Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Tiêm insulin là một trong những phương pháp điều trị thường quy giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy khi tiêm insulin người bệnh cần lưu ý gì, những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường.

1. Những điều nên làm khi tiêm insulin cho người tiểu đường

Hiện nay, để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường cần kết hợp nhiều phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, thuốc uống, tiêm insulin….. Trong đó, tiêm insulin là một phương pháp điều trị hiệu quả nếu người bệnh được tiêm đúng cách và đúng chỉ định. Dưới đây là những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin ở người tiểu đường.

Thay đổi vị trí tiêm insulin

Để hạn chế các biến chứng có thể gây kích ứng da và loạng dưỡng mô mỡ dưới da cũng như tăng sự khó chịu khi tiêm insulin, người bệnh tiểu đường nên luân phiên các vị trí tiêm. Đặc biệt với những trường hợp sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày phải tiêm ở các vị trí và ở các vùng khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không tiêm insulin nhiều lần ở cùng một vị trí. Bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng loạn dưỡng lipid, nổi cục cứng làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc insulin.

Ví dụ, nếu bạn tiêm insulin ở bụng trước bữa sáng, thì bữa trưa bạn có thể tiêm vào đùi và tiêm vào cánh tay trước bữa tối. Cố gắng không tiêm gần rốn hoặc tiêm gần các vết sẹo, nốt ruồi.

Những điều nên và không nên khi tiêm insulin ở người tiểu đường

Những điều nên và không nên khi tiêm insulin ở người tiểu đường

Làm sạch da trước khi tiêm

Trước khi tiêm insulin, người bệnh nên thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh vị trí tiêm để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Bạn có thể dùng xà phòng, nước ấm để rửa tay. 

Đo đường huyết thường xuyên

Theo dõi đường máu thường xuyên khi tiêm insulin là việc làm hết sức quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Tùy vào tình trạng bệnh, chế độ ăn uống, vận động, mức độ căng thẳng….lượng đường trong máu của bạn liên tục thay đổi. Nếu chỉ số đường huyết của bạn thay đổi quá nhiều, bạn cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều tiêm insulin. 

Nên nhận biết và biết sớm các dấu hiệu hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một trong những tác dụng phụ của insulin ở người bệnh tiểu đường khi tiêm thuốc insulin quá liều/sai kỹ thuật. Ngoài ra, chế độ ăn uống quá kiêng khem, tập thể dục gắng sức cũng gây ra tình trạng này. Tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều, vì có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu hạ đường huyết như mệt mỏi, đói cồn cào, tim đập nhanh, run rẩy, toát mồ hôi….bạn phải xử lý ngay.

Nếu trường hợp hạ đường huyết nhẹ, bạn có thể uống nước đường, nhai kẹo, bánh ngọt…nếu trường hợp hạ đường huyết nặng như mất ý thức, hôn mê, người nhà nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Hàng ngày, người bệnh tiểu đường nên thử đường máu trước khi tập, nếu đường máu < 7 mmol/l, cần ăn 15g carbonhyrat để dự phòng cơn hạ đường huyết.

Tiêm insulin bị hạ đường huyết

Người bệnh tiểu đường nên nhận biết sớm triệu chứng hạ đường huyết để xử lý kịp thời

Xem thêm : Cách tiêm insulin đúng cách tránh tác dụng phụ hiệu quả ?

2. Những điều không nên làm khi tiêm insulin cho người tiểu đường

Theo các chuyên gia, tiêm insulin không có nghĩa là bệnh tiểu đường nặng lên mà đây là phương pháp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn so với dùng thuốc uống. Vì vậy, để đem lại hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, khi tiêm insulin cần phải lưu ý một số vấn đề sau :

Tiêm insulin quá sâu

Tiêm insulin quá sâu có thể khiến cơ thể hấp thu nhanh insulin, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tác dụng của insulin và việc tiêm sẽ trở nên vô cùng đau đớn. Cách tốt nhất, insulin nên được tiêm vào lớp mỡ ngay dưới da. 

Tiêm insulin cần lưu ý gì

Tiêm insulin quá sâu có thể gây đau nhiều sau khi tiêm

Xem thêm : Tiểu đường biến chứng suy tim nguyên nhân cách điều trị hiệu quả

Đợi hơn 15 phút mới ăn sau khi tiêm insulin

Insulin tác dụng nhanh thường được chỉ định tiêm ngay sau khi ăn để hạn chế tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, vì lý đo nào đó bạn không thể ăn sau tiêm, thì nguy cơ bạn bị hạ đường huyết rất cao. Do đó, nếu bạn không thể ăn ngay sau khi tiêm, hãy mang theo bên mình một viên đường glucose, mận khô hoặc kẹo cứng để tránh bị hạ đường huyết 

Hoảng loạn khi bạn tiêm nhầm liều insulin

Đừng mất bình tĩnh hay hoảng loạn khi bạn tiêm nhầm liều insulin – quá ít/quá nhiều. Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu ngay để biết bạn nên xử lý từ đâu. Ví dụ, nếu bạn tiêm quá nhiều insulin, bạn hãy ăn hoặc uống các loại carbohydrate hấp thu nhanh, ví dụ như nước trái cây hoặc thanh glucose. Còn đối với trường hợp bạn tiêm nhầm liều insulin quá ít hoặc quên tiêm insulin trước bữa ăn và phát hiện đường huyết lên quá cao, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Thay đổi liều insulin hoặc ngừng tiêm insulin nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ

Dùng insulin có thể giúp bạn giữ mức đường huyết ở mức an toàn, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định liều tiêm insulin, loại insulin phù hợp. Người bệnh tiểu đường không được tự ý giảm hay tăng liều insulin khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi diều này sẽ khiến người bệnh gặp nguy cơ cao mắc phải các biến chứng và phản ứng phụ của insulin.

Nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần. Tùy vào mức đường huyết và các biến chứng, bác sĩ sẽ đánh giá nhu cầu insulin và điều chỉnh liều tiêm cho phù hợp. 

Những điều không nên làm khi tiêm insulin ở người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường không được tự ý điều chỉnh liều insulin khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Xem thêm : Tiêm insulin có gây tăng cân không ? vì sao ?

                              Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết ngăn biến chứng ?

Tóm lại, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tiêm insulin vào cơ thể là một trong những biện pháp điều trị và quản lý bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tiêm insulin không đúng kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý kỹ hướng dẫn sử dụng insulin tránh biến chứng, gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nhé. Hy vọng bài viết những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin ở người tiểu đường đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *