Người tiểu đường bị trầm cảm và cách đối phó hiệu quả

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần khá nguy hiểm tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của người bệnh tiểu đường. Vậy để hạn chế những nguy hiểm khi người bệnh tiểu đường bị trầm cảm mang lại, cùng tìm hiểu cách đối phó ngay dưới đây

1. Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và trầm cảm

Tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rất nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết đôi khi khiến người bệnh tiểu đường kể cả tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 có nguy cơ mắc trầm cảm. Và ngược lại, nếu bạn bị trầm cảm thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Theo các chuyên gia, bệnh trầm cảm cũng là một bệnh lý rất phức tạp. Trầm cảm khiến bạn không thể chăm sóc tốt bản thân, điều này có thể dẫn đến tăng đường huyết và xuất hiện các biến chứng của tiểu đường.

Tiểu đường bị trầm cảm làm sao để hết

Tiểu đường bị trầm cảm làm sao để hết

Chính vì vậy, nếu người bệnh tiểu đường gặp một hoặc nhiều các triệu chứng bệnh trầm cảm dưới đây thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để điều trị bệnh tiểu đường bị trầm cảm :

+ Không muốn gặp ai và không muốn làm bất cứ điều gì

+ Hay buồn, bồn chồn hoặc hay tức giận, nổi nóng, kháu khỉnh…

+ Cảm thấy chán, thất vọng thường xuyên và trong thời gian dài.

+ Đi chậm và không muốn nói chuyện với bất cứ ai, xa lánh tấc cả mọi người.

+ Mất ngủ, mất tập trung hay thức dậy vào ban đêm hoặc ngủ dậy nhưng không muốn ra khỏi giường.

+ Thay đổi cảm giác ăn uống, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít khiến lượng đường tăng giảm thất thường.

+ Mất sức sống, căng thẳng, cảm giác mệt mỏi mọi lúc.

+ Khó chịu, kích động hoặc ủ rũ

+ Nghĩ đến cái chết hay có hành vi tự tử, luôn tìm cách làm tổn hại cơ thể.

Làm sao để biết được người tiểu đường bị trầm cảm ? Tuy hiện nay chưa có bất kỳ xét nghiệm nào có thể chẩn đoán phát hiện bệnh trầm cảm nhưng dựa vào các triệu chứng mà người bệnh kể, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp. 

Xem thêm : Dùng khổ qua trị tiểu đường có hiệu quả như lời đồn ?

2. Cách điều trị bệnh trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Hiện nay, việc điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm có thể được thực hiện cùng nhau và khi điều trị hiệu quả một trong hai thì sẽ tác động tích cực đến bệnh còn lại. Tùy theo tình trạng bệnh mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp tránh bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện bệnh trầm cảm ở người bệnh tiểu đường.

Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Việc quản lý người bệnh tiểu đường tập trung vào việc thay đổi hành vi đã thành công trong việc giúp người bệnh cải thiện được quá trình trao đổi chất, tăng mức độ tập thể dục, quản lý cân nặng và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác. Bạn có thể tham gia các chương trình quản lý bệnh tiểu đường, để tìm hiểu rõ hơn về các cách cải thiện cảm xúc, từ đó giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cách điều trị trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường là một trong những cách giúp tránh cầm cảm

Tâm lý trị liệu 

Theo các chuyên gia tâm lý, việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp người bệnh tiểu đường bị trầm cảm dần dần hồi phục trở lại, thoát khỏi sự phiền nhiễu của trầm cảm, mà đó còn là hành trình giúp người bệnh hiểu thêm bản thân mình, gia tăng sự tự tin và thích nghi với đời sống, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường được tốt hơn.

Tùy vào mỗi cá nhân và câu chuyện của họ mà tâm lý gia lựa chọn liệu pháp phù hợp như : 

+ Nhận thức & trị liệu hành vi

+ Trị liệu nghệ thuật

+ Trị liệu gia đình

Thay đổi lối sống

Như chúng ta đã biết, môi trường sống là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây trầm cảm, thế nên việc xây dựng một lối sống phù hợp có thể giúp bạn gia tăng “sức đề kháng” của tinh thần. Chính vì vậy, bạn nên :

+ Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích

+ Tập thể dục đều đặn

+ Tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội

+ Phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh

Dùng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp phổ biến giúp điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm. Tùy vào tình trạng bệnh trầm cảm nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và hàm lượng, liều lượng, thời gian điều trị chống trầm cảm phù hợp. Hiện nay, các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm như :

+ Thuốc ức chế tái hấp thu serotonine (SSRIs) có chọn lọc.

+ Thuốc ức chế monoamine oxidase

+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng

+ Thuốc chống trầm cảm không điển hình

+ Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine and dopamine (NDRIs)

Như vậy, việc được tư vấn, hoặc tâm lý trị liệu, đặc biệt khi kết hợp với điều trị bằng thuốc, có thể giúp kiểm soát được người bệnh tiểu đường bị trầm cảm.

Xem thêm : Điều trị tiểu đường tuýp 2 dùng thuốc và không dùng thuốc cách nào tốt ? 

3. Cách phòng ngừa trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Như đã phân tích ở trên, bệnh trầm cảm có thể nặng và làm thay đổi cuộc sống và hạnh phúc của những người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, để ngăn ngừa hoặc tránh trầm cảm, bạn cần có nhiều thay đổi lối sống và kỹ thuật quản lý căng thẳng. Dưới đây là một cách giúp bạn phòng ngừa bệnh trầm cảm bạn có thể tham khảo :

Tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục thường xuyên là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe tinh thần của mình. Theo Mayo Clinic, tập thể dục có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm dịu hệ thần kinh trung ương đồng thời giúp giải phóng các chất hóa học như endorphin, giảm các hóa chất của hệ thống miễn dịch từ đó giúp cải thiện tâm trạng. 

Tập thể dục giúp người bệnh tiểu đường hết trầm cảm

Tập thể dục giúp người bệnh tiểu đường hạn chế trầm cảm

Ngủ đủ giấc

Rối loạn giấc ngủ là một trong các dấu hiệu của người bệnh tiểu đường bị trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy cố gắng phát triển thói quen ngủ lành mạnh, thiết lập giờ ngủ, dậy đều đặn sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ăn uống lành mạnh

Uống đủ nước, thường xuyên nấu ăn từ nguồn nguyên liệu tốt cho não bộ như cá, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, ngũ cốc, dầu ô liu, trái cây tươi và các loại rau, củ…cũng là một trong những cách giúp bạn ngăn ngừa trầm cảm. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều rượu, hút thuốc cũng là các tác nhân gây trầm cảm. Do đó, bạn nên hạn chế uống rượu, chất kích thích để giúp đường huyết luôn ổn định và tâm trạng được cải thiện tốt hơn.

Giảm căng thẳng

Học cách quản lý và đối phó với căng thẳng là điều cần thiết để có sức khỏe tinh thần tối ưu. Để quản lý căng thẳng, bạn có thể học cách để mọi thứ diễn ra mà bạn không thể kiểm soát, thiền định….

Duy trì kế hoạch điều trị của bạn

Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, sẽ có cách ứng xử với bệnh hoàn toàn khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu tình trạng hoặc các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời bạn hãy thực hiện theo kế hoạch điều trị của bác sĩ một cách cẩn thận, uống thuốc và thay đổi lối sống theo khuyến cáo.

Cách phòng ngừa trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Duy trì kế hoạch điều trị giúp bạn quản lý tốt bệnh tiểu đường và trầm cảm

Xem thêm : Cách đo đường huyết và huyết áp tại nhà chính các nhất

                             Thuốc tiểu đường Met-for-min và những lưu ý khi sử dụng 

Trên đây là những thông tin chia sẽ về người bệnh tiểu đường bị trầm cảm hay cách cải thiện chứng trầm cảm ở người bệnh tiểu đường. Trầm cảm tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được nó bằng cách tuân thủ chế độ điều trị, tránh tâm lý bi quan, chán nản. Hy vọng bài viết đã chia sẽ cho bạn nhiều thông tin hữu ích !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *