Người bệnh tiểu đường có ăn dứa được không ? ăn bao nhiêu tốt ?

Dứa là loại trái cây không còn xa lạ đối với mọi người vì chúng rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải dứa lúc nào cũng hợp mọi đối tượng đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường. Liệu lượng đường có trong dứa có phù hợp với người bệnh tiểu đường hay không? Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về bệnh tiểu đường có nên ăn dứa không?

1. Dứa và những tác dụng dứa mang lại

Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin C, giàu chất xơ, chứa ít calo. Chính vì thế dứa là loại trái cây không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình và hương vị dứa mang lại dần trở thành hương vị đặc trưng đối với mọi người. Sau đây là 7 tác dụng dứa mang lại bạn không thể bỏ qua:

Quả dứa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa

Trong dứa có chứa chất bromelain là chất có tác dung phân hủy và tiêu hóa protein được dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa dạ dày. Bên cạnh đó, bromelain còn có tác dụng giảm sưng, bầm tím trong một thời gian ngắn ở dạng viên nang

Bệnh tiểu đường ăn dứa được không

Bệnh tiểu đường ăn dứa được không

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo một nghiên cứu cho thấy trẻ em sẽ ít bị lây nhiễm vi khuẩn nếu có dứa sử dụng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Không những thế thời gian phục hồi khi bị bệnh của trẻ em sẽ rút ngắn hơn, tác dụng của dứa là tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn khoảng thời gian phục hồi bệnh.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Nước dứa tươi có thể ức chế khả năng sinh ra các tế bào ung thư kết tràng và ung thư buồng trứng, bên cạnh đó theo nghiên cứu dứa còn có tác dụng chống lại ung thư tuyến tiền liệt.

Giúp tăng cường thị lực

Trong dứa chứa nhiều vitamin C giúp giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, tránh làm đục thủy tinh thể, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng- căn bệnh ảnh hưởng đến mắt của người cao tuổi. Đồng thời theo một số nghiên cứu cho thấy trong chế độ ăn có hơn 30% vitamin có thể làm giảm nguy cơ làm đục thủy tinh thể.

Tăng cường năng lượng

Thiamine là chất giúp chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng, còn vitamin B6 có tác dụng ổn định lượng đường và năng lượng. Cả hai thành phần này trong dứa đều có, như vậy việc hấp thụ dứa sẽ giúp tăng cường năng lượng và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Giúp làn da sáng mịn hơn

Hằng ngày làn da phải tiếp xúc với nhiều tác nhân bên ngoài như ánh mặt trời, khói xe cộ…, Trong khi đó vitamin C có chất chất oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ làn da chống lại các tổn thương, làm giảm nếp nhăn. Đồng thời vitamin C tái tạo ra collagen giúp nâng đỡ cấu trúc da.

Giảm cân với dứa

Đối với phụ nữ, dứa có chức năng khôi phục sự đàn hồi của da, đặc biệt là da quanh vùng ngực. Điều này có nghĩa là nếu dùng dứa ở mức độ phù hợp không những giúp ngực không chảy xệ mà còn có một vòng 1 căng tròn quyến rũ.

2. Người bệnh tiểu đường có ăn dứa được không ?

Đối với người bệnh tiểu đường, việc duy trì đường huyết ở mức an toàn và ổn định là điều hết sức quan trọng bởi điều đó không những giúp phòng ngừa biến chứng mà còn giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Người bệnh tiểu đường ăn dứa được không ? Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng cữ hoàn toàn một thực phẩm nào đó. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn dứa dẫu cho dứa có vị ngọt với điều kiện là ăn quả tươi hoặc nước ép dứa tươi không thêm đường.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn dứa được không

Người bị bệnh tiểu đường có ăn dứa được không

Ngoài ra, dứa là loại trái cây có lượng carbohydrate cao và cả đường tự nhiên nên người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn dứa quá nhiều. Nếu ăn, phải ăn với số lượng phù hợp, cân đối với các thực phẩm còn lại trong bữa ăn để tránh tăng đường huyết sau ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng carbohydrate trung bình thường ở người bệnh tiểu đường là 45 – 60 gam carbohydrate cho mỗi bữa ăn chính và 15 – 20g carbohydrate cho mỗi bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên con số này có thể dao động tùy thuộc mức đường huyết mục tiêu. Người bị tiểu đường ăn hoa quả gì ? Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại trái cây mình thích nhưng phải đảm bảo tổng lượng carbohydrate nằm trong phạm vi quy định. Do đó, nếu dứa là một trái cây có hàm lượng carbohydrate cao thì người bệnh phải cắt giảm các thực phẩm chứa carbohydrate khác như cơm trắng, bánh mì…..

Khi người bệnh tiểu đường ăn dứa cần lưu ý rằng, trong một lát dứa mỏng có chứa 7,4 gam carbohydrate, đường tự nhiên 5.5 gam. Dứa chứa nhiều đường saccharose và glucose nên nếu ăn dứa quá nhiều sẽ làm người bệnh tiểu đường tăng đường huyết sau ăn. Do đó, để cẩn trọng hơn người bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ điều trị xem bệnh tiểu đường có ăn dứa được không ? hay tiểu đường ăn được dứa không ? Do tình trạng sức khỏe mỗi người khác nhau người bệnh tiểu đường cần biết phối hợp dứa với các loại thực phẩm khác phù hợp với quy định theo khuyến cáo của bác sĩ.

Có một vài nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm cholesterol trong máu khi ăn dứa. Vì thế loại quả này có thể phần nào giúp ích cho những bệnh nhân tiểu đường bị béo phì.

Điều bạn cần biết : Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì an toàn đối với người bệnh tiểu đường

3. Người bệnh tiểu đường ăn dứa bao nhiêu hợp lý

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung dứa vào thực đơn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau :

Người bệnh tiểu đường được ăn dứa nhưng không được quá nhiều, chỉ nên ăn ½ trái mỗi ngày vì dứa có chứa nhiều Saccharose và Glucose nên nếu ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết.

– Nên ăn loại dứa tươi hoặc dứa đóng hộp không thêm đường, giúp tiếp thu lượng chất xơ dồi dào. Tránh sử dụng các thực phẩm có lượng đường cao như siro dứa hoặc nước ép dứa. 

– Dứa có chỉ số GI = 66, đồng nghĩa với việc dứa đạt chỉ số đường huyết ở mức trung bình. Vì vậy, khi bạn ăn dứa nên ăn ở mức điều độ và kết hợp nó với protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe ( chẳng hạn như chất béo từ các loại hạt, bơ) thì bạn vẫn có thể ăn trái cây ngọt mà không cần quá lo lắng về sự ảnh hưởng của nó đến bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ăn được dứa không

Người bệnh tiểu đường ăn bao nhiêu dứa một ngày

Ngoài ra khi người bệnh tiểu đường ăn dứa, bạn hãy thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Nếu thấy dứa làm tăng đáng kể đến lượng đường trong cơ thể, bạn hãy ăn một khẩu phần dứa nhỏ hơn hoặc cắt giảm các thức ăn chứa carbohydrate khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn thay đổi chế độ ăn, đặc biệt khi muốn thêm các loại trái cây có hàm lượng carbohydrate cao vào bữa ăn của bạn..

Điều bạn cần biết : Thuốc điều trị tiểu đường loại nào tốt nhất

4. Tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như cao huyết áp, bệnh tim mạch, sức đề kháng yếu và dễ có nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sảy thai, đặc biệt còn tăng các nguy cơ dị tật về hô hấp và tim mạch ở bé

Do vậy, mẹ bầu bị bệnh tiểu đường có được ăn dứa không là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Quả dứa rất tốt cho sức khỏe vì dứa có chứa nhiều khoáng chất làm tăng sức đề kháng, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, chống rối loạn tiêu hóa, chống xơ cứng động mạch, chữa viêm khớp, sỏi thận… Ngoài ra, việc ăn dứa cũng giúp giảm cholesterol trong máu. Vì thế, loại quả này có thể giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng và mẹ cũng nên ăn dứa trước khi sinh. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ ăn dứa như thế nào ? ăn bao nhiêu hợp lý mẹ bầu đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được dứa không nhé !.

5. Người bệnh tiểu đường uống nước ép dứa được không ?

Không chỉ dùng để ăn trực tiếp, dứa còn được dùng để ép lấy nước để dùng giải khát. Với vị ngọt nhẹ cùng với độ chua vừa phải thì đây chắc hẳn là một loại đồ uống mà ai cũng đều thích. 

Tuy nhiên đối với người bị bệnh tiểu đường thì loại đồ uống nước ép dứa lại không được khuyến khích sử dụng. Bởi việc sử dụng nước ép dứa hay xay sinh tố sẽ làm gia tăng lượng đường, từ đó làm tăng chỉ số đường huyết trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn dứa để tiếp thu lượng chất xơ dồi dào và giảm lượng đường.

Điều bạn cần biết : Người bệnh tiểu đường ăn đu đủ chín được không ?

6. Người tiểu đường nên ăn hoa quả gì tốt ?

Để giữ lượng đường ổn định, người bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn uống hợp lý và vận động cơ thể. Theo khuyến cáo các chuyên gia, bên cạnh việc người bệnh tiểu đường ăn được dứa không, bạn nên tham khảo thêm một số loại trái cây dưới đây vì nó giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường:

Bưởi đỏ

Bưởi rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết thấp ( GI = 25 ) và có lượng chất xơ hòa tan cao. Nếu bạn thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì thì bưởi đỏ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Trái cây này rất tốt cho đường huyết, bạn dùng nửa quả bưởi đỏ/ngày.

Tiểu đường nên ăn hoa quả gì

Tiểu đường nên ăn hoa quả gì

Cam

Cam có đặc tính giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1, cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Cam có chỉ số đường huyết cũng khá thấp GI = 44. Do đó cam là loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua.

Táo

Người tiểu đường nên ăn táo hàng ngày, táo là loại quả chứa nhiều chất oxy hóa, có tác dụng giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch. Trong táo chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Quả dâu tây

Các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C và flavonoid trong dâu tây giúp giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu), duy trì hoặc cải thiện cholesterol HDL(tốt), và làm giảm huyết áp, giảm viêm … Chính vì vậy thay vì người bệnh tiểu đường ăn dứa bạn có thể bổ sung dâu tây để tăng cường sức khỏe

Quả thanh long

Lượng chất xơ dồi dào trong thanh long có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lưu ý: bạn chỉ nên ăn tối đa 1 quả thanh long mỗi ngày và tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối.

Quả bơ

Bơ là loại quả giàu dinh dưỡng, có thể lựa chọn ăn salad hoặc kết hợp để cung cấp năng lượng cho người tiểu đường mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Quả óc chó

Trong quả óc chó có hoạt chất ALA (chất chống oxy hóa) rất tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì quả óc chó cung cấp nhiều calo.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn bệnh tiểu đường có nên ăn dứa không? hay tiểu đường ăn được dứa không ? Những tác dụng dứa mang lại đối với người sử dụng. Để kiểm soát lượng đường trong máu tốt người ăn dứa nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có những chế độ ăn uống phù hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, còn có một số loại trái cây khác tốt cho người bệnh tiểu đường nên tham khảo bổ sung vào chế độ tráng miệng hằng ngày.

Xem thêm : Tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không ?

                  Tiểu đường nên uống sữa gì các loại sữa dành cho người bệnh tiểu đường

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *