Những lời khuyên từ bác sĩ điều trị tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, cần khám định kỳ, đều đặn và uống thuốc. Do đó việc thường xuyên gặp các bác sĩ điều trị tiểu đường để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tiểu đường định kỳ là điều rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro bệnh tật cũng như giảm những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng rối loạn chuyển hóa khi cơ thể không thể sản xuất hoặc không thể sử dụng được insulin – đây là một loại hormone cần thiết để chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Hiện nay tiểu đường là bệnh phổ biến thế nhưng vẫn chưa có thuốc đặc trị cho thể bệnh này. Cái mà Y học có thể làm được đó là giúp bệnh nhân ổn định đường huyết và ngăn chặn các biến chứng nặng của bệnh. Vậy làm sao để có thể “sống chung” với bệnh tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả. Hãy cùng nghe những lời khuyên từ bác sĩ điều trị tiểu đường để có lối sống phù hợp hơn nhé!

1. Những câu hỏi người bệnh tiểu đường nên hỏi khi gặp bác sĩ điều trị tiểu đường

Bệnh tiểu đường có liên quan rất nhiều đến dinh dưỡng, vận động và lối sống của mỗi người. Để sống khỏe cùng bệnh, người bệnh cần loại bỏ các hành vi nguy cơ và thực hiện các hành động có lợi nhất cho cơ thể mình.

Bác sĩ điều trị tiểu đường giỏi nhất

Bác sĩ điều trị tiểu đường 

Người bệnh tiểu đường nên và không nên ăn gì ?

Xây dựng được một thực đơn dành cho người tiểu đường lành mạnh và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe là vấn đề then chốt trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường. Do đó, khi mắc bệnh tiểu đường thì bất cứ người bệnh nào cũng cần phải biết tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Bệnh tiểu đường nếu không điều trị có ảnh hưởng gì không ?

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, nếu những thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của bạn không điều độ và lành mạnh và nếu bạn không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và lượng glucose trong máu, căn bệnh này gây tổn thương tới nhiều cơ quan trên cơ thể như suy thận, suy tim, nhiễm trùng, hoại tử… vì thế bạn không nên chủ quan. 

Xét nghiệm HbA1c là gì ?

Tiểu đường lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng gây nguy hại cho cơ thể đặc biệt là ở tim, thận, mắt và thần kinh. Vì vậy chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường ( đái tháo đường ) có ý nghĩa đặc biệt trong việc phòng ngừa biến chứng. Xét nghiệm HbA1C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh đái tháo đường.

Tần suất thử đường huyết là bao nhiêu lần

Người bệnh tiểu đường nên có máy thử đường huyết tại nhà để có thể tự kiểm tra đường huyết của mình mỗi ngày. Tùy vào từng loại tiểu đường mắc phải tuýp 1 hay tuýp 2, giai đoạn bệnh và kế hoạch điều trị mà bạn có tần suất thử đường huyết khác nhau. Để xác định được số lần thử mỗi ngày, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.

Bác sĩ điều trị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên tự theo dõi đường huyết tại nhà

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ so với tiểu đường tuýp 2

2. Bác sĩ tiểu đường chỉ ra những sai lầm thường gặp khi điều trị tiểu đường

Với người bệnh tiểu đường, có rất nhiều sai lầm xuất phát từ việc bản thân người bệnh không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình, hoặc không được tư vấn những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị. Dưới đây là những sai lầm người bệnh tiểu đường thường gặp :

Kiêng hoàn toàn tinh bột và đường

Rất nhiều người bệnh tiểu đường nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột thì đường huyết sẽ được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng bởi một bữa ăn của người bệnh tiểu đường cần phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột đường, đạm, béo, vitamin khoáng chất….

Sai lầm khi điều trị tiểu đường

Sai lầm khi điều trị tiểu đường

Chỉ cần theo dõi đường máu vào buổi sáng

Chỉ theo dõi đường máu vào buổi sáng lúc đói hay khi chưa ăn sáng là quan điểm sai lầm vì theo dõi đường máu sau ăn cũng là việc làm rất quan trọng bởi nếu chỉ số đường huyết sau ăn cao cũng gây ra rất nhiều biến chứng cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi cả đường máu lúc đói và sau ăn thường xuyên cho đến khi đường máu ổn định.

Dùng mãi một đơn thuốc

Hiện nay có rất nhiều người bệnh tiểu đường đã và đang điều trị bằng đơn thuốc của người quen hoặc do người thân mách bảo. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi bệnh nhân sẽ có một mục tiêu điều trị riêng, sự đáp ứng với thuốc cũng trên nền bệnh lý và những bệnh phối hợp khác như: suy gan, suy thận, suy vành… Do đó không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia. Tình trạng sử dụng chung đơn thuốc như vậy đôi khi đã để lại cho người bệnh những tác dụng không mong muốn như: tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan, suy thận…

Hết thuốc nhưng không mua dùng tiếp mà chờ đến ngày khám lại

Đây là sai lầm rất nguy hiểm. Người bệnh tiểu đường type 2 thiếu insulin sẽ làm đường huyết tăng cao, gây mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Còn ở người bệnh tiểu đường type 1 thiếu insulin 6 giờ có thể phải đi cấp cứu vì nhiễm toan ceton. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nếu không dùng thuốc có thể dẫn đến sai lệch kết quả đường huyết, khó điều chỉnh liều thuốc.

Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác

Có rất nhiều người bệnh tiểu đường chỉ dùng thuốc hạ đường huyết mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng. Điều này hoàn toàn sai bởi theo các nhà nghiên cứu, khoảng 80% người bệnh tiểu đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Khi bị ốm cũng bỏ luôn thuốc tiểu đường

Có không ít người bệnh nghĩ rằng bị ốm, ăn kém thì đường huyết sẽ hạ nên cần giảm hoặc ngừng uống thuốc tiểu đường. Điều này rất nguy hiểm bởi khi bị ốm thì các hormone trong cơ thể sẽ tăng lên, làm đường huyết tăng cao. Vì vậy, cho dù bị ốm, sốt, ăn ít nhưng cơ thể lại cần nhiều insulin hơn cho nên người bệnh cần giữ nguyên liều insulin để kiểm soát đường.

Bỏ thuốc tiểu đường có ảnh hưởng gì không

Bỏ thuốc tiểu đường ngay khi bị ốm là quan điểm sai lầm

Xem thêm : Người bệnh tiểu đường hay tiểu đêm làm sao để hết

2. Những lời khuyên của bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nói chung là bài toán khá nan giải bởi nó chưa có thuốc điều trị tận gốc tình trạng bệnh. Hầu hết bệnh nhân có thể sống tốt với bệnh tiểu đường hoặc tình trạng bệnh thuyên giảm là nhờ chế độ dinh dưỡng và kết hợp tập luyện, dùng thuốc phù hợp. 

Dưới đây sẽ là những lời khuyên hữu ích của bác sĩ điều trị tiểu đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường :

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh nên ăn các thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mì, ngũ cốc và các loại rau quả có nhiều tinh bột như khoai tây, hạt đậu. Các chất xơ hòa tan cũng đem lại nhiều hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm đáng kể hàm lượng đường trong cơ thể. Như các bạn đã biết chất xơ có nhiều trong trái cây và rau xanh cùng với các loại hạt, vì vậy không hề khó tìm. Bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế đồ ăn ngọt và những thực phẩm có đường. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu gia tăng rất ít sau khi ăn những bữa nhỏ hơn là thay vì tăng lượng thức ăn trong 1- 2 bữa chính.

Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn

Hãy bắt đầu bằng việc xác định các bài tập phù hợp với mình nhất. Vừa giúp rèn luyện cơ thể vừa đảm bảo an toàn. Cụ thể những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, nhịp điệu sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Tránh những bài tập cần nhiều sức lực như đánh bóng, chạy nhanh… sẽ không tốt với những bệnh nhân tiểu đường kèm huyết áp cao

Bên cạnh việc có chế độ ăn hợp lý và rèn luyện thể thao người bệnh cần kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể mình bằng việc đo nồng độ đường huyết trước và sau khi tập luyện. Đây là điều bắt buộc bạn cần phải làm để xác định thời điểm an toàn nhất cho bạn để tập luyện.

Tập thể dục giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Lời khuyên của bác sĩ điều trị tiểu đường

Tuân thủ chế độ điều trị

– Dùng thuốc đều đặn đúng giờ, đúng liều không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị tiểu đường.

– Theo dõi đường huyết thường xuyên

– Nên mang theo sổ khám sức khỏe bên mình.

Nhận biết các dấu hiệu 

Hạ đường huyết : run rẩy, đói, vã mồ hôi, chóng mặt, đánh trống ngực, co giật, hôn mê…

Tăng đường huyết : khát nhiều, tiểu nhiều, buồn ngủ….

Vệ sinh cá nhân 

– Người bệnh nên vệ sinh cá nhân hàng ngày 

– Nên kiểm tra bàn chân hàng ngày nhằm phát hiện các tổn thương như phồng, chai, vét loét..

– Không cắt móng tay móng chân quá sát. 

– Mang giầy đúng cỡ, không đi chân không

– Điều trị tại các cơ sở khi có vết thương

Xem thêm : Trị tiểu đường bằng cây sả có hiệu quả như lời đồn

                              Thuốc Đông y trị tiểu đường tốt nhất hiện nay – cách lựa chọn đúng

Trên đây là thông tin về những câu hỏi khi gặp bác sĩ điều trị tiểu đường và những sai lầm thường gặp khi điều trị tiểu đường. Hy vọng qua bài viết người bệnh sẽ có cái nhìn tích cực và chung sống an toàn hơn với bệnh tiểu đường. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *