Stress làm tăng đường huyết hay hạ đường huyết ở người tiểu đường ?

Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực công việc, nuôi dạy con cái…Vậy stress có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, stress làm tăng đường huyết hay hạ đường huyết ở người tiểu đường. Cùng tìm hiểu nhé !

1. Mối liên hệ giữa stress và bệnh tiểu đường

Theo các nhà nghiên cứu, stress và tiểu đường là hai vấn đề sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể nếu ở người bình thường tình trạng stress diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiểu đường type 2. Ngược lại, nếu người bị tiểu đường bị stress thường xuyên do phải điều trị lâu dài và thay đổi lối sống tích cực sẽ khiến cho tình trạng stress ở người bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Stress có làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Stress có làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều người bệnh có quan điểm là chỉ cần kiểm soát chế độ ăn uống như giảm giảm mức tiêu thụ tinh bột và tập thể dục là có thể kiểm soát tốt đường huyết, thế nhưng thực tế cho thấy người bệnh thực hiện tốt những điều này là chưa đủ, vì nếu người bệnh tiểu đường thường xuyên stress thì lượng đường trong máu cũng khó có thể kiểm soát tốt…

Người bệnh tiểu đường có thể nhận biết triệu chứng của stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác như :

+ Biểu hiện thể chất : Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,…

+ Biểu hiện tinh thần : buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán, sa sút trí nhớ…

+ Biểu hiện hành vi : Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,…

+ Biểu hiện cảm xúc : Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,…

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không ? 

2. Stress làm tăng đường huyết hay hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường ?

Stress có làm tăng đường huyết không ? Theo các nhà nghiên cứu, khi người tiểu đường bị stress, cơ thể sẽ tăng sản xuất hormon adrenalin hay cortisol, đây là loại hormon có thể khiến nhịp thở của người bệnh tăng cao gây cản trở việc chuyển hóa glucose từ đó gây tăng lượng đường trong máu. 

Ngoài ra, loại hormon này còn gây nên tình trạng đề kháng insulin điều này khiến bệnh tiểu đường tiến triển nặng nề hơn. Hơn nữa, khi bị stress người bệnh còn có xu hướng ăn uống nhiều hơn để giải tỏa căng thẳng, điều này khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Stress có gây tăng đường huyết không

Stress – mối nguy hiểm tiềm tàng gây tăng cân, tăng đường huyết ở người tiểu đường

Còn đối với một số trường hợp khác, người bệnh có thể mất cảm giác ngon miệng, ăn uống ít hơn hoặc có khuynh hướng dùng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên hay bánh kẹo….Nhìn chung, khi người tiểu đường bị stress thường xuyên sẽ dẫn đến một số biến chứng sức khỏe, bao gồm các rối loạn về thận, tiết niệu, sinh sản, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch như đột quỵ và cơn đau tim. Tất cả những thay đổi về hành vi cùng với kém hoạt động thể chất sẽ làm cho bệnh tiểu đường ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Như vậy, có thể thấy stress và bệnh tiểu đường là hai vấn đề song hành cùng nhau, stress có thể làm tăng đường huyết và ngược lại, tiểu đường cũng có thể khiến người bệnh lo âu, suy nghĩ nhiều dẫn đến stress. Chính vì vậy, để hạn chế stress cũng như hạn chế tối đa các vấn để sức khỏe liên quan đến tress và tiểu đường, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, lạc quan và tích cực, đồng thời tuân thủ điều trị để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Xem thêm : Đường huyết tăng cao sau ăn làm gì để giảm ?

3. Cách hạn chế stress ở người tiểu đường

Có thể nói tình trạng stress ở người tiểu đường xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt hoặc hạn chế các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số cách giảm stress ở người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo :

Giảm căng thẳng tinh thần

Tâm trí thoải mái, thư giãn sẽ giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Có một số cách đơn giản giúp thay đổi lối sống như thiền, đi bộ sẽ giúp kiểm soát tốt stress.

Cách giảm stress ở người tiểu đường

Thiền là một trong những cách giảm stress ở người tiểu đường

Giảm căng thẳng thể chất

Bạn cũng có thể xem xét thực hiện một số bài tập thể dục như đạp xe, bơi lội… để quản lý tốt đường máu. Tập luyện tốt và thường xuyên cũng sẽ giúp làm giảm stress và cải thiện tâm trạng của bạn.

Giảm căng thẳng về cảm xúc

Cần thực hiện các bước để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Stress sẽ tăng lên và kéo dài khi bạn không ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu và khó khăn để quản lý lượng đường trong máu của bạn. Hãy nhớ rằng ngủ quá nhiều (hơn 8,5 giờ mỗi đêm) cũng có thể làm lượng đường trong máu cao. Do đó, cần ngủ đủ thời gian cần thiết, vì ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho đường máu.

Giảm căng thẳng về công việc

Nếu bạn đi làm thì vấn đề căng thẳng trong công việc là điều khó tránh khỏi. Nếu đối mặt với tình trạng này bạn cần chia sẽ những vấn đề khó khăn bạn đang gặp phải với đồng nghiệp, sếp, hay người giám sát vì họ có thể giúp bạn giảm bớt hoặc hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải.

Nếu điều đó không có ích, bạn có thể xem xét và tìm hướng giải quyết khác như chuyển sang bộ phận khác hoặc tìm việc mới phù hợp hơn. Tuy việc tìm công việc mới có thể khiến bạn căng thẳng hơn nhưng khi ổn định bạn sẽ cảm thấy phù hợp hơn với kỹ năng và tính cách của bạn.

Giảm căng thẳng về gia đình

Đôi khi, cách tốt nhất để thoát khỏi stress là tìm cách nói và bộc lộ những nguyên nhân gây stress. Thực hiện một cuộc trò chuyện với một người bạn, gia đình hoặc một người nào đó mà bạn tin tưởng. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều một khi bạn đã nói chuyện về những bất an và căng thẳng của bạn. Thậm chí bạn có thể tham gia các cộng đồng hỗ trợ trực tuyến để có được bản lĩnh tốt hơn nhằm đối phó với stress.

Người tiểu đường cần làm gì để giảm stress

Chia sẽ với những người thân trong gia đình là một trong những cách giảm tress

Tự trang bị cho bạn kiến thức và hiểu biết tốt hơn về cách đối phó với bệnh đái tháo đường. Cần tái khám đúng hẹn với bác sĩ. Bạn cũng nên sử dụng bộ dụng cụ giám sát đường máu nhanh tại nhà để phát hiện bất kỳ thay đổi lượng đường trong máu của bạn.

Xem thêm : Điều trị tiểu đường tuýp 2 dùng thuốc và không dùng thuốc cách nào tốt ?

Bệnh tiểu đường bao nhiêu là cao ? bao nhiêu là bình thường ?

Trên đây là những thông tin chia sẽ về thắc mắc stress làm tăng đường huyết hay hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường ? Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *