Người tiểu đường bị phù chân cách phòng ngừa và điều trị

Khi bị đái tháo đường hay tiểu đường, sẽ có nhiều glucose tích tụ máu trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng. Tiểu đường bị phù chân là một trong những biến chứng thường gặp khi bị đái tháo đường. Bài viết sau đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn  cách phòng ngừa và điều trị chứng tiểu đường phù chân.

1. Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh mãn tính với biểu hiện là lượng đường trong cơ thể cao hơn so với mức bình thường. Người bị tiểu đường có thể do bị thiếu hụt hoặc là đề kháng với insulin trong cơ thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi bệnh tiểu đường khởi phát và tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt, kéo dài trong 10-15 năm, sẽ xuất hiện các biến chứng như biến chứng mắt, biến chứng tim mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh tiểu đường….Ngoài ra, tổn thương thần kinh và hoại thư có nhiều khả năng xảy ra ở chi dưới (bàn chân), chức năng dẫn truyền của dây thần kinh giảm/ biến mất, sự tê liệt/ mất tri giác, sự bất ổn cân bằng cơ thể làm biến dạng bàn chân, gây cục chai ở chân và trạng thái bất tiện khi đi lại. Sau đó, chân có thể xuất hiện hoại thư mà các mô bị hoại tử đen cùng với loét và bốc mùi do tình trạng tắc mạch máu và nhiễm trùng ở chi dưới. Các biến chứng khác có thể xảy ra vào lúc này.

2. Dấu hiệu của biến chứng bàn chân đái tháo đường

Nếu bị mắc đái tháo đường, bàn chân của bạn sẽ có những biểu hiện sau:

– Da chân bị thay đổi màu.

– Nhiệt độ da chân lúc tăng lúc giảm.

– Bàn chân hoặc mắt cá chân bị phù, sưng tấy, đỏ.

– Đau ở bàn chân.

– Vết loét ở bàn chân bị chảy nước.

– Móng chân xuất hiện vết chai hoặc bị mọc ngược.

– Xuất hiện các vết rạn nứt quanh gót chân.

– Chân xuất bị mùi hôi bất thường kể cả khi đã rửa sạch.

3. Nguyên nhân khiến người tiểu đường bị phù chân

Triệu chứng phù chân ở người bị tiểu đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:

Tiểu đường bị phù chân do biến chứng thận

phù chân do tiểu đường

Tiểu đường bị phù chân có nguy hiểm không

Triệu chứng phù nề, sưng bàn chân ở người tiểu đường phần lớn là do biến chứng thận gây nên. Khi đường huyết tăng cao sẽ tạo ra nhiều chất oxy hóa độc hại gây tổn thương hệ thống mạch máu nhỏ tại thận. Hậu quả là khả năng lọc máu của thận bị suy giảm ứ nước, ứ muối trong cơ thể và dẫn đến phù. 

Xơ gan

Xơ gan cũng là nguyên nhân gây ra biến chứng phù chân ở người bị tiểu đường. Người bị xơ gan có thể gây thiếu albumin. Đây là cơ quan ảnh hưởng đến việc điều tiết các chất dịch ở khu vực bụng và chân. 

Suy tim sung huyết 

Lượng đường tăng cao trong máu khiến tim, hệ tuần hoàn bị tổn thương nặng. Khi đó, khả năng bơm máu từ tim đến các bộ phận bị ảnh hưởng. Và khu vực chân sẽ chịu tác động nghiêm trọng nhất do nó ở xa tim. Thông thường, lượng máu sẽ đọng lại trong chân và trở thành nguyên nhân gây phù chân của bệnh nhân tiểu đường.

Tiểu đường phù chân do suy giãn tĩnh mạch

Lượng đường trong máu cao làm suy giảm chức năng của tĩnh mạch, khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi kém dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, gây áp lực lên hệ thống mạch máu ở chân và đây cũng là nguyên nhân của hiện tượng tiểu đường phù chân ở người bệnh tiểu đường. 

Các nguyên nhân khác 

Phù nề chân vì trời nóng : Bàn chân có thể sưng trong thời tiết nóng là do các tĩnh mạch giãn ra để làm mát tự của cơ thể. Tuy nhiên tĩnh mạch có thể không thể mang máu về tim được dẫn đến việc tích tụ chất lỏng ở mắt cá chân và bàn chân.

Phù nề chân do uống rượu bia : Uống rượu bia có thể khiến bạn bị sưng chân vì cơ thể bạn giữ lại nhiều nước hơn sau khi uống. Thông thường hiện tượng phù nề sẽ biến mất trong vòng một vài ngày. 5.

Mỗi nguyên nhân tiểu đường bị phù chân cần kết hợp các biện pháp điều trị tiểu đường khác nhau, vì vậy cách tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để tìm được nguyên nhân chính xác. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bác thêm 1 số loại thuốc khác bên cạnh thuốc hạ đường huyết để giúp bác giảm phù. Đặc biệt, tình trạng này không nên trì hoãn mà cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh cho bệnh tiến triển nặng thêm.

4. Tiểu đường phù chân có nguy hiểm không?

Tiểu đường phù chân là một trong nhiều biến chứng của tiểu đường. Tuy không gây nguy hiểm quá lớn cho sức khỏe, không gây tử vong tức thì nhưng nếu bạn để lâu không có biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ để lại các di chứng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống.

tiểu đường bị phù chân

Tiểu đường phù chân cực kỳ nguy hiểm 

Cụ thể chân bạn sẽ bị sưng phù lên, tấy đỏ, bị loét ra khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, biến chứng này còn ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, bàn chân sẽ bị ứ nước, nặng sẽ bị nhiễm trùng. 

Chính vì thế, tốt nhất bạn nên đi thăm khám để có cách chăm sóc và điều trị tốt nhất.

5. Cách phòng ngừa và điều trị tiểu đường phù chân

Người tiểu đường bị phù chân cần được điều trị sớm tránh để lại những hậu quả xấu ảnh hưởng tới cuộc sống. Bạn có thể tham khảo các cách phòng ngừa và điều trị sau.

Giảm bớt muối trong khẩu phần ăn

Hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm tình trạng giữ nước của bạn ngày càng trở nên nặng hơn và đây cũng là nguyên nhân ” tiếp tay ” dẫn đến phù chân ở người bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa ăn muối bằng cách ăn nhạt và sử dụng thực phẩm ít muối. 

Tập luyện thường xuyên

Đây là yếu tố giúp hạn chế biến chứng phù chân ở người bệnh tiểu đường. Người bệnh nên có chế độ tập luyện, vận động ở chân, việc vận động này giúp máu không bị ứ lại và có thể bơm trở lại tim.

Massage chân hằng ngày

Để máu có thể lưu thông đều, những lúc ngồi nghỉ bạn có thể massage chân giúp tăng áp lực lên phần máu bị tồn đọng. Việc này giúp lượng máu tồn đọng trong chân có thể di chuyển lên tim.

Nâng cao chân khi nằm

Người bệnh bị tiểu đường phù chân nên để chân lên vị trí cao hơn tim khoảng 30 phút một lần và nên làm 3- 4 lần/ ngày. Việc nâng cao chân giúp máu từ chân đi về tim dễ dàng hơn.

Sử dụng tất chật

Với một đôi tất chật, bạn có thể chèn vào vùng chân bị phù. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng máu bị ứ đọng gây phù hiệu quả.

Thường xuyên kiểm tra bàn chân

Việc kiểm tra chân thường xuyên giúp bạn theo dõi được tình trạng của chân mỗi ngày. Khi bị phù chân thì khả năng bị loét chân cao hơn. Thường xuyên kiểm tra bàn chân biết được tình trạng để vệ sinh sạch sẽ. 

Bảo vệ bàn chân mỗi ngày

Đi lại nhẹ nhàng, ngâm chân bằng nước ấm, lau khô chân, kiểm tra chân thường xuyên và giầy nên đúng loại là một trong những cách đơn giản giúp bảo vệ đôi chân của bạn trước các biến chứng bàn chân tiểu đường. Việc làm này tuy nhỏ nhưng nó có thể giúp bạn hạn chế, tránh các vết thương vết loét, dẫn đến nhiều trùng hoại tử, cắt cụt chi…

Vệ sinh chân mỗi ngày để khử trùng vết thương

Trong trường hợp, chân có vết thương nặng, có dịch chảy ra, màu lạ tốt nhất bạn nên đi khám hoặc nhờ nhân viên y tế đến nhà giúp đỡ và thăm khám. Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được tự điều trị vì nếu điều trị không đúng cách thì từ một tổn thương nhỏ cũng có thể trở thành một tổn thương lớn, phải cắt cụt chân.

Khám chân theo dõi đường huyết thường xuyên

Tốt nhất, bạn nên theo dõi kiểm tra đường huyết thường xuyên, khám chân ít nhất 6 tháng/ lần, việc khám chân giúp bác sỹ nhận ra những thay đổi và có những phương pháp xét nghiệm và điều trị tránh biến chứng bệnh tiểu đường quá nặng. Những biện pháp này có thể rất đơn giản nhưng nếu được thực hiện đúng và đủ thì hiệu quả sẽ rất lớn, có khi cứu được cả tính mạng và cuộc sống của bạn.

Sử dụng thảo dược phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Tiểu đường bị phù chân có thể hoàn toàn kiểm soát được nếu người bệnh kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa, đương quy, trạch tả, ngũ vị tử….các loại thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thông qua cơ chế hạ đường huyết, ổn định đường huyết, tăng tuần hoàn máu, bảo vệ mạch máu, từ đó giúp phòng ngừa, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Hy vọng những thông tin được chia sẽ ở trên đã phần nào giúp ích cho bạn về thắc mắc tiểu đường gây phù chân. Bạn đừng quá lo lắng, nếu bạn nhận ra dấu hiệu nào bất thường về bàn chân liên quan đến tiểu đường bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị sớm nhất. Chúc bạn sức khỏe may mắn và bình an !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *