Insulin : công dụng, tác dụng phụ của insulin khi điều trị tiểu đường

Insulin là một loại hormone không còn xa lạ đối với những ai mắc bệnh tiểu đường, kể cả tiểu đường type 1, type 2. Vậy bạn có biết insulin là gì ? là loại thuốc như thế nào, vai trò công dụng ? người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi tiêm insulin điều trị tiểu đường.

1. Insulin là gì ? Thuốc insulin là gì ?

Insulin là gì ?

Insulin là một loại hormone do các tế bào beta ở đảo tụy của tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng điều chỉnh sự chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ máu vào tế bào gan, mỡ để tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động.

Insulin được tổng hợp bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Và đây cũng là ” vũ khí ” duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm lượng đường ( glucose ) trong máu.

Thuốc insulin là gì ?

Là loại thuốc nhân tạo được bào chế dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Nếu như insulin được sản xuất từ bên trong ( tuyến tụy ) thì thuốc insulin thường là thuốc bên ngoài được tiêm vào cơ thể ( tiêm dưới da ). Hiện nay thuốc có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm.

Insulin là gì ? Thuốc insulin là gì

Insulin là gì ? Thuốc insulin là gì ?

2. Công dụng của insulin đối với người tiểu đường

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Sau mỗi bữa ăn thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó các tế bào beta ở đảo tụy sẽ giải phóng insulin để giúp cơ thể sử dụng hoặc dự trữ lượng đường ( glucose ) đã dung nạp. Khi bạn đói mà nồng độ glucose trong máu của bạn cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen và được dự trữ trong gan. Ngược lại nếu nồng độ glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu.

Vai trò của Insulin :

– Gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm.

– Giúp tăng cường hấp thu glucose.

– Giúp tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.

Đối với người bệnh tiểu đường type 1 tế bào beta của tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn. Do vậy người bệnh tiểu đường type 1 cần phải được điều trị bằng cách bổ sung Insulin từ bên ngoài vào cơ thể.

Đối với người bệnh tiểu đường type 2 cơ thể vẫn sản xuất được Insulin nhưng lại có hiện tượng tế bào đề kháng insulin. Ở giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết insulin, khi bệnh tiến triển, các tế bào beta của tụy bị suy giảm dẫn tới bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải điều trị phối hợp thuốc, thậm chí có thể bao gồm cả điều trị bằng insulin.

quá trình chuyển hóa đường

Vai trò của insulin trong điều trị tiểu đường

Điều bạn cần biết : Uống thuốc tiểu đường có hại gì có tác dụng phụ không ?

3. Người bệnh tiểu đường tiêm insulin khi nào ?

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh cần kết hợp chặt chẽ các yếu tố : Ăn uống – vận động – thuốc – tinh thần – thường xuyên theo dõi đường huyết.

Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường : chỉ số đường huyết lúc đói duy trì 3,9 – 7,2 mmol/l, chỉ số đường huyết sau ăn 2h nhỏ hơn 10 mmol/l, HbA1c dưới 7%. Kết hợp điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin khi nào ? Người bệnh được chỉ định tiêm khi : 

+ Bắt buộc với bệnh tiểu đường type 1 ( đái tháo đường phụ thuộc insulin ) và tiểu đường thai kỳ.

+ Bệnh tiểu đường type 2 ( đái tháo đường không phụ thuộc insulin ) khi đường huyết không kiểm soát tốt  ( Glucose máu > 14 mmol/l và HbA1C > 11%). Ngoài ra, người bệnh tiểu đường được chỉ định tiêm khi cơ thể bị suy gan, suy thận, nhiễm trùng, can thiệp ngoại khoa, dị ứng với thuốc hạ đường máu, bị nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.

Khi nào người bệnh tiểu đường tiêm insulin sẽ do bác sĩ chuyên khoa nội tiết thăm khám trực tiếp và cho y lệnh điều trị, dựa trên kết quả thăm khám của từng bệnh nhân mà người bệnh sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Không phải cứ tiêm nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn nặng do đó để đạt kết quả nhất, người bệnh nên cố gắng tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh lo lắng căng thẳng quá mức. 

Người bệnh tiểu đường nên tiêm insulin khi nào

Khi nào người bệnh tiểu đường tiêm insulin ?

Điều bạn cần biết : Top 7 biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất cần phòng ngừa ngay

4. Các loại insulin thường gặp trong điều trị tiểu đường

Có 4 loại insulin được dùng trong điều trị đái tháo đường, bao gồm:

Insulin tác dụng nhanh

Loại này bắt đầu có tác dụng nhanh chóng sau khoảng 15 phút sau khi tiêm, hoạt động tốt nhất sau 1 giờ và kéo dài tác dụng trong 2 – 4 giờ.

Thời gian sử dụng tốt nhất : Người bệnh tiểu đường nên tiêm insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. 

Insulin tác dụng ngắn

Loại insulin này bắt đầu có tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 2 giờ đến 3 giờ. Có tác dụng kéo dài trong 3 – 6 giờ.

Thời gian sử dụng tốt nhất : Người bệnh tiểu đường nên tiêm insulin tác dụng ngắn trước bữa ăn và trước khi tiêm loại tác dụng kéo dài.

Insulin tác dụng trung bình

Loại này thường bắt đầu có tác dụng khoảng 2 – 4 giờ sau khi tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 4 giờ đến 12 giờ. Tác dụng của dạng insulin này có thể kéo dài trong 12 – 18 giờ.

Cách sử dụng tốt nhất : 2 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn. 

Insulin tác dụng kéo dài

Loại insulin này bắt đầu có tác dụng sau nhiều tiếng tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 24 giờ. Để tốt nhất bạn có thể sử dụng kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn. 

Hiện nay tại Việt Nam hiện có nhiều insulin dạng tiêm với thời gian tác dụng khác nhau do đó việc sử dụng cũng trở nên dễ dàng hơn với người bệnh tiểu đường. Ngoài cách tiêm theo dạng truyền thống, ngày nay đã có dạng bút tiêm người bệnh có thể mang theo mọi lúc mọi nơi.

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết

5. Tiêm insulin có tác dụng phụ không ? có biến chứng không ?

Insulin có các tác dụng phụ điển hình như hạ glucose huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Insulin trong điều trị tiểu đường. Bởi khi tiêm trực tiếp vào cơ thể nếu lượng thuốc thừa sẽ gây ức chế sự chuyển hóa glycogen khiến lượng đường trong máu bị giảm mạnh.

Hạ đường huyết khi tiêm

Hạ đường huyết – tác dụng phụ thường gặp khi tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường

Loạn dưỡng Lipid

Đây là một trong những tác dụng phụ khi tiêm insulin người bệnh tiểu đường. Loạn dưỡng lipid hay còn gọi là hiện tượng tăng sinh teo mỡ dưới da.

Khi tiêm nếu người bệnh cảm thấy tại vị trí tiêm có một vùng da bị lõm xuống hoặc nặng hơn có thể mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da ở một diện tích rộng thì đó là tình trạng loạn dưỡng lipid. Để khắc phục tình trạng này người bệnh nên thường xuyên linh động thay đổi vi trí tiêm. Bạn có thể tiêm cách rốn 5cm, hoặc tiêm ở mông, tay, đùi.

Dị ứng

Dị ứng sau khi tiêm cũng là một tác dụng phụ hay gặp ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên tình trạng này sẽ tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần. Thông thường các phản ứng tại chỗ thường hay gặp như xuất hiện các vết mẩn đỏ, phù hoặc ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng toàn thân ít gặp hơn, Khi người bệnh tiểu đường gặp bất kỳ tình trạng nào cũng nên đến khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn.

Tăng cân

Insulin cũng có thể gây tăng cân cho người bệnh tiểu đường do tác dụng kích thích quá trình đồng hóa. Nếu trong quá trình tiêm, người bệnh tiểu đường không kiểm soát chế độ ăn sẽ khiến tế bào không sử dụng hết glucose, điều này tích lũy dưới dạng mỡ và làm cho người bệnh tăng cân một cách nhanh chóng.  

Điều bạn cần biết : Chỉ số tiểu đường quá cao làm gì để hạ nhanh mà an toàn

6. Cách tiêm insulin đúng cách cho người bệnh tiểu đường

Tiêm insulin vào cơ thể là một trong những biện pháp điều trị và quản lý bệnh tiểu đường. Thế nhưng, nếu người bệnh tiểu đường tiêm không đúng kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, khi tiến hành tiêm bạn cần phải hiểu và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách tiêm và nơi tiêm.

Chuẩn bị 

Vệ sinh vị trí tiêm : để thuốc hấp thụ tốt nhất trước khi tiêm người bệnh cần làm sạch vị trí tiêm bằng dung dịch sát khuẩn. Insulin sẽ được tiêm ở dưới da nên lớp mỡ dưới da hoặc cơ bắp phải hoàn toàn bình thường.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi tiêm : có rất nhiều loại insulin do đó tùy vào từng loại mà có thời gian tiêm khác nhau. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tiêm đúng cách đúng giờ, đủ liều. 

Các vị trí tiêm

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin ở đâu tốt nhất ? Thông thường người bệnh tiểu đường sẽ được hướng dẫn tiêm ở các vị trí như : 

Bụng : tiêm ở vị trí bụng là nơi được bác sĩ cũng như người bệnh tiểu đường lựa chọn nhiều nhất. Bởi bụng là nơi dễ tiếp cận, không gây khó chịu đặc biệt bụng là nơi insulin đi vào máu nhanh nhất. Vị trí tiêm ở bụng thường cách rốn khoảng 5cm.

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin ở đâu tốt nhất

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin ở đâu tốt nhất

Đùi : trái với vị trí bụng, đùi là nơi insulin hấp thụ chậm nhất nhưng lại có vị trí thuận lợi cho người bệnh tự tiêm. Vị trí tiêm ở đùi thường hơi lệch về phía ngoài chân, đoạn giữa đầu gối và háng.

Cánh tay : đây là nơi thuốc hấp thụ ở mức vừa phải, thông thường cánh tay thường kho tiêm nên người bệnh cần người giúp đỡ. Vị trí tiêm ở cánh tay thường ở khoảng giữa vai và khuỷu tay.

Mông : nếu tiêm ở vùng này thuốc hấp thu khá chậm nhưng người bệnh có thể tự tiêm. Vị trí tiêm ở lưng hoặc mông thường ở khoảng giữa cột sống và đường nách giữa.

Lưu ý khi tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường

Tiêm insulin có biến chứng không ? Để các tác dụng phụ gây khó chịu như kích ứng da, teo mỡ dưới da cũng như hạn chế các biến chứng, người bệnh tiểu đường cần luân phiên thay đổi các vị trí tiêm. 

Đối với người bệnh tiểu đường tiêm 2 mũi tiêm trở lên trong 1 ngày, người bệnh nên thay đổi vùng và vị trí tiêm khác nhau. Để không ảnh hưởng khả năng hấp thụ cũng như tránh nổi cục cứng hoặc lắng đọng mỡ dưới da, người bệnh nên hạn chế tiêm ở cùng một vị trí.

Ví dụ : nếu người bệnh tiêm luôn tiêm vào đùi với liều insulin tác dụng kéo dài ban đêm thì mỗi đêm người bệnh nên thay đổi giữa đùi phải và đùi trái. Nếu người bệnh luôn tiêm liều insulin tác dụng nhanh buổi sáng vào bụng, thì nên luân phiên quanh các vùng khác nhau của bụng, sao cho không tiêm vào cùng một chỗ.

Với những chia sẽ về vai trò, công dụng, tác dụng phụ của insulin trong điều trị tiểu đường. Hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị tiểu đường của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tiêm cũng như tự ý mua thuốc dưới bất kỳ trường hợp nào. Chúc bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh tiểu đường !

Xem thêm : 5 loại thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn không gây tác dụng phụ

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *