Phải làm gì khi bị tiểu đường ? tiểu đường có nguy hiểm không

“ Phải làm gì khi bị tiểu đường? ” tiểu đường có nguy hiểm không ? đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi phát hiện mình bị tiểu đường.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra một vài lời khuyên hữu ích đối với người bị tiểu đường bởi bản thân cũng đã và đang áp dụng và thấy rất có hiệu quả. Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính nên nó không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, mà bạn chỉ có thể điều chỉnh lối sống cùng với chế độ ăn uống cho phù hợp để bệnh tình không biến chứng nặng hơn. 

1. Tâm lý thường gặp khi mới phát hiện bệnh tiểu đường

Với xã hội hiện nay, thành kiến về bệnh tiểu đường hãy còn khá nặng nề. Bệnh tiểu đường đồng nghĩa với chế độ ăn khổ hạnh khác người, đầy dẫy biến chứng và không thể sống được lâu. Thật dễ hiểu khi bạn hoặc người thân mới phát hiện ra bệnh tiểu đường, với đa số trường hợp đều cảm thấy choáng, sốc về tâm lý.

phải làm gì khi bị tiểu đường

Phải làm gì khi bị tiểu đường hoặc tiểu đường lâu năm

Dẫu biết rằng đây là sự thật nhưng bạn vẫn không tin ? Đặc biệt là khi bạn khám sức khỏe định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng cao, bạn luôn tự hỏi :  không biết thầy thuốc, phòng xét nghiệm có nhầm không ? mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có triệu chứng đâu ?, các bác sĩ nhìn đâu chẳng thấy vi trùng ?

Thế rồi bạn vẫn tiếp tục sống lạc quan không chút đề phòng ( không đến khám bệnh, không muốn làm thêm các khám nghiệm vì sợ thêm bệnh, thêm thuốc tốn tiền). Năm tháng qua đi, bệnh tật ngày càng phát triển và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe. Khi không thể chối bỏ sự thật cũng là lúc bệnh đã gây biến chứng nặng nề. Quá tự tin vào bản thân, tinh thần lạc quan thiếu thực tế, không cần đến sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn đã khiến bạn phải trả giá.

Một tâm lý thứ hai thường rơi vào những người có kiến thức, khi biết mình mắc bệnh, họ tìm hiểu tài liệu, hỏi han những người cùng cảnh..Sau khi có những thông tin về bệnh, họ luôn sống trong nỗi ám ảnh của bệnh tật, biến chứng. Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ nhất trong cơ thể cũng khiến họ sợ hãi. Ví dụ, ngồi lâu một chút gây tê chân do thiếu máu tạm thời được quy kết do biến chứng thần kinh; mắt nhìn mờ đi do tăng, giảm đường máu quá nhanh luôn được coi là biến chứng mắt.

Sự lo lắng thái qúa gặm nhấm sinh lực của bạn, khiến bạn mất ăn, mất ngủ, cả gia đình phải lo lắng theo bạn và bạn cảm thấy mình có lỗi. Trong trường hợp này bạn phải thật bình tĩnh vì bệnh tiểu đường không phải là tàn phế, bạn vẫn có thể tiếp tục sống và làm việc như người bình thường. Bạn hãy tìm đến những nhà chuyên môn để được tư vấn cách thay đổi lối sống theo hướng có lợi cho sức khỏe.

phải làm gì khi bị tiểu đường

Bất ổn tâm lý là điều không thể tránh khỏi khi phát hiện bệnh tiểu đường

Điều bạn cần biết : Thuốc tiểu đường Đông y tốt nhất hiện nay ? cách lựa chọn đúng

2. Phải làm gì khi bị tiểu đường ? tiểu đường có nguy hiểm không ?

 

Bệnh tiểu đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, thậm chí tử vong. Do đó, khi được chẩn đoán bị tiểu đường bạn cần có một thái độ đúng đắn : chấp nhận sự thật và bình tĩnh thực hiện các biện pháp điều trị. Một mình vật lộn với bệnh tiểu đường là điều không dễ, nhưng để sống khoẻ cùng bệnh là điều không khó.

Hãy để các nhà chuyên môn giúp bạn bằng cách thường xuyên đến tư vấn ở thầy thuốc, ghé các hiệu sách báo, tham gia câu lạc bộ dành cho người tiểu đường. Bạn đừng quá tin vào những lời quảng cáo hay đồn thổi về một phương thuốc thần kỳ có thể ” chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường “. Vì nếu có, chắc chắn nó sẽ được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Dưới đây sẽ là một những lời khuyên để trả lời cho câu hỏi: “ Phải làm gi khi bị tiểu đường ?

Thăm hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Trước tiên, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường, bạn nên chủ động đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kết luận chính xác về bệnh tình của mình.

Dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường đó là liên tục khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đói và mệt, sụt cân, thị lực yếu đi… bạn có thể cảm nhận được những thay đổi của cơ thể khi có những dấu hiệu này. 

Nếu chẳng may bạn mắc tiểu đường, cũng đừng quá lo lắng bởi tất cả đều trong tầm kiểm soát của bạn. Nhưng cũng đừng quá chủ quan bởi nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Khi được bác sĩ kết luận mắc tiểu đường, điều đặc biệt bạn cần làm là tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Nếu cần sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thì bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn, tất nhiên hết thuốc bạn bắt buộc phải quay lại tái khám. Nếu cần thiết hơn nữa, bạn có thể tự kiểm tra đường huyết ngay tại nhà của mình để kịp thời thực hiện các biện pháp hạ đường huyết.

Vận động thường xuyên hơn

            Lựa chọn bài tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng bệnh mỗi người

Phải làm gì khi bị tiểu đường ? Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, cần phải điều chỉnh lối sinh hoạt cho phù hợp. Bằng việc thực hiện chế độ ăn uống đúng giờ giấc kèm theo luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Thực hiện các bài tập thể dục đơn giản như hít thở sâu, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày…sẽ giúp cơ thể đào thải năng lượng tốt hơn. Bạn cần chú ý trong việc tập thể dục thể thao đó là không nên cố gắng tập những bài tập quá sức của bản thân, bởi dễ gây nên huyết áp cao. Nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Điều bạn cần biết : Người bệnh tiểu đường có ăn thịt bò được không ?

Điều chỉnh chế độ ăn uống – yếu tố cần làm khi bị tiểu đường

Người bị tiểu đường cần ăn nhiều rau củ quả và các loại trái cây

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của con người. Để cải thiện quá trình điều trị bệnh, các chuyên gia đưa ra những lời khuyên hữu ích để thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống cho hợp lý.

Người bị bệnh tiểu đường cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn:

– Ăn nhiều rau quả trái cây như: táo, lê, đào. Đây là những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát đường huyết và chỉ số HbA1c trong máu.

– Hạn chế các loại tinh chế như bánh mì trắng và mì sợ trắng, chỉ ăn lượng nhỏ như bữa ăn phụ.

– Hạn chế ăn ngọt tập trung vào các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như kem.

– Giảm nước ép trái cây, không nhiều hơn 1 ly mỗi ngày. Hoàn toàn loại bỏ những đồ uống có ga và nhiều đường ngọt. Đây là nguyên tắc mấu chốt dành cho người bị tiểu đường.

– Nên chọn ăn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu oliu và các loại dầu thực vật. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa.

– Ăn lành mạnh một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, ví dụ như cá, đậu, thịt gà không da.

– Ăn đủ 3 bữa ăn mỗi ngày và cố gắng không được bỏ bữa sáng bởi bữa sáng là bữa rất quan trọng.

– Ăn chậm rãi và dừng lại ngay khi thấy đã vừa đủ.

Dùng thuốc 

Đây là yếu tố bạn cần phải làm khi bị tiểu đường, sau khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập không đủ khả năng kiểm soát đường huyết, thuốc uống sẽ là loại thuốc đầu tiên bác sĩ kê cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Trong cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, có nhiều loại thuốc uống điều trị tiểu đường hoạt động theo các cơ chế khác nhau. Chẳng hạn như thuốc làm tăng hoạt tính của in-su-lin, thuốc ức chế hấp thu đường sau ăn hoặc thuốc kích thích tuyến tụy tăng tiết in-su-lin.

Điều bạn cần biết :

Duy trì cân nặng hợp lý 

Đa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị thừa cân hoặc béo phì. Do đó, trong các phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc không thể thiếu việc giảm cân. Điều này sẽ giúp tăng cường độ nhạy của cơ thể với insulin (giảm kháng insulin).

Người bệnh cần giảm cân an toàn và kiên trì qua chế độ ăn ít đường, mỡ và tập thể dục, không nên giảm cân quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thư giãn, giảm stress

Căng thẳng khiến cho cơ thể tiết ra nhiều hormone gây tăng đường huyết. Do đó bệnh nhân nên học cách thư giãn như: nghe nhạc nhẹ, tập yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh, massage… và nên ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá

Thuốc lá không chỉ là nguy cơ gây ung thư phổi hàng đầu mà còn khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát. Lượng cồn cao trong bia, rượu có thể gây biến chứng hoặc hạ đường huyết trầm trọng. Do đó, bệnh nhân nên bỏ thuốc lá và nói không với rượu, bia, cocktail…

Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên

Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều được chỉ định mua máy đo đường huyết để có thể kiểm soát được tình hình bệnh ngay tại nhà. Đây là điều rất cần thiết và nên thực hiện thương xuyên. Việc kiểm tra đường huyết tại nhà giúp bệnh nhân không bị vượt ngưỡng đường huyết, bởi khi đường huyết tăng quá nhanh sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không được hạ kịp thời. Vì vậy, khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, bạn nên trang bị ngay cho mình một chiếc máy đo đường huyết và tuân thủ nghiêm ngặt việc làm này mỗi ngày. Bạn sẽ được hướng dẫn đọc chỉ số đường huyết ngay khi mua máy. 

Bổ sung hoạt chất sinh học tự nhiên 

Tuyến tụy sinh ra in-su-lin nội sinh để chuyển hóa đường tạo năng lượng nuôi cơ thể. Khi bị tiểu đường làm in-su-lin nội sinh giảm hoặc không sản xuất in-su-lin làm lượng đường tăng cao, năng lượng chất nuôi cơ thể giảm đi, làm sức đề kháng giảm, miễn dịch cơ thể giảm, cơ thể dễ sinh bệnh, các cơ quan nội tạng giảm hấp thu và đào thải chất thải, cơ thể sẽ sinh mệt mỏi uể oải, ngại vận động, sút cân. 
tuyến tụy tiết insulin để kiểm soát đường
Tuyến tụy tiết in-su-lin để điều chỉnh lượng đường
Chính vậy, tuyến tụy suy yếu là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường tuýp 2 gia tăng. Dù dùng thuốc hay không dùng thuốc thì mục đích chính của việc điều trị bệnh tận gốc chính là cung cấp những dưỡng chất giúp tuyến tụy được phục hồi, cân bằng các rối loạn chuyển hóa đường, đạm, béo. Từ đó, giúp giảm đường trong máu, ổn định đường máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả..

Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt chất của nhiều loại thảo dược quý như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Hoài sơn, Mạch môn, Sinh địa… trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến tụy, kích thích tuyến tụy sản sinh in-su-lin, từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Mặc dù không khó khăn trong phương thức thực hiện nhưng với những cách chữa tiểu đường này, thành công chỉ đến với người thực sự quyết tâm. Kiên trì sẽ giúp người mới mắc trì hoãn việc dùng thuốc và giảm sự lệ thuộc vào thuốc ở người mắc bệnh lâu năm. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích ” phải làm gì khi bị tiểu đường “. Chúc bạn sớm áp dụng thành công để có sức khỏe tốt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin hoặc gọi đến số hotline 0915 444 020, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp ngay cho bạn !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *