Tại sao người bị tiểu đường vết thương lâu lành hơn người khỏe mạnh

Vết thương lâu lành là một vấn đề thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Đối với người bình thường thì không có gì đáng lo ngại tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường thì rất nghiêm trọng bởi nó rất khó lành và nguy cơ vết loét nặng rất cao. Tại sao lại như vậy ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé ! 

1. Tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành

Người bệnh tiểu đường bị vết thương, hay nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn người bình thường. Tại sao lại như vậy ? 

Nguyên nhân là do bản chất của chất của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai dẫn đến tình trạng tăng cao lượng đường ( glucose ) trong máu.

Chính vì điều này, đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển sinh sôi gây nhiễm trùng. Lúc này, chỉ cần người bệnh tiểu đường có một vết xước nhỏ hoặc tổn thương da rất nhẹ cũng rất khó lành. Ngoài ra, các vi khuẩn có hại còn khiến sự lên mô hạt kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành.

Đặc biệt, nếu đường huyết không được kiểm soát cũng làm cho máu lưu thông không tốt. Khi tuần hoàn máu chậm lại, các tế bào hồng cầu di chuyển chậm hơn. Điều này khiến cơ thể khó vận chuyển chất dinh dưỡng đến vết thương. Do đó, các vết thương lâu lành hoặc có thể hoàn toàn không lành.

Ngoài ra, tổn thương thần kinh cũng là một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc làm lành vết thương. Người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết có thể làm tổn thương dây thần kinh của cơ thể, có nghĩa là người bệnh dễ dàng bị chấn thương bàn chân mà không nhận thức được họ đang bị thương. Điều này có thể khiến vết thương không được phát hiện sớm hoặc điều trị không đúng cách cũng sẽ làm cho vết thương ngày càng trở nên nặng nề khó kiểm soát. 

tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành

Tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành

Xem thêm : 6 cách trị tê bì chân tay người tiểu đường ai cũng làm được ?

2. Tiểu đường vết thương lâu lành có nguy hiểm không ?

Bị tiểu đường vết thương lâu lành là điều cực kỳ nguy hiểm, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, gây tử vong tức thì nhưng đây chính là nguyên nhân gây tàn phế, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ), mỗi phút trôi qua trên thế giới lại có 2 người tiểu đường phải đoạn chi vì loét bàn chân. Bởi vị trí bàn chân là nơi thường bị tổn thương nhất. Đây là vùng ít được chú ý, ở xa trung tâm và là bộ phận hay tiếp xúc với mặt đất nên rất dễ bị tổn thương. Ở người bệnh tiểu đường, biến chứng bàn chân chiếm tỷ lệ khá cao 15% so với biến chứng mắt, thần kinh…

Những vết thương nhỏ, vết cắt và vết bỏng, tiểu đường bị đứt tay rất thường xảy ra trong cuộc sống, nếu không chữa trị tốt có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể lây lan tại chỗ, đến các mô và xương chung quanh, hoặc đến những vùng xa hơn của cơ thể. Loét bàn chân tiểu đường là một ví dụ cụ thể, ban đầu vết loét sẽ gây đau gây khó khăn cho việc đi bộ, tập thể dục, nhưng sau đó có thể dẫn đến phải đoạn chi gây thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. 

Bị tiểu đường vết thương lâu lành có nguy hiểm không

Bị tiểu đường vết thương lâu lành có nguy hiểm không

Xem thêm : Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 loại nào tốt nhất ?

3. Cách chăm sóc vết thương cho người bệnh tiểu đường ?

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường thường có hai dạng. Cụ thể :

Chăm sóc vết thương tiểu đường chưa nhiễm trùng

Nếu người bệnh tiểu đường mới phát hiện vết thương và nó chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà.

Bước 1 : Vệ sinh vết thương 

Rửa sạch vết thương là việc đầu tiên bạn cần phải làm. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa vết thương. Lưu ý khi rửa, bạn nên rửa theo hướng từ trong ra ngoài, rửa nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Nếu vết thương có chảy máu, bạn hãy dùng miếng gạc sạch đè lên để cầm máu, sau đó rửa sạch, thấm khô vết thương bằng bông gạc sạch. 

Sau đó, bạn có thể dùng povidon iod để sát khuẩn sau khi rửa bằng nước muối sinh lý nhưng phải pha loãng. Nồng độ thường thấy ở hiệu thuốc là 10%, bạn cần pha lại theo tỷ lệ 1/10. Không sử dụng các thuốc sát khuẩn mạnh như nước oxy già… để làm sạch vết thương. Chúng không những không có lợi mà còn làm vết thương khó lành hơn.

Bước 2 : Thoa thuốc mỡ sát trùng

Để vết thương không bị nhiễm trùng, bạn có thể mua các loại thuốc mỡ sát trùng ( ví dụ như Neosporin ) hoặc thuốc trị lở loét cho người tiểu đường thoa vào vết thương.  Tuy nhiên, bạn chỉ nên thoa lớp mỏng và phải sử dụng đúng như hướng dẫn sử dụng của dược sĩ nhà thuốc. 

Bước 3 : Băng vết thương

Tùy theo vết thương lớn hay nhỏ mà bạn có hướng xử lý khác nhau. Nếu là vết thương rộng thì bạn dùng gạc hydrocolloid hoặc gạc mỡ để băng lại giúp vết thương mau lành, còn nếu chỉ là vết xước nhỏ bạn có thể sử dụng băng keo cá nhân mà không cần dùng thuốc mỡ sát trùng. 

Cách chăm sóc vết thương khi bị tiểu đường

Cách chăm sóc vết thương khi bị tiểu đường

Bước 4 : Thay băng và theo dõi vết thương

Thay băng ít nhất 2 lần sáng tối hoặc nhiều hơn là việc người bệnh tiểu đường cần làm hằng ngày. Mỗi lần thay bạn cần phải lặp lại các bước trên. Bạn nên theo dõi vết thương nếu thấy tiến triển xấu như sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay.

Chăm sóc vết thương tiểu đường đã bị nhiễm trùng

Nếu người bệnh tiểu đường có vết thương sâu hoặc nhiễm trùng, bạn phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám hỗ trợ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý để tránh hoại tử, đoạn chi. Và cũng tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ xem xét nên điều trị tại bệnh viện hay tại nhà. 

Nếu vết thương nhẹ, bạn có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên khi điều trị bạn cần lưu ý :

+ Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nên liên hệ ngay với bác sĩ khi vết thương trở nặng hoặc đau đớn, gây sốt, hoặc không lành sau vài ngày.

+ Không tự ý rắc kháng sinh vào vết loét hoặc đắp lá theo kinh nghiệm dân gian. Điều này có thể tạo các ổ loét sâu dưới da trong khi bề mặt vết thương vẫn khô.

+ Giảm áp lực lên vết loét :  Tránh tì đè vào vết thương mà hãy kê cao chân, xoay trở người bệnh thường xuyên nếu vết thương ở vùng lưng, mông hay xương cụt. Bạn có thể dùng găng tay y tế mua tại hiệu thuốc, bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới các vùng vết thương của người bệnh. Cách này sẽ giúp giảm áp lực rất tốt.

Xem thêm : Dây thìa canh trị tiểu đường hiệu quả bất ngờ không ai ngờ tới

4. Cách phòng ngừa vết thương lâu lành ở người bệnh tiểu đường

Tất cả các cách để giảm thiểu sự phát triển của những vết thương lâu lành ở người tiểu đường đó là kiểm soát lượng đường trong máu, chăm sóc và điều trị vết thương đúng kịp thời.

+ Bảo vệ, vệ sinh chân hàng ngày : Nên đi tất, dép, giầy, kể cả ở trong nhà để đảm bảo bàn chân của bạn không bị thương. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh chân thường xuyên bằng muối và lau khô để tránh vi khuẩn xâm nhập.

+ Kiểm tra chân thường xuyên : để phát hiện những vết thương, tổn thương kịp thời điều trị. Nếu xuất hiện những vết thương kéo dài không thấy khỏi thì nhanh đến cơ sở y tế để được điều trị đúng thời điểm. 

+ Kiểm soát đường huyết thường xuyên : đảm bảo đường huyết luôn ổn định để giảm thiểu tối đa các biến chứng tiểu đường. Để làm được điều này bạn cần phải :

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống : Đường huyết tăng cao sẽ khiến vết thương lâu lành hơn do đó, người bệnh nên cố gắng kiểm soát việc ăn uống chặt chẽ hơn, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế ăn tinh bột, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, các loại đậu.. ưu tiên trái cây giàu vitamin C và các protein tốt như đậu, cá… để tăng sức đề kháng và giúp vết thương nhanh lành hơn.

+ Thường xuyên vận động : vận động giúp cường lưu thong máu đến các chi, giúp các chi khỏe mạnh hơn.

+ Dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ : hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng liều thuốc uống hoặc chuyển sang tiêm insulin tạm thời.

Sống chung với tiểu đường, người bênh rất khó tránh biến chứng loét da. Thế nhưng, vẫn có nhiều người bệnh tiểu đường lâu năm không bị biến chứng này. Đơn giản bởi họ nắm rõ chiến lược phòng chống loét da dài hạn, trong đó : Họ kiểm soát tốt đường huyết, loại bỏ hiệu quả các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu, giảm cholesterol trong máu và học cách kiểm tra, chăm sóc bàn chân mỗi ngày.

Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm các thảo dược như Nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa….là những thảo dược truyền thống đã được các nhà nghiên cứu chứng minh không những giúp ổn định đường huyết, mà còn có khả năng chống viêm, giảm stress oxy hóa và điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp nâng cao thể trạng để cơ thể tự điều trị các tổn thương, từ đó phòng ngừa và cải thiện biến chứng loét da hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ đoạn chi.

Qua những chia sẽ ở trên hy vọng bạn đã biết được tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành và cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đặc biệt là biến chứng bàn chân. Hãy quan tâm chăm sóc sức khỏe thường xuyên, tìm cách xử lý và chăm sóc vết thương cho dù vết thương đó là nhỏ nhất. Đừng vì một phút lơ là rồi để xảy ra những rủi ro đáng tiếc bạn nhé !

Xem thêm : Tiểu đường ăn xôi được không ? 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *