Người bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Trái mít được trồng rất nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và được xem là loại trái cây được yêu thích. Bởi không chỉ thơm ngọt, dễ ăn mà còn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hàm lượng chất xơ có trong trái mít rất cao, vì vậy được xem là hoa quả tốt cho sức khỏe. Vậy đối với bệnh tiểu đường thì sao? Người bệnh tiểu đường có nên ăn mít không? 

1. Lợi ích của mít đối với sức khỏe

Mít là một loại trái cây giàu vitamin khoáng chất và giá trị dinh dưỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe. Mít chứa hàm lượng lớn chất xơ, carbs, chất béo, vitamin A, vitamin B (gồm vitamin B1, B2, B6), vitamin C, canxi, khoáng chất (kali, magie) giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, bổ sung vào chế độ dinh dưỡng phong phú hàng ngày. 

Theo nghiên cứu từ chuyên gia, trong mít có chứa nhiều chất có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị 1 số bệnh :

Kiểm soát huyết áp và tốt cho tim mạch

Mít là loại quả giàu hàm lượng kali (cứ 100 gram mít có khoảng 303 miligram kali), giúp cân bằng và ổn định huyết áp, đặc biệt là những người mắc chứng huyết áp cao phòng tránh biến chứng xấu đến tim mạch của cao huyết áp. Ngoài ra, ăn mít thường xuyên cũng giúp cải thiện cục bộ tuần hoàn máu, rất tốt cho tim mạch, tránh nguy bị cơ đột quỵ bất ngờ.

Bệnh tiểu đường ăn mít được không

Bệnh tiểu đường ăn mít được không

Hỗ trợ giảm cân

Mặc dù mít là loại trái cây có vị ngọt nhưng mít lại chứa ít calo hơn so với các loại hoa quả khác, không có chất béo và tinh bột nên thường được lựa chọn để đưa vào thực đơn giảm cân. Mít có nhiều chất xơ, giảm nguy cơ táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Chất phytonutrient, lignans và saponin giảm nguy cơ gây ung thư, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. 

Giảm viêm nhiễm

Mít có chứa hoạt chất kháng viêm nhẹ, giúp chống và giảm chứng sưng tấy, giảm viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi cấp, viêm tuyến vú, viêm khớp, viêm loét trên da…

2. Người bệnh tiểu đường ăn mít được không ?

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ đã đưa ra nghiên cứu cụ thể rằng, bất kỳ trái cây nào cũng là thực phẩm tốt để ăn, miễn là bạn không bị dị ứng với loại trái cây đó. Tuy nhiên, bạn nên xem xét công thức cho một bữa ăn lành mạnh khi mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường ăn mít được không ? trước khi trả lời cho câu hỏi này bạn phải biết chỉ số đường huyết của mít nhé !

Chỉ số đường huyết của mít

Mít có chỉ số đường huyết trung bình ( GI ) khoảng 50 – 60 trên thang điểm 100. GI là một phép đo mức độ của một loại thực phẩm làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Glucose – hay đường nguyên chất – có GI là 100 và gây ra sự gia tăng nhanh nhất lượng đường trong máu. Mít chứa protein và chất xơ, cả hai đều góp phần làm giảm GI của mít, vì chúng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho lượng đường trong máu tăng nhanh.

Chỉ số đường huyết của mít là bao nhiêu

Chỉ số đường huyết của mít là bao nhiêu

Người bệnh tiểu đường có ăn mít được không ?

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn mít nhưng phải ăn điều độ vì mít ít chất xơ và nhiều carbs sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên không phải vì vậy mà người bệnh tiểu đường loại bỏ hoàn toàn mít ra khỏi thực đơn của mình.  Người bệnh vẫn ăn có thể ăn mít, nếu dùng với một lượng hợp lý vừa đủ, mít còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường nhờ thành phần dinh dưỡng cao của nó. 

Mít giúp ổn định đường huyết : Trong mít có chứa hàm lượng lớn chất xơ đồng thời mít có GI trung bình, do đó khi người bệnh tiểu đường ăn mít sẽ không nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, so với thực phẩm GI cao hơn. Khi ăn một lượng mít vừa đủ sẽ an toàn cho người bệnh, giúp tăng độ nhạy cảm của Insulin

Mít giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường : Mít cũng chứa chất chống oxy hóa giúp chống viêm, phòng ngừa một số biến chứng cho người bệnh tiểu đường như viêm da, loét da, sưng tấy….Đồng thời giúp cải thiện tuần hoàn máu, tránh nguy cơ biến chứng đột quỵ do tiểu đường.

Mít giúp giảm cân ở người tiểu đường thừa cân béo phì : Thừa cân là tình trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong mít chứa calo thấp nhưng hàm lượng chất xơ lớn, đây chính là yếu tố giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Cơ chế hoạt động là tạo cho người bệnh có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn trong thời gian dài. 

Người bệnh tiểu đường ăn mít được không

Người bệnh tiểu đường ăn mít được không

Với những lợi ích mà mít mang lại cho sức khỏe người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn mít nhưng cần có chế độ ăn mít hợp lý để không gây nguy hại cho cơ thể. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có ăn được hạt mít không ? Cũng giống như mít thì người tiểu đường có thể ăn vì trong hạt mít cũng chứa lượng tinh bột kháng và chất xơ đáng kể, giúp bạn kiểm soát được cơn đói, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân tiểu đường muốn ăn bao nhiêu mít cũng được mà nên ăn với lượng vừa đủ và cần đến sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị sẽ an toàn hơn.

3. Người bệnh tiểu đường ăn mít thế nào cho hợp lý ?

Tuy mít rất tốt cho người bình thường và cả bệnh nhân tiểu đường, nhưng bạn cũng nên cảnh giác vì chúng có chứa nhiều carbohydrate, có thể gây tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều.

Nhiều chuyên gia cho rằng khi ăn mít xanh (mít non) sẽ tốt cho bệnh tiểu đường hơn. Bởi lượng đường trong mít xanh ít hơn trong lúa mì và gạo trắng. Người bệnh đái tháo đường có thể bổ sung 30gr mít non ( đã sấy khô ) trong một ngày, thay thế cho 1 chén cơm ( khoảng 250gr ) để cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn vặt. Bạn có thể thêm mít non vào các món cà ri, soup, xào với rau… để tăng cường chất xơ và thay thế cho các thực phẩm chứa tinh bột như gạo trắng, bún, miến, phở…

Mít chín thường có hàm lượng đường cao hơn, do đó người bệnh tiểu đường nên lưu ý không ăn quá nhiều. Tốt hơn hết, mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn 1 – 2 miếng mít chín/lần để không làm đường huyết tăng cao quá mức.

Nếu đang sử dụng các loại thuốc kiểm soát đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên trao đổi với bác sỹ để biết ăn bao nhiêu mít là vừa phải, không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

Người bệnh tiểu đường ăn mít bao nhiêu phù hợp

Người bệnh tiểu đường ăn mít bao nhiêu phù hợp

Ngoài ra, khi người bệnh tiểu đường ăn mít cũng nên hạn chế kết hợp mít với các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao khác hoặc chế biến thành các món ăn ngọt như sinh tố, chè hoặc mứt… Các món ăn này chứa rất nhiều đường tinh luyện nên sẽ làm chỉ số đường huyết tăng đột ngột.

4. Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không ? 

Mít thường không bào mòn hoặc hoặc làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nên việc bà bầu ăn mít trong thai kỳ không dẫn đến nhiều tác dụng phụ tiêu cực như chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải một trong số những vấn đề dưới đây thì không nên sử dụng mít để đảm bảo cho sức khỏe của mình và thai nhi:

– Nên ăn với số lượng vừa phải, vì việc ăn quá nhiều mít có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cũng như việc đi ngoài bởi hàm lượng chất xơ trong mít rất cao

– Nếu các mẹ mắc chứng rối loạn máu, ăn mít có thể làm nhanh đông máu và gây ra những triệu chứng nguy hiểm

– Nếu bị tiểu đường hoặc có nguy cơ gặp chứng tiểu đường thai kỳ thì bạn không nên ăn mít

– Nếu bị dị ứng với mít, tốt nhất nên hạn chế không sử dụng chúng trong các bữa ăn

– Mẹ bầu cần loại bỏ hết phần mủ mít trước khi dùng nhé

Mít nói riêng cũng như bất kỳ thực phẩm nào nói chung cần được sử dụng với lượng vừa phải. Đối với mẹ bầu, việc lưu ý những điều vừa kể trên để sử dụng mít thật hợp lý sẽ giúp mẹ có được một sức khỏe thật tốt.

Người bệnh tiểu đường ăn mít được không ? Như đã nói ở trên, mít giúp giảm cân và kiểm soát đường huyết nên mít cũng có giá trị nhất định với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường thì cần phải xem xét thêm bệnh của mình đang ở mức độ nào và cần trao đổi với bác sĩ về liều lượng và cách ăn mít để đảm bảo an toàn.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *