huyết vẫn tăng ?

Bạn mắc bệnh tiểu đường, mặc dù đã dùng thuốc thường xuyên nhưng đường máu vẫn cao ? Theo các chuyên gia, điều này có thể là do :

Uống thuốc không đúng thời gian quy định : 

Mỗi loại thuốc điều trị tiểu đường đều được bác si kê toa và lưu ý hướng dẫn sử dụng : cách uống, thời gian, liều lượng…Tuy nhiên, đôi khi người bệnh tiểu đường quên mất điều này mà dùng thuốc không đúng thời gian. Điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, người bệnh tiểu đường nên chú ý đọc kỹ tờ toa hướng dẫn sử dụng thuốc để dùng thuốc đúng thời gian, từ đó mới đảm bảo hiệu quả điều trị.

Ỷ lại vào thuốc : 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vẫn uống thuốc tiểu đường nhưng đường huyết vẫn cao. Tuy quan niệm này hiện nay không còn nhiều, nhưng vẫn có một số trường hợp cho rằng chỉ cần dùng thuốc là đủ, không cần ăn uống, tập luyện vẫn có thể điều chỉnh được lượng đường trong máu.

Chỉ điều trị tiểu đường mà không điều trị bệnh liên quan :

Bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn chuyển hóa,  vì vậy đường huyết tăng cao  thường đi kèm với mỡ máu cao, các bệnh tim mạch, huyết áp. Chính vì vậy, bạn không chỉ nên dùng mình thuốc hạ đường huyết, mà cần sử dụng thêm các loại thuốc kiểm soát bệnh cơ hội như huyết áp cao, mỡ máu cao…

7.5. Tăng đường huyết sau khi tập thể dục 

Các bài tập thể dục có thể kích hoạt quá trình giải phóng các hormon căng thẳng như adre-nalin làm gan tăng giải phóng đường vào máu. Ở người bình thường, lnsulin sẽ được tiết ra để đưa lượng đường này vào tế bào và chuyển thành năng lượng để cơ thể hoạt động.

Tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường, quá trình tiết lnsulin bị giảm thiểu và/hoặc hormon này hoạt động không hiệu quả khiến lượng đường trong máu sau khi tập tăng lên. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về tình trạng tăng đường huyết sau tập. Bạn nên duy trì tập luyện đều đặn, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Nếu đường huyết thấp (dưới 70 mg/dl) hoặc cao (trên 250 mg/dl), bạn nên tạm dừng tập luyện.

Kết luận

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đường huyết tăng không ổn định. Nhưng nếu như đã hiểu rõ các nguyên nhân đó và có cách khắc phục xử lý tốt thì đường huyết của bạn sẽ nhanh chóng về mức an toàn và sẽ luôn được duy trì ổn định. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp người bệnh tiểu đường hiểu thêm về bệnh và cách điều trị hiệu quả để bảo đảm sức khỏe cho mình.

Bạn cần hỗ trợ tư vấn sức khỏe bệnh tiểu đường, hãy điều thông tin vào ô bên dưới chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!

Warning: file_get_contents(/home/dnqvdellhosting/public_html/diagold.net/wp-content/plugins/essential-addons-for-elementor-lite/assets/front-end/js/lib-view/plyr/plyr.min.js): failed to open stream: No such file or directory in /home/dnqvdellhosting/public_html/diagold.net/wp-content/plugins/essential-addons-for-elementor-lite/includes/Traits/Generator.php on line 260

Warning: file_get_contents(/home/dnqvdellhosting/public_html/diagold.net/wp-content/plugins/essential-addons-for-elementor-lite/assets/front-end/js/view/general.min.js): failed to open stream: No such file or directory in /home/dnqvdellhosting/public_html/diagold.net/wp-content/plugins/essential-addons-for-elementor-lite/includes/Traits/Generator.php on line 260

Warning: file_get_contents(/home/dnqvdellhosting/public_html/diagold.net/wp-content/plugins/essential-addons-for-elementor-lite/assets/front-end/js/view/sticky-video.min.js): failed to open stream: No such file or directory in /home/dnqvdellhosting/public_html/diagold.net/wp-content/plugins/essential-addons-for-elementor-lite/includes/Traits/Generator.php on line 260