Tâm lý người bệnh tiểu đường

Thật dễ hiểu khi bạn hoặc người thân mới phát hiện ra bệnh tiểu đường thì đa số trường hợp đều cảm thấy choáng, sốc về tâm lý. Vì hiện nay thành kiến về bệnh tiểu đường còn khá nặng nè, bệnh tiểu đường đồng nghĩa với chế độ ăn khổ hạnh khác người, đầy dẫy biến chứng và không thể sống được lâu. Tuy nhiên, chính những suy nghĩ tiêu cực đó vô tình đã “tiếp sức” cho bệnh tật. Do đó, người thân và gia đình cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tinh thần, cũng như giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường. 

1. Tâm lý người bệnh tiểu đường

Tâm lý bất ổn, lo lắng, sợ hãi, trầm cảm là những vấn đề thường gặp ở người bệnh tiểu đường khi mới được chẩn đoán, hay khi xuất hiện biến chứng hoặc khi bạn cảm thấy mất đi sức khỏe của mình. Thông thường, khi mới phát hiện bệnh tiểu đường người bệnh sẽ rơi vào các vấn đề tâm lý sau :

Khi bạn vừa mới phát hiện bệnh tiểu đường trong một lần khám sức khỏe định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng cao, bạn luôn chối bỏ bệnh vì lý do mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có triệu chứng đâu ? không biết bác sĩ, phòng xét nghiệm có nhầm không ? 

Bạn không muốn tin rằng mình bị tiểu đường ? Bạn vẫn tiếp tục sống lạc quan không chút đề phòng ( không đến khám bệnh, không muốn làm thêm các khám nghiệm vì sợ thêm bệnh tốn tiền ). Năm tháng qua đi, dù bạn không muốn tin thì bệnh tật vẫn ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, khi bạn không thể chối bỏ sự thực là mình mắc bệnh tiểu đường thì biến chứng đã nặng nề. Quá tự tin vào bản thân, tinh thần lạc quan thiếu thực tế, không cần đến sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn đã khiến bạn phải trả giá.

Tâm lý người bệnh tiểu đường

Tâm lý người bệnh tiểu đường

Một loại tâm lý tiểu đường thứ hai thường rơi vào những người có hiểu biết khá tốt, khi biết mình mắc bệnh, bạn tìm hiểu tài liệu, hỏi han những người đồng bệnh. Sau khi có được những thông tin về bệnh, bạn luôn sống trong nỗi ám ảnh bệnh tật, biến chứng. Bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong cơ thể (ngày thường không hề để ý đến) nay được nhân lên gấp bội: ngồi lâu một chút gây tê chân do thiếu máu tạm thời được quy kết do biến chứng thần kinh; mắt nhìn mờ đi do tăng, giảm đường máu quá nhanh luôn được coi là biến chứng mắt.

Sự lo lắng thái qúa gặm nhấm sinh lực của bạn, khiến bạn mất ăn, mất ngủ, cả gia đình phải lo lắng theo bạn và bạn cảm thấy mình có lỗi.

Bạn thân mến ! Phát hiện ra bệnh tiểu đường có thể là một may mắn với bạn, do đó đây là thời điểm bạn thay đổi lại lối sống theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường và cách điều trị hiệu quả

2. Vì sao người bệnh tiểu đường bị bất ổn tâm lý

Lo lắng, sợ hãi, trầm cảm là những vấn đề thường gặp ở người bệnh tiểu đường khi mới được chẩn đoán, hay khi xuất hiện biến chứng hoặc khi bạn cảm thấy mất đi sức khỏe của mình. 

Theo các nhà nghiên cứu bệnh tiểu đường và trầm cảm có mối quan hệ hai chiều với nhau. Cụ thể đối với những có những bất ổn về tinh thần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ngược lại khi mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tâm thần.

Cảm thấy khó khăn khi phải thay đổi lối sống để điều trị tiểu đường

Trên thực tế, để có thể sống khỏe với bệnh tiểu đường, người bệnh phải tự kiểm soát đường huyết của mình thông qua kiểm soát chế độ ăn uống, duy trì vận động, uống thuốc đúng cách. Điều này đã vô tình tạo ra áp lực và rào cản lớn khiến bạn cảm thấy gánh nặng không thể làm tốt được. 

Tiểu đường nên ăn gì kiêng gì

Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy khó khăn trong ăn uống

Đau khổ khi lo lắng về tương lai

Bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh này có thể xuất hiện ở độ tuổi trung niên ( 40 tuổi trở lên ), có tốc độ tiến triển nhanh và trong tương lai sẽ gây các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh sẽ khó có thể chấp nhận sự thật là bản thân đang mắc bệnh và có cảm giác bất an về tương lai của mình.

Lo lắng về việc điều trị và chi phí điều trị

Tâm trạng bất an khi ăn uống kiêng khem nhưng đường vẫn không ổn định, lo lắng không biết phác đồ điều trị tiểu đường của mình đã đúng chưa ? có phù hợp với tình trạng bệnh của mình không ? Ngoài ra gánh nặng chi phí, trong khi tuổi già sức yếu không thể làm việc, kinh tế phụ thuộc con cái, do đó, gánh nặng chi phí cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự bất ổn tâm lý người tiểu đường. 

Tự ti về bản thân khi làm gánh nặng cho gia đình

Cho đến nay, cả nền y học hiện đại và nên y học cổ truyền vẫn chưa có phương pháp nào chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Do đó, để kiểm soát đường huyết, người bệnh phải sử dụng thuốc hàng ngày, điều này làm tăng gánh nặng chi phí cho gia đình khiến tâm lý người bệnh tiểu đường càng nặng nề hơn. Họ sợ bị đối xử khác đi, sợ những thay đổi trong sinh hoạt của mình có thể ảnh hưởng đến nhịp sống của mọi người xung quanh. họ cảm thấy tự tư về bản thân, thay đổi cảm xúc thường xuyên khiến gia đình bị xáo trộn, cãi vã, xung đột …

Xem thêm : Bệnh tiêu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết

3. Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh tiểu đường 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở người bệnh tiểu đường là gì ? Với những bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết, một chế độ ăn kiêng là vô cùng khó khăn và stress. Do vậy, nguy cơ mắc trầm cảm ở người tiểu đường tăng gấp hai lần so với người bình thường. Theo các chuyên gia tâm lý, người bệnh có những bất ổn tâm lý sẽ có những biểu hiện sau : 

Mệt mỏi

Mệt mỏi được xem là triệu chứng nhận biết bệnh trầm cảm ở người bệnh tiểu đường. Thay vì người bệnh hoạt động như bình thường tuy nhiên ở người bệnh trầm cảm thường mệt mỏi, thiếu sức sống, ít giao tiếp, thường suy nghĩ một mình, đặc biệt tình trạng này thường xảy ra ở người không kiểm soát tốt đường huyết.

Nguy cơ trấm cảm ở người bệnh tiểu đường

Mệt mỏi được xem là triệu chứng nhận biết bệnh trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Thường xuyên mất ngủ

Mức đường huyết cao khiến người bệnh tiểu đường phải đi tiểu nhiều lần. Đặc biệt nếu đường huyết tăng vào ban đêm, người bệnh sẽ phải thức dậy liên tục để đi vệ sinh. Điều này khiến giấc ngủ bạn bị quấy nhiễu, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Các chuyên gia cho biết thiếu ngủ rất nguy hiểm đối với người bị tiểu đường, gây ảnh hưởng tâm lý người tiểu đường.

Thay đổi cảm xúc bất thường

Sự lo lắng thái quá về bệnh tiểu đường khiến người bệnh rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn. Điều này khiến người bệnh tiểu đường thường hay căng thẳng, cáu gắt, hung hăng, bực bội. Họ có thể làm bất cứ gì mà họ muốn mặc dù trước đó chưa làm. Nói chung họ có những thay đổi tâm lý, hành động rất thất thường.

Ăn không ngon miệng, bỏ ăn chán ăn

Người bệnh tiểu đường thường có cảm giác buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nhanh thấy no nên không thể ăn được nhiều. Điều này khiến cơ thể dễ bị suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng, có thể thiếu máu do thiếu vitamin và sắt. Tuy nhiên, có nhiều thường hợp mắc bệnh béo phì, thừa cân khi bị tiểu đường.

Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là bệnh lý thường gặp ở người bệnh tiểu đường lẫn người trầm cảm. Với những dấu hiệu như lơ là , không tập trung, không chú ý, lúc nhớ, lúc quên….Ngoài ra họ còn có biểu hiện kém trí nhớ như nói trước quên sau, nhầm lẫn sự việc này với sự việc khác và có khi họ quên luôn những việc nên làm.

Suy giảm trí nhớ ở người bệnh tiểu đường

Suy giảm trí nhớ ở người bệnh tiểu đường

Tự gây hại bản thân

Người bệnh tiểu đường thường có cảm giác chán nản, bi quan vì thấy mình mắc bệnh, háo tốn rất nhiều tiền bạc, tăng gánh nặng cho gia đình con cái nên họ muốn kết thúc sự sống. Tuy nhiên, hành vi này thường hiếm gặp hơn, nghĩa là bệnh nhân đái tháo đường ít khi tự sát.

Xem thêm : 7 biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất cấn phòng ngừa ngay

4. Những cách giúp ổn định tâm lý người tiểu đường

Hiểu rõ tâm lý người bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ bị trầm cảm, đồng thời còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Vì vậy, khi cải thiện được yếu tố tâm lý, thay đổi hành vi nhận thức và điều trị cá nhân, tình trạng bệnh của người bệnh sẽ tốt lên. Đối với họ, đơn thuần chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ, họ cần kết hợp với các liệu pháp tâm lý và sự hỗ trợ của người thân để giúp giảm căng thẳng hay những suy nghĩ tiêu cực. Sau đây là gợi ý có thể giúp bạn hay người thân cải thiện tốt hơn trong quá trình hồi phục sức khỏe

4.1. Đối với người bệnh 

Tự chăm sóc bản thân nhưng không hướng đến sự toàn diện

Trên thực tế, thực sự rất khó để người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hoàn hảo nhất. Bởi ngay từ khi bắt đầu điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ mọi thứ : tiểu đường nên ăn gì ? kiêng gì ? ăn như thế nào ? ăn bao nhiêu là đủ ? lựa chọn thực phẩm nào tốt cho người tiểu đường ? Ngoài ra, người bệnh còn phải thường xuyên kiểm tra đường huyết, huyết áp, cholesterol…để thực hiện đúng các điều này là chuyện không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, thay vì nỗ lực thực hiện mọi thứ cùng một lúc thì người bệnh nên tập làm quen, thay đổi một cách từ từ. Điều quan trọng là phải thật kiên nhẫn, không nản lòng cho dù kết quả không nhiều nhưng hãy duy trì điều đó và tự khen ngợi bản thân.

Thay đổi ăn uống để quản lý bệnh tiểu đường

Thay đổi ăn uống để quản lý bệnh tiểu đường

Hãy chia sẽ cùng người thân, người cùng cảnh ngộ

Đa số người bệnh tiểu đường thường có tâm lý chung là sợ chia sẽ tình trạng bệnh với nhiều người vì sợ gây phiền. Tuy nhiên bạn có biết, tâm trạng đè nén như vậy đã vô tình khiến tâm trạng bạn càng trở nên nặng nề hơn không ?

Chính vì vậy, thay vì bạn giữ chúng cho riêng mình, bạn nên chia sẽ với người thân hay người đồng cảnh ngộ mắc tiểu đường như bạn. Vì có như vậy bạn mới cảm thấy nhẹ lòng, tâm trạng thoải mái hơn, bệnh tiểu đường mới cải thiện tốt hơn. Hơn nữa, chỉ có chia sẽ thì mọi người mới hiểu và hỗ trợ bạn bạn giải quyết vấn đề để bạn không còn cảm giác bị cô lập trong chính tình trạng của mình. 

Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý

Tâm lý hoang mang, lo lắng khiến người bệnh tiểu đường ăn uống kiêng khem quá mức vì sợ đường huyết lên, mặc khác có nhiều trường hợp ” xem nhẹ ” bệnh tiểu đường, ăn uống một cách vô tội vạ. Chính vì điều này khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. 

Bạn có biết chế độ dinh dưỡng và tinh thần chính là chiếc chìa khóa tốt nhất để quản lý tốt bệnh tiểu đường không ?. Bạn nên ghi nhớ rằng, mắc bệnh tiểu đường không phải làm chấm dứt mọi thứ, bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc, sáng tạo, cống hiến và sống khỏe mạnh như người thường.

Yêu cầu sự giúp đỡ

Không có gì đáng xấu hổ khi bạn muốn có sự hỗ trợ từ người khác. Bởi có nhiều người nghĩ rằng việc cần sự hỗ trợ từ những người khác là do năng lực bản thân kém, nhưng điều này lại thể hiện sự mạnh mẽ. Chỉ có bạn mới biết chính xác là mình cần gì và cần sự hỗ trợ nào : bác sĩ hoặc nhân viên y tế hay chuyên gia tâm lý…Chính vì vậy, bạn đừng nên tuyệt vọng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong việc điều trị bệnh tiểu đường, hãy yêu cầu sự giúp đỡ để nhận những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể cải thiện vấn đề. 

Xem thêm : Thuốc trị tiểu đường an toàn hiệu quả nhất hiện nay

4.2. Đối với người nhà

Hỗ trợ người bệnh về dinh dưỡng

Để ổn định đường huyết cũng như ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Do đó, bạn nên hỗ trợ người bệnh trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe, lượng thức ăn cần tiêu thụ và thời gian ăn trong ngày.

Hỗ trợ người bệnh dùng thuốc, kiểm tra đường huyết

Suy giảm trí nhớ là vấn đề muôn thuở khi có bệnh tiểu đường ở người già. Nhớ nhớ, quên quên khiến họ không thực hiện đúng giờ uống thuốc cũng như liều lượng thuốc. Do đó, người thân hãy hỗ trợ họ, giúp họ quản lý chỉ số đường huyết tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên hỗ trợ người bệnh cách đo đường huyết tại nhà, bằng máy đo cá nhân nhé 

Hỗ trợ người bệnh vận động

Thường xuyên vận động cũng là một trong những cách giúp cải thiện tâm lý người bệnh tiểu đường. Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe mà còn giúp giảm stress. Từ đó, tinh thần người bệnh sẽ trở nên thoải mái hơn, lạc quan hơn. Chính vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc tiểu đường, bạn hãy đồng hành, hỗ trợ người thân vận động, tập thể dục. Bởi điều này không chỉ tốt cho sức khỏe bạn, người bệnh mà còn giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn kết hơn. 

Vận động giúp kiểm soát đường huyết

Vận động giúp kiểm soát đường huyết

Động viên tinh thần người bệnh 

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, không thể trị dứt điểm và có thể tiến triển nặng dần theo thời gian, do đó người bệnh thường gặp những tác động tiêu cực về tâm lý. Chính vì vậy, bạn nên quan tâm động viên người bệnh, thường xuyên trò chuyện, giúp đỡ người bệnh khi họ cần. Điều này không chỉ có tác dụng giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng của người bệnh mà còn có thể hỗ trợ một phần cho quá trình điều trị. 

Trên đây là những chia sẽ xoay quanh về vấn đề tâm lý người bệnh tiểu đường. Hy vọng đã giúp bạn và người bệnh tiểu đường có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể quản lý bệnh tốt hơn. Bệnh tiểu đường sẽ gây những bất ổn về tâm lý cũng như làm tăng nguy cơ trầm cảm do đó, bạn hãy luôn chủ động và đồng hành cùng người bệnh, giúp đỡ họ mỗi khi cần các bạn nhé !

Xem thêm : Thoát khỏi bệnh tiểu đường nhờ làm những điều này

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *