Người bệnh tiểu đường bị viêm phổi – cách phòng ngừa và điều trị

Viêm phổi ở người bệnh tiểu đường là một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không có cách phòng ngừa và điều trị sớm thì chứng tiểu đường viêm phổi để lại hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh trên.

Tiểu đường bị viêm phổi nguyên nhân do đâu ?

Khi nhắc tới tiểu đường, thường người ta sẽ nghĩ đến các biến chứng liên quan đến tim, thận, mắt hay các mạch máu. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng phổi cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường hay đái tháo đường.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chứng viêm phổi ở người bị tiểu đường:

Tổn thương mạch máu nhỏ dẫn tới nuôi dưỡng phổi

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường là lượng đường trong cơ thể ở một cao vượt phép. Khi chỉ số đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường, quá đột ngột sẽ sản sinh ra nhiều chất thải.

Tiểu đường bị viêm phổi – cách phòng ngừa và điều trị

Các chất thải trên gây tổn thương đến các mạch máu để nuôi dưỡng phổi. Từ đó, chức năng của phổi bị suy giảm nghiêm trọng. Ở người bị tiểu đường, trọng lượng phổi thường giảm 5 đến 10% so với trọng lượng phổi người bình thường.

Suy giảm hệ thống miễn dịch ở người bị tiểu đường

Suy giảm hệ thống miễn dịch làm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại cũng giảm theo. Các tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm, thuốc lá, khói bụi sẽ có cơ hội thuận lợi để tấn công vào cơ thể, phá hủy nhiều miễn dịch. 

Các triệu chứng như cúm, hắt hơi, sổ mũi chính là biểu hiện của hệ miễn dịch bị suy giảm, tấn công. 

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính gây ra chứng viêm phổi, còn có nhiều các nguyên nhân khác cũng gây ra ở người bị tiểu đường:

Các nguyên nhân khác gây viêm phổi người tiểu đường

Một số nguyên nhân gây ra chứng viêm phổi ở người bị tiểu đường như sau:

– Béo phì.

– Có tiền sử bệnh lý thần kinh.

– Các bệnh về liên quan đến thận.

– Các bệnh liên quan đến tim mạch.

– Do phế cầu và Haemophilus influenzae.

Những biểu hiện thường gặp của chứng tiểu đường viêm phổi

Các biểu hiện thường gặp của chứng viêm phổi ở người bị tiểu đường là:

– Sốt, ho có đờm hoặc không có đờm.

– Thường xuyên bị rét run, nhiệt độ cơ thể giảm.

– Khó thở , đau đầu, nôn mửa.

– Đau cơ, cơ thể mệt mỏi.

– Ý thậm chậm ở người cao tuổi.

– Nhịp tim đập nhanh.

– Xuất hiện tiếng cọ màng phổi, tiếng rales kêu.

Cách phòng ngừa và điều trị chứng tiểu đường viêm phổi

Để kiểm soát được tiểu đường và hạn chế các bệnh phổi nguy hiểm trên, bạn cần làm theo các phương pháp sau:

Bỏ hút thuốc lá để phòng ngừa viêm phổi do tiểu đường

Kể cả không bị tiểu đường, không bị các bệnh liên quan về phổi thì khuyến khích rằng bạn cũng không nên hút thuốc lá. Hút nhiều thuốc lá làm cho lá phổi của bạn nhanh chóng bị phá hủy dẫn đến phổi bị hư, bị yếu.

Người bị viêm phổi tuyệt đối không nên hút thuốc lá

Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân cho các loại vi khuẩn tấn công. Bạn cần tránh những nguồn lây nhiễm như vi khuẩn, virus, những người bị cảm lạnh, cảm cúm, bị các bệnh về hô hấp.

Rửa tay bằng bánh xà phòng thường xuyên

Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhất. Rửa tay sạch sẽ giúp ngăn chặn các chủng vi khuẩn, virus gây hại liên quan đến các bệnh phổi trên. Nếu bạn không vệ sinh tay thường xuyên, vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ và cơ thể gây ho, sốt. 

Tiêm phòng bệnh viêm phổi

Tiêm phòng cũng giúp ngăn ngừa viêm phổi. Bạn có thể tiêm chủng vắc xin liên phế cầu hoặc tiêm vắc xin BCG. 

Kiểm soát lượng đường trong cơ thể

Đây là cách tốt nhất để kiểm soát chứng viêm phổi ở người bị tiểu đường. Kiểm soát đường trong cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ dẫn tới phổi cũng được bảo vệ tốt từ đó phổi được bảo vệ.

Kiểm soát lượng đường trong cơ thể bằng đông y và tây y

Để làm được điều này, bạn có thể kết hợp đông y và tây y để điều trị. Nghĩa là sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ để kiểm soát đường trong cơ thể.

Chế độ ăn uống hợp lý

Người bị tiểu đường phải ăn đúng khẩu phần như hạn chế ăn muối, hạn chế ăn nhiều đường, các thực phẩm có chứa nhiều bột. Bạn nên bổ sung nhiều loại rau, củ quả. Không nên ăn quá no.

Thể dục, thể thao thường xuyên

Bạn cần luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc tập thể dục giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, giảm stress và đặc biệt giúp bạn có một tinh thần thoải mái.

Người bị tiểu đường luôn phải đối mặt với những “rình rập” nguy hiểm. 

Sức khỏe của bạn phụ thuộc lớn vào cách bạn chăm sóc bản thân mỗi ngày vì thế bạn nên tự biết cách chăm sóc bản thân. Hãy yêu bản thân hơn bằng việc tự tạo cho mình một lối sống, một thói quen lành mạnh. 

Như vậy, bài viết trên mình đã chia sẻ đầy đủ về tiểu đường viêm phổi, các nguyên nhân và cách phòng ngừa. Hy vọng, bạn đọc có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bản thân cũng như kiểm soát bệnh tốt.

Chúc các bạn thành công!

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *