Top 8 dấu hiệu bệnh tiểu đường cần nhận biết ngay kẻo muộn

Nhận biết bệnh tiểu đường ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên sẽ giúp bạn sớm điều trị hệu quả căn bệnh này. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh tiểu đường ngày càng trở nên mờ nhạt khiến người bệnh dễ nhằm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy làm sao để biết đó là dấu hiệu tiểu đường, Diagold xin đưa ra một số cách dễ nhận biết nhất để bạn tham khảo nhanh và đưa ra quyết định gặp bác sĩ khi cần thiết.

1. Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể ( trên 130 mg /dl ). Bệnh lý này đang có tốc độc gia tăng nhanh chóng và trở thành nỗi ám ảnh, cảnh báo đối với nhiều người. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, suy thận… gây ảnh hưởng, giảm chất lượng sống người bệnh.

dấu hiệu tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường 

2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 : Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường type 1 xảy ra khi tế bào beta của tiểu đảo tụy bị tổn thương và mất khả năng sản sinh ra insulin tuyệt đối, vì vậy người bệnh buộc phải sử dụng insulin suốt đời.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 : khác bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc có đủ nhưng hoạt động không hiệu quả ( đề kháng insulin ) hoặc kết hợp cả 2. Tiểu đường type 2 chiếm tới 90% người mắc bệnh chủ yếu là do ăn quá nhiều chất béo, chất đường, ít vận động thể lực. 

3. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào và đối với cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Sau đây là một số đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường

–  Quá cân hoặc mập phì (BMI ≥ 23), đặc biệt là mập phì vùng bụng (vòng eo > 80cm ở phụ nữ, hoặc > 90cm ở đàn ông).

–  Có người thân trực hệ bị tiểu đường ( tiền sử có ông bà cha mẹ, anh chị bị tiểu đường )

–  Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, ít hoạt động thể chất

–  Đã từng sinh con ≥  4kg, hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

–  Tăng huyết áp.

–  Tuổi cao

–  Rối loạn chuyển hóa Lipid máu.

–  Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết đói (đường huyết đói từ 100-125mg/dL).

đối tượng bị tiểu đường

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Điều bạn cần biết : Tiền tiểu đường phải làm gì để không bị tiểu đường

4. 8 dấu hiệu bệnh tiểu đường ? tiểu đường có biểu hiện gì ?

Nhìn chung dấu hiệu nhận biết tiểu đường hay triệu chứng bệnh tiểu đường thường khá khó phân biệt với bệnh lý khác. Các dấu hiệu cảnh báo có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra khi họ bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng bởi bất cứ điểm bất thường nào đều cảnh báo những vấn đề hay bệnh lý nguy hiểm đấy !

Khát nước dữ dội – dấu hiệu bệnh tiểu đường

Rõ ràng bạn đã uống rất nhiều nước nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Tại sao lại như vậy ? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

dấu hiệu tiểu đường khát nước

Khát nước dữ dội là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường biểu hiện gì – Thường xuyên đi tiểu 

Theo các chuyên gia nội tiết, trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn. Tại sao lại như vậy ? Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều. Bởi vì đi tiểu quá nhiều lần nên bạn cảm thấy khát nước. 

Ăn nhiều nhưng vẫn đói thường xuyên

Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào ? Bạn mới ăn xong nhưng bạn vẫn cảm thấy đói hoặc đói quá mức cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường. Nguyên nhân là do tuyến tụy tiết nhiều insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Việc cơ thể tiết nhiều insulin thông thường kèm theo kích thích cảm giác đói bụng. Nếu mới ăn xong mà đã liên tục thấy cảm giác đói thì bạn hãy chú ý nhé.

Sụt cân nhanh chóng, bất thường

Bạn vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, mỗi ngày như mọi ngày thậm chí còn ăn nhiều hơn nhưng bạn vẫn sụt cân nhanh chóng và bất thường. Hãy dè chừng vì đây có thể là dấu hiệu tiểu đường. Làm sao lí giải điều này ?

Cơ thể cần nhiên liệu để duy trì hoạt động đó là đường ( glucose ). Tuy nhiên, tiểu đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nên nó sử dụng các nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Calo bị mất do lượng đường dư thừa được giải phóng trong nước tiểu. Dẫn đến việc bạn ăn nhiều hơn bình thường nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu giảm cân bất thường hãy đi thăm khám ngay để sớm phát hiện tình trạng bệnh.

sụt cân nhanh có phải là dấu hiệu tiểu đường

Sụt cân nhanh chóng – là một trong dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường

Ngủ đủ nhưng vẫn mệt mỏi, uể oải

Đây là một trong những dấu hiệu tiểu đường rất phổ biến, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose để tế bào sử dụng làm năng lượng. Để làm được điều này, tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Khi bị tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin bị suy yếu làm glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng, dẫn đến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động cộng thêm việc mất nước do đi tiểu thường xuyên gây nên tình trạng kiệt sức, mệt mỏi

Vết thương lâu lành là dấu hiệu tiểu đường

Bệnh tiểu đường có biểu hiện gì ? Khi những vết cắt, chỗ bầm tím quá lâu không lành khi hãy nghĩ ngay đến việc đi bác sĩ kiểm tra đường máu. Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu, làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn.

vết thương lâu lành dấu hiệu tiểu đường

Vết thương lâu lành là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường

Điều bạn cần biết : Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường bạn nên biết

Thị lực giảm, mắt mờ

Đây là một trong những dấu hiệu tiểu đường phổ biến thường bị bỏ qua vì nghĩ là bệnh tuổi già. Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mao mạch ở gần mắt bị xơ vữa,  khi đó võng mạc sẽ yếu đi và đường còn đi vào thủy tinh thể làm mắt nhìn mờ đi. Đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể biến chứng dẫn đến mù lòa.

Tê bì chân, tê tay – triệu chứng bệnh tiểu đường

Cảm giác châm chích, ngứa, tê tay, chân cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 2. Nguyên nhân là do tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây.

Ngoài các dấu hiệu tiểu đường phổ biến được kể ở trên, thì một số dấu hiệu sau đây cùng là một trong nhũng triệu chứng của bệnh tiểu đường

Mảng da sẫm màu ( gai đen ) – dấu hiệu bệnh tiểu đường trên da

Những đốm tối màu xuất hiện trên cổ, nách, xương chậu là những dấu hiệu sớm và rất phổ biến cho thấy nồng độ insulin trong cơ thể có vấn đề.  Tình trạng này cũng được gọi là chứng gai đen, có thể là dấu hiệu kháng insulin. Những dấu hiệu này được xem là dấu hiệu tiểu đường trên da.  Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng thường xuyên xuất hiện dấu hiệu này

Hơi thở có mùi

Việc mất nước liên quan tới tiểu đường góp phần gây ra tình trạng khô miệng, khiến hơi thở có mùi khó chịu. Miệng khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để rửa trôi vi khuẩn và làm cân bằng độ pH trong miệng. Vì vậy, nếu bản cảm thấy hơi thở có vị ngọt hoặc như mùi hoa quả, đôi khi có mùi aceton, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để xét nghiệm bệnh tiểu đường.

Thường xuyên bị ngứa, nhiễm nấm âm đạo

Nếu bạn thường xuyên bị nấm âm đạo, cứ 2 – 3 lần trong vài tháng, bạn đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị cơ bản nhưng không có tác dụng thì hãy cảnh giác vì đây có thể dấu hiệu tiểu đường. Nồng độ đường trong máu cao khiến hệ thống miễn dịch bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Vì vậy, âm đạo trở thành môi trường lý tưởng cho bệnh nấm và khiến bệnh phát triển nhanh gây ra cảm giác ngứa ngáy trên da, da khô. Nếu có dấu hiệu này hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Rối loạn tình dục, bất lực chuyện chăn gối

Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường mà có thể nhiều người chưa biết. Khi đường trong máu tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu. Lúc này việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy tới các cơ quan sinh dục bị suy giảm, thiếu hụt gây nên tình trạng “khô hạn” hoặc rối loạn cương dương, mất cảm giác và ảnh hưởng lớn đến chuyện chăn gối.

dấu hiệu tiểu đường gây rối loạn cương dương

Rối loạn tình dục có thể là dấu hiệu tiểu đường

Điều bạn cần biết : Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì có hại không

Phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời giúp phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường.

5. Nước tiểu kiến bu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Nước tiểu có kiến bu có phải bị tiểu đường ?  tiểu đường thì nước tiểu màu gì ? Quả thật tình trạng nước tiểu có mùi ngọt hoặc bị kiến bu vào chứng tỏ là lượng đường bài tiết qua nước tiểu nhiều hơn mức bình thường, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên để có kết quả chính xác bạn có bị tiểu đường hay không bạn cần phải đến thăm khám ở bệnh viện để có kết luận chính xác nhé !

Trên đây là những dấu hiệu tiểu đường hay triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu dễ nhận thấy khi bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường nếu được phát hiện sớm có thể thuận lợi trong việc điều trị hơn. Chính vì thế thường xuyên thăm khám sức khỏe, xét nghiệm để nắm được tình trạng của bản thân cũng như phát hiện bệnh. Khi bạn đã được chẩn đoán, cho dù, bạn không bị tiểu đường hay bạn đã bị tiểu đường, bạn cũng phải hết sức bình tĩnh, đừng quá lo lắng, hãy cố gắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Tuy nền y học hiện đại ngày nay vẫn chưa có phương thuốc nào trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể sống khỏe cùng bệnh tiểu đường. 

6. Bạn cần làm gì khi biết mình bị bệnh tiểu đường ?

Ổn định đường huyết, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa ảnh hưởng hay những biến chứng nguy hiểm là điều quan trọng và cần thiết nhất ngay khi bạn phát hiện bệnh tiểu đường. Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng các loại thuốc để ngăn mức đường trong máu không tăng lên để ngăn ngừa biến chứng.

bị bệnh tiểu đường phải làm gi

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm tuy tiểu đường type 2 không phải một bệnh cấp tính, nhưng chúng vẫn đòi hỏi sự chú ý của bạn không thể chủ quan. Bệnh càng để lâu, lượng đường huyết tăng cao có thể phá hỏng hệ thần kinh, mạch máu, ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng như tim, mắt, thận…thậm chí nguy hiểm tính mạng. Hiện nay việc điều trị bệnh tiểu đường có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó một số cách điển hình phải kể đến như :

Điều trị tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống :

Thay đổi lối sống là liệu pháp đầu tiên được áp dụng khi bạn vừa phát hiện bệnh tiểu đường.Theo đó, bạn nên chú ý một số vấn đề sau :

Điều chỉnh chế độ ăn uống : Khẩu phần ăn của bạn cần cân bằng giữ các nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo và nhiều rau xanh. Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm làm tăng đường huyết cao như bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt, nước giải khát có gaz…hạn chế chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn; hạn chế ăn mỡ, phủ tạng động vật; nên tăng sử dụng thực phẩm ít gây tăng đường huyết như: hoa quả ít ngọt, nhiều chất xơ (bưởi, ổi, táo…), rau xanh, thực phẩm chế biến từ ngũ cốc, đậu, gạo lứt… 

Điều chỉnh chế độ vận động : người bệnh đái tháo đường nên tập luyện khoảng từ 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần với một số môn thể thao nhẹ nhàng nhưng hiệu quả như đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh…không những sẽ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa và kiểm soát mỡ máu hiệu mà còn giúp insulin hoạt động tốt hơn, ổn định đường huyết lâu dài. 

Điều trị tiểu đường bằng Tây y 

Khi điều trị bệnh tiểu đường type 2, liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên nếu sau 2-3 tháng duy trì liệu pháp trên mà đường huyết của bệnh nhân vẫn không cải thiện, không giảm được xuống mức đường huyết mục tiêu thì liệu pháp điều trị bằng thuốc được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng để ổn định cũng như kiểm soát đường huyết, kiểm soát những ảnh hưởng và biến chứng của chúng có thể xảy đến.

Tuy nhiên việc dùng thuốc tây cần chú ý nguyên tắc khoa học theo sự chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh những hậu quả khôn lường. Việc điều trị theo phương pháp tây y nếu không có hiệu quả thì bạn có thể tham khảo một số phương pháp khác.

Điều trị tiểu đường bằng thảo dược

Ngoài những giải pháp từ Tây y, các chuyên gia Y học cổ truyền cho biết, việc kết hợp thêm với những giải pháp giảm và ổn định đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường từ các thảo dược quý như nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa, trạch tả, đương quy… cũng được thế giới đánh giá cao. Hiệu quả của chúng đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng, kiên trì sử dụng lâu dài có thể giúp cơ thể tự thiết lập và cân bằng các rối loạn chuyển hóa – điều mà các thuốc Tây y khó có thể mang lại.

Tpcn Diagold là một trong số rất ít những sản phẩm chứa các thành thảo dược kể trên được định hướng chuyên biệt cho bệnh tiểu đường với tác động kép vừa giúp giảm và ổn định đường huyết bền vững, vừa phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả, đặc biệt là giúp bảo vệ, tăng cường chức năng các cơ quan bị suy yếu do tiểu đường.

thuốc điều trị tiểu đường Diagold

Bổ sung thảo dược tự nhiên là giải pháp an toàn mang đến hiệu quả tích cực trong cải thiện sức khỏe toàn diện cho người bệnh tiểu đường.

Bạn đọc quan tâm sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường vui lòng liện hệ hotline 0915 444 020 hoặc tìm hiểu thêm thông tin TẠI ĐÂY

Bệnh tiểu đường không chừa một bất kì ai, vì vậy bạn hãy tập một lối sống thật lành mạnh sẽ giúp giảm căn bệnh quái ác này. Hy vọng với những thông tin chia sẽ đã phần nào nắm được những kiến thức cần thiết về nguyên nhân, các dấu hiệu tiểu đường hay triệu chứng bệnh tiểu đường cũng như các cách điều trị tiểu đường hiệu quả. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện được tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân nhằm chủ động ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe lâu dài, giúp người bệnh sống vui sống khỏe với căn bệnh này. 

Xem thêm : 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *