Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa covid -19

Bệnh COVID – 19 là một căn bệnh truyền nhiễm do một chủng vi-rút corona mới phát hiện gây ra. Cho đến hiện nay, tuy chưa có tài liệu nào chứng minh người bệnh tiểu đường dễ nhiễm COVID – 19 hơn so với người bình thường nhưng người bệnh tiểu đường mắc COVID-19 có nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao hơn. Vậy người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa covid -19 ?

1. Vì sao người bệnh tiểu đường mắc covid – 19 dễ bị biến chứng nặng và tử vong

Hiện nay, tỷ lệ người bị tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày và đặc biệt gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Với người bệnh tiểu đường, cho đến nay chưa có số liệu rõ ràng nào cho thấy đối tượng này dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn người bình thường. Tuy nhiên khi Covid-19 “ghé thăm” người bệnh tiểu đường thì người bệnh dễ bị các biến chứng nặng hơn và kết quả điều trị kém hơn, dễ tử vong hơn. Theo TS. BS Nguyễn Quang Bảy, Khoa Nội tiết – Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị biến chứng nặng và tử vong như :

+ Hệ miễn dịch suy yếu : Một trong những nguyên nhân khiến người mắc Covid-19 dễ bị biến chứng nặng và tử vong là do tăng đường huyết. Tăng đường huyết là thủ phạm khiến hệ miễn dịch bảo vệ người tiểu đường bị suy yếu, do đó khi người bệnh nhiễm virus Covid-19, cơ thể sẽ giảm khả năng ngăn chặn virus lan tràn và tấn công các cơ quan. 

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa covid 19

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa covid 19

+ Virus có thể phát triển mạnh hơn trong môi trường đường huyết tăng cao. Khi người bệnh tiểu đường nhiễm virus cơ thể cố gắng chống lại bệnh bằng cách giải phóng đường dự trữ để cung cấp năng lượng do đó đường trong máu tăng lên.

+ Người bệnh tiểu đường thường có nhiều biến chứng, nhiều bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, các nhiễm trùng khác, biến chứng bàn chân sẽ càng nghiêm trọng hơn…

Theo những số liệu đã công bố, nguy cơ tử vong liên quan đến đến nhiễm COVID -19 tập trung cao ở những bệnh nhân trên 60 tuổi và có những bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, ung thư và hô hấp mãn tính…. Chính vì vậy, kiểm soát đường huyết tốt và ổn định có vai trò cực kỳ quan trọng, để nếu chẳng may bị nhiễm Covid-19 thì người bệnh tiểu đường sẽ không bị bệnh nặng, và ít bị biến chứng.

Xem thêm : Trị tiểu đường bằng cây sả có hiệu quả như lời đồn ? 

2. Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa covid -19

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đặc biệt trong thời gian ” giãn cách xã hội ” thì việc kiểm soát tốt đường huyết là việc làm vô cùng quan trọng với người bệnh tiểu đường. Ngoài khuyến cáo chung với việc thực hiện 5k ( khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập đông người, khai báo y tế ), thi người bệnh cần thực hiện tốt những biện pháp dưới đây trong sinh hoạt hằng ngày:

Duy trì chế độ dinh dưỡng

Ăn uống là cách đơn giản nhất để tăng sức đề kháng phòng chống virus corona. Thế nhưng người bệnh tiểu đường nên ăn gì để vừa tăng cường hệ miễn dịch vừa giữ đường huyết ổn định là điều không phải điều dễ dàng. Bởi trong thời kỳ ” giãn cách xã hội ” có thể sẽ không có đủ nguồn rau xanh và các thực phẩm khác. Dưới đây là những thực phẩm sẽ giúp bạn đạt được đồng thời 2 mục tiêu này.

+ Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn đa dạng và cân bằng các thành phần dinh dưỡng như đường ( tinh bột ), đạm, béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuân thủ các khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tim mạch.

Tiểu đường ăn gì để phòng ngừa covid 19

Tiểu đường ăn gì để phòng ngừa covid 19

+ Ăn đúng bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa. Người bệnh không nên ăn quá no hay để bụng quá đói và nên kiểm soát bữa phụ nếu có.

+ Tăng cường protein ( chất đạm ) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chất đạm cũng là một nguyên liệu quan trọng tạo nên các kháng thể phòng chống virus. Thông thường, protein được khuyến cáo là 0,8 g/kg cân nặng/ngày nhưng để phòng chống dịch, protein được tăng lên ≥ 1g/kg cân nặng/ngày. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn có quá nhiều đạm sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều va có thể bị suy yếu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn một số thực phẩm có lượng đạm phù hợp, lại chứa các chất béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch như : các loại cá, đậu phụ, nấm, trứng, sữa, thịt gia cầm ( bỏ da )…

+ Tăng cường vitamin và khoáng chất có trong hoa quả tươi. Đặc biệt là những rau có màu xanh sẫm thường rất giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm một số chất cần thiết như: vitamin A, C, nhóm B, kẽm, selen…tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng.

+ Uống đủ nước và thường xuyên uống nước tránh khô họng.

+ Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy ở nhà nhiều thường có xu hướng ăn nhiều hơn, ít vận động, vì vậy chỉ nên ăn đủ ngày 3 bữa chính, không ăn quá 3 bữa phụ, hạn chế tối đa nước uống có ga, nước uống đóng chai có đường. Có thể bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất bằng cách ăn hoa quả vào các bữa phụ.

Xem thêm : Tiểu đường biến chứng mờ mắt nguyên nhân cách phòng tránh

Chế độ vận động

Thường xuyên tập luyện để tăng cường sức khỏe việc làm rất quan trọng trong phòng chống dịch. Dù ở tại nhà, hạn chế đi lại, người tiểu đường vẫn phải hoạt động thể chất thường xuyên để kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế tăng cân đặc biệt hạn chế mất cơ vân, người bệnh cần lưu ý :

+ Hạn chế ngồi lâu xem ti vi, đọc báo, xem phim… người bệnh nên tăng cường vận động trong các hoạt động hàng ngày như đi lên xuống cầu thang, làm việc nhà, chăm sóc cây, chạy tại chỗ, đi bộ nhanh trên thảm……

+ Duy trì tập thể dục hàng ngày : Người bệnh có thể lựa chọn các video, clip tập luyện phù hợp trên internet để tránh nhàm chán khi tập luyện cũng như tăng hiệu quả tập luyện.

+ Tùy theo sức khỏe, bệnh lý mắc kèm, người bệnh nên duy trì tập luyện ≥ 1 giờ/mỗi ngày.

+ Nên tập tăng dần, và các bài tập có thể chia ra nhiều đợt trong ngày, mỗi đợt kéo dài 15 – 20 phút. Đồng thời phải theo dõi sức khỏe cả trước, trong và sau khi tập.

Tập thể dục giúp phòng ngừa covid 19

Tập thể dục giúp phòng ngừa covid 19

Xem thêm : Bị tiểu đường uống thuốc gì tốt ?

Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường như thế nào?

Trong thời gian đang có dịch, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, nếu đường huyết đạt mục tiêu và ổn định, nên duy trì phác đồ điều trị. Tùy tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có mục tiêu đường huyết khác nhau thường ở một số người bệnh, mục tiêu đường huyết vào trước bữa ăn là từ 4,4 – 7,2 mmol/L, và sau ăn là dưới 10,0 mmol/L.

Nếu chỉ số đường huyết người bệnh tiểu đường chưa đạt mục tiêu, bạn cần đi khám và xét nghiệm thêm HbA1C hoặc xin ý kiến bác sỹ để điều chỉnh đơn thuốc càng sớm càng tốt.

Người bệnh phải duy trì sử dụng thuốc hạ đường huyết ( hay tiêm insulin ) đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Tốt nhất người bệnh nên xin số điện thoại của bác sĩ, điều dưỡng để xin tư vấn nếu cần.

Phải duy trì điều trị đầy đủ các bệnh mắc kèm, như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Các biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Người bệnh nên mua đủ thuốc điều trị tiểu đường và các thiết bị y tế cần thiết như que thử đường huyết, kim tiêm, bông cồn…thêm ít nhất 1 tháng so với bình thường. Nếu người bệnh khám bảo hiểm thì hãy đề nghị được lĩnh thuốc ít nhất 2 tháng.

Người bệnh nên có thêm que thử ceton niệu. Nếu phát hiện đường huyết tăng > 13,5 mmol/L hoặc bị sốt thì nên thử ceton niệu để xem có bị biến chứng nhiễm toan ceton không.

Nếu thấy mệt, nôn hay đường huyết cao dao động thì nên liên hệ với bác sĩ ngay.

3. Một số lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường trong phòng ngừa covid – 19 

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa covid 19 ? Để phòng ngừa covid – 19, người bệnh tiểu đường cần cố gắng duy trì các thói quen tích cực, đồng thời hạn chế một số thói quen xấu để bảo vệ sức khỏe bản thân. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh, bạn có thể tham khảo.

Thói quen cần duy trì Thói quen cần tránh
Duy trì liên lạc với Bác sĩ điều trị Không theo dõi bệnh
Tuân thủ chế độ ăn, uống đủ nước Tự ý ăn uống, không tuân thủ theo chế độ ăn kiêng
Duy trì tập thể dục thường xuyên Không luyện tập, các hoạt động thể lực
Ngủ đủ giấc 6 – 8 tiếng/ ngày Thức khuya
Dùng thuốc đều đặn Ngưng thuốc hay tự ý thay đổi thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị
Không tụ tập nơi đông người Tụ tập nơi đông người
Giữ gìn vệ sinh Không giữ vệ sinh cá nhân, không rửa tay
Luôn mang khẩu trang khi đi ra ngoài, nơi công cộng Thường xuyên không mang khẩu trang khi ra ngoài, nơi công cộng
Theo dõi đường huyết đều đặn
Không theo dõi đường huyết theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ điều trị
Tránh căng thẳng, duy trì mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình
Tự ý dùng kháng sinh hay các loại thuốc khác để phòng ngừa Sars-CoV-2

Xem thêm : Các loại hạt dành cho người tiểu đường tốt nhất

                             12 món ăn vặt dành cho người tiểu đường ăn không tăng đường huyết

Trên đây là những chia sẽ về người bị bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa covid 19. Các nội dung trên được tham khảo từ các nguồn thông tin xã hội, Liên đoàn Đái tháo đường thế giới cũng như quan điểm cá nhân trong quá trình hướng dẫn và chăm sóc người bệnh tiểu đường với mục đích tăng cường hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 của người bệnh tiểu đường. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Chúc các bạn thành công !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *