Người bệnh tiểu đường ăn quýt được không ?

Thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng cần chú ý khi mắc bệnh tiểu đường. Ngoài các thức ăn chứa nhiều protein, khoáng chất thì hoa quả, trái cây cũng cần có những lưu ý riêng, không phải tất cả các loại trái cây đêu tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, mời bạn tìm hiểu về việc bệnh nhân tiểu đường ăn quýt được không và cách ăn các loại trái cây này như thế nào thì hợp lý.

1. Lợi ích của quýt đối với sức khỏe người tiểu đường

Quýt là loại trái cây được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng chất xơ và vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa hay các quá trình sống trong cơ thể. Cụ thể:

Quýt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch 

Quýt là trái cây chứa ít natri nhưng nhiều kali nên rất tốt cho việc ổn định huyết áp, từ đó giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa đột quỵ, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong quýt rất dồi dào, do đó việc ăn quýt thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật rất tốt.

Tiểu đường ăn quýt được không

Tiểu đường ăn quýt được không

Quýt giúp cải thiện sức khỏe mắt

Hàm lượng lớn beta – carotine và vitamin A có trong quýt đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rất tốt cho sức khỏe mắt, giúp bảo vệ mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt như : cận thị, thoái hóa điểm vàng… điếu này rất có lợi trong việc phòng ngừa biến chứng mắt bệnh tiểu đường.

Quýt giúp kiểm soát cân nặng chống béo phì

Quýt chứa hàm lượng chất xơ cao và nguồn vitamin dồi dào do đó quýt không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp kiểm soát cân nặng rất tốt. Với hàm lượng chất xơ cao, ăn quýt sẽ giúp bạn lâu đói, giảm cảm giác thèm ăn, còn các vitamin có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh ra cortisol ( đây là hormone gây căng thẳng ), giúp cơ thể ngăn ngừa tích tụ các chất béo rất tốt. Ngoài ra, trong quýt còn chứa flavonoid – giúp cơ thể tránh được các bệnh gây ra bởi chất béo như tiểu đường loại 2.

Giúp đẹp da, ngăn ngừa lão hóa

Quýt là nguồn vitamin dồi dào, nên khi người bệnh tiểu đường ăn quýt thường xuyên sẽ giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, ngừa nếp nhăn, tái tạo da, ngăn lão hóa. Ngoài ra, vitamin B12 trong quýt còn giúp tổng hợp collagen, ngăn ngừa rụng tóc giúp tóc bóng mượt chắc khỏe.

Điều bạn cần biết : Người bệnh tiểu đường ăn mít được không ?

2. Người bệnh tiểu đường ăn quýt được không ?

Để trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn quýt được không, người bệnh cần hiểu rằng vai trò của trái cây trong quá trình chữa bệnh tiểu đường. Nếu chọn các loại trái cây phù hợp… sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt sức khỏe và ngược lại nếu lựa chọn không đúng hoặc ăn sai cách thì trái cây sẽ là có hại, có thể gây tăng lượng đường trong máu, thúc đẩy nhanh quá trình xảy ra biến chứng tiểu đường

Quýt không chỉ là một loại trái cây ngon mà nó còn được đánh giá là rất tốt cho những người bệnh tiểu đường. Bởi ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể thường khó kiểm soát được glucose, trong khi đó quýt chứa nhiều Nringin và Neohesperidin có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng đường trong máu, tăng cường độ nhạy với insulin trong tế bào. Thêm vào đó, lượng vitamin C có trong quýt cũng hỗ trợ quá trình dung nạp glucose vào máu, giảm sự ảnh hưởng của chúng lên mao mạch. Chính vì điều này nên cam quýt là loại trái cây không thể thiếu trong chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường.

Mặc khác, hoạt chất Sinetrol trong quả quýt còn giúp tăng cường chuyển hóa lipid giúp giảm mỡ thừa một cách hiệu quả. Cân nặng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường cũng như khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Kiểm soát tốt cân nặng là điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý. 

Vậy người bệnh tiểu đường ăn quýt được không ? Câu trả lời là có và nó rất có ích cho quá trình điều trị tiểu đường. Tuy nhiên không phải vì vậy mà người bệnh ăn quýt môt cách vô tội vạ mà người bệnh cần ăn uống một cách hợp lý, khoa học, không nên ăn quá nhiều và chỉ cần nạp đủ số lượng vừa đủ mà cơ thể cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ thì hiệu quả của việc điều trị sẽ tốt hơn.

Người bệnh tiểu đường ăn quýt được không

Người bệnh tiểu đường ăn quýt được không

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường ăn ổi được không ?

3. Người bị tiểu đường ăn quýt như thế nào cho đúng ?

Sau khi biết được tiểu đường ăn quýt được không chúng ta cũng cần phải quan tâm xem loại trái cây này nên ăn như thế nào thì hợp lý. Bởi trên thực tế, bạn có thể ăn quýt thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, chống virus, kháng khuẩn ngay cả khi bạn có bị tiểu đường hay không.

+ Không nên ăn quýt quá nhiều chỉ nên ăn 1 – 3 quả mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

+ Nên ăn quýt tươi hạn chế uống nước ép vì thực tế là 1⁄3 đến 1⁄2 cốc nước ép hoa quả đã chứa khoảng 15 gram carbs. Nước ép trái cây sẽ làm cơ thể hấp thụ nhanh hơn, lượng đường trong máu tăng nhanh hơn, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. 

+ Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp bởi qua quá trình chế biến lượng đường trong trái cây bị cô đặc. Nếu bạn muốn sử dụng  loại hoa quả khô hay đóng hộp, bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm để xem lượng đường trong thực phẩm là bao nhiêu ? nó có chứa đường mía, chất làm ngọt gì hay không ?

+ Không nên ăn quýt vào buổi tối, vì như thế sẽ làm cho bạn đi tiểu đêm nhiều lần và sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

+ Nên ăn đa dạng các loại trái cây không nên chỉ ăn mỗi quýt, mà bạn cần thay đổi khẩu vị bằng nhiều loại trái cây khác nhau. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh và chóng chọi tốt với bệnh tật. 

Ngoài chế độ ăn, người bệnh tiểu đường cũng cần có một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng,  kiểm soát tốt cân nặng và chỉ số đường huyết trong máu.  Thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống và tập luyện để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. 

Bệnh tiểu đường ăn quýt như thế nào cho đúng

Bệnh tiểu đường ăn quýt như thế nào cho đúng

Điều bạn cần biết : Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ? kiêng gì ?

4. Một số cách lựa chọn khẩu phần ăn hoa quả hợp lý ?

GI là vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn trái cây cho người bệnh tiểu đường. GI là chỉ số đường huyết thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm từ 0 – 55 là thấp, từ 70 trở lên là cao. Bên cạnh chỉ số GI thì ngày nay tính toán lượng thực phẩm có chứa lượng đường huyết để khái quát và hữu dụng hơn, người ta sử dụng GL. GL là tải trọng đường huyết của thực phẩm, chỉ số này thể hiện được hàm lượng đường mà cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta ăn thực phẩm là bao nhiêu.

Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbohydrate có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL) nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao.

Lời khuyên cho những người bị bệnh tiểu đường, không nên ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng tải trọng đường huyết (GL) lại cao. Ngược lại, có những thực phẩm có chỉ số GI cao, nhưng GL trong 100g thực phẩm thấp thì người tiểu đường vẫn có thể ăn được nhưng kiểm soát về số lượng.

Thực phẩm giàu carbohydrate được nấu càng lâu thì giá trị GI càng cao. Chất béo, hàm lượng chất xơ và carbohydrate sau khi chúng được chuyển hóa thành tinh bột kháng thông qua nấu ăn đều có thể làm giảm đáng kể giá trị GI. Dưới đây là danh sách các loại trái cây chia cho chỉ số GI, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

  • Một số loại trái cây có GI dưới 55 và GL dưới 10, bao gồm: Táo, bơ, chuối, anh đào, bưởi, nho, trái kiwi, trái đào, quả lê, mận, dâu tây
  • Một loại trái cây có GI từ 56 đến 69 được coi là một loại thực phẩm GI trung bình. Tất cả các loại trái cây được liệt kê dưới đây vẫn có mức GL dưới 10: Dưa ngọt, quả sung, đu đủ, dứa

Trái cây đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp những người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy no và hấp thụ đường từ từ. Ăn đủ chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Một chế độ ăn nhiều chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và kiểm soát mức độ của nó trong máu. Nhiều loại trái cây có nhiều chất xơ, đặc biệt là những loại có vỏ. Chế độ ăn uống có đủ trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ béo phì, đau tim và đột quỵ. Béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Trái cây có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, vì vậy chúng là một lựa chọn tốt trong kế hoạch bữa ăn. Trái cây đã được chế biến như hoa quả sấy và nước ép trái cây đã bị loại bỏ chất xơ nên người bệnh tiểu đường được hạn chế sử dụng

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn quýt được không hay tiểu đường ăn được quýt không ? và cách ăn quýt như thế nào cho hợp lý. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã có thêm cho mình một loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường cũng như những người thân yêu. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết. 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *