Tại sao người tiểu đường bị loét bàn chân hoại tử chân ? Cách chăm sóc

Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm luôn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, trong đó hoại tử chân loét bàn chân là biến chứng được người bệnh tiểu đường đặc biệt quan tâm vì có thể gây tàn phế suốt đời. Vậy làm cách nào để phòng ngừa biến chứng đáng sợ này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách chăm sóc tốt đôi chân của mỉnh !

1. Hoại tử chân là bệnh gì ? có phải biến chứng tiểu đường không ?

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới ( WHO ), bàn chân đái tháo đường ( tiểu đường ) được định nghĩa là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân. Loét và hoại tử bàn chân ở người bệnh tiểu đường rất hay gặp, người già mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi và có nguy cơ cao phải cắt cụt chi. Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người bệnh tiểu đường rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng loét bàn chân có thể gây tàn phế suốt đời.

hoại tử chân loét chân tiểu đường

Biến chứng bàn chân tiểu đường : hoại tử chân, loét chân tiểu đường

2. Vì sao người bệnh tiểu đường bị hoại tử chân ? loét bàn chân ?

Đối với người bình thường, một vết thương ở phần mềm như bàn chân sẽ bắt đầu có dấu hiệu lành chỉ sau vài ngày hoặc ít nhất 1 tuần. Thế nhưng, ở người tiểu đường thì vết thương bàn chân lại rất lâu lành, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Vết thương không lành rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí có thể lan rộng và hệ quả tất yếu là phải cắt cụt chân hoặc nặng hơn là gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Vậy vì sao tiểu đường gây hoại tử bàn chân ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người tiểu đường bị hoại tử bàn chân. Trong đó, yếu tố nguy cơ gồm có tổn thương thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại vi.

Tổn thương thần kinh ngoại biên gây hoại tử chân người tiểu đường

Tổn thương thần kinh ngoại biên gây hoại tử chân hay loét bàn chân là một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, xuất hiện ở khoảng 50-70% bệnh nhân tiểu đường. Các bệnh lý thần kinh do tiểu đường làm ảnh hưởng đến các sợi thần kinh cảm giác, vận động và tự chủ. Tổn thương bệnh lý tại các sợi cảm giác khiến bàn chân không còn nhạy cảm với những kích thích đau thông thường.

Chính vì vậy, các vết loét thường xuất phát từ những chấn thương nhỏ. Tổn thương các sợi vận động gây yếu cơ, teo cơ và liệt nhẹ. Từ đó gây nên sự biến dạng bàn chân, xuất hiện những điểm tăng áp lực gây chai chân, chai dày kết hợp với đi nhiều dẫn đến tổn thương rách, viêm tổ chức lâu dần dẫn đến loét chân.

vì sao người tiểu đường bị loét bàn chân

Vì sao người bệnh tiểu đường bị loét bàn chân

Tiểu đường bị hoại tử chân loét chân do bệnh mạch máu ngoại vi

Bệnh mạch máu ngoại vi (hay bệnh mạch máu ngoại biên) cũng thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Theo các thống kê, có đến 30% bệnh nhân loét bàn chân có liên quan đến bệnh máu ngoại vi.Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi…

Lượng đường trong máu cao 

Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp các động mạch ở chân. Do đó, máu không mang được oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, nếu gặp vết thương ở bàn chân sẽ rất khó tự chữa lành.

Đường huyết cao, tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể làm vết thương lâu lành. Vì thế, vết thương nhỏ có thể bị loét, nhiễm khuẩn, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dễ dàng gây ra hoại tử :

– Vết xước da do cọ xát, ngã chảy máu, vết thương mổ,…

– Vết thương ở người mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc, tắc mạch máu, nằm bất động, đau ruột thừa, bị bỏng,…

– Chữa trị vết thương không đúng cách: tự chữa ở nhà, theo các phương pháp truyền miệng gây viêm nhiễm.

– Vết thương có dị vật bên trong không được loại bỏ, hình thành ổ mủ bao quanh và gây ra nhiễm khuẩn.

– Vết thương hở nhẹ nhưng bị vi khuẩn xâm nhập.

Khi người bệnh tiểu đường nhận thấy có các dấu hiệu tiểu đường bị hoại tử chân kể trên, người bệnh hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để được khám và tư vấn hướng điều trị kịp thời tránh nguy cơ nhiễm trùng, cắt cụt chi. 

3. Dấu hiệu hoại tử chân – loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường

Hoại tử là các mô cơ thể dần chết đi, hiện tượng này lan rất nhanh và xảy ra khi bị thương hay phẫu thuật. Trường hợp những người bị bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá thường xuyên thì nguy cơ bị hoại tử cao hơn người bình thường.

Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có nguy cơ bị hoại tử nếu có vết thương hở nhưng khu vực phổ biến nhất liên quan đến chân, bàn chân, cánh tay, tai và mũi.

Có nhiều loại hoại tử khác nhau như hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử khí, hoại tử nội.

Để biết được mình có người bị tiểu đường có bị hoại tử chân hay không, bạn nên theo dõi vết thương nếu có các triệu chứng sau đây :

– Khu vực quanh vết thương sưng đỏ và lan rộng ra nhanh chóng.

– Da bị bong tróc hoặc nhăn lại ở quanh vùng bị thương.

– Cảm giác đau đớn tăng dần.

– Sủi bọt trắng ở vết thương.

– Vùng nhiễm trùng tỏa ra mùi khó chịu.

– Lâu dần vết nhiễm trùng lan rộng ra khắp cơ thể.

– Nổi hạch ở gần vị trí có vết thương, có thể nổi hạch bẹn hoặc hạch ở nách.

Khi vết nhiễm trùng trở nặng, người bệnh tiểu đường sẽ có những biểu hiện như: Nóng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, cảm thấy mệt mỏi mặc dù không hoạt động, nhịp tim tăng nhanh, hoa mắt chóng mặt, rối loạn cảm xúc. Hoại tử chi gây những biến chứng nguy hiểm, có thể phải cắt bỏ những phần bị hoại tử, khi vết nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể có thể bị nhiễm trùng máu và dễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Điều bạn cần biết : Uống gì trị tiểu đường hiệu quả không tốn nhiều chi phí

4. Các mức độ tổn thương biến chứng bàn chân tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây loét bàn chân, hoại tử chân ở nhiều mức độ tổn thương khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Cụ thể người tiểu đường nên biết :

Da bị tổn thương khó lành

Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh chỉ huy các hoạt động tái tạo và làm ẩm da. Điều này khiến cho vùng da ở chân người tiểu đường bị khô ráp, nứt nẻ, bong tróc thường xuyên.

Chân bị chai

Chai chân là hiện tượng khá phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Vì thế, người tiểu đường thường chủ quan. Các vết chai nếu để lâu ngày mà không được điều trị thì sẽ phát triển rộng hơn, sau đó dần xuất hiện các vết nứt rồi lở loét. Những tổn thương này rất khó lành, dễ bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử.

Chân bị loét

Tình trạng này xảy ra là do người bệnh tiểu đường trước đó gặp biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên nên mất cảm giác đau, nóng, lạnh,… khi có ngoại lực tác động. Điều này khiến cho cơ thể giảm khả năng tự bảo vệ và tự chữa lành vết thương. Cùng với đó tình trạng xơ vữa động mạch làm giảm lượng máu tới các chi, điều này khiến cho vùng chi dưới trở nên nghèo nàn oxy và dưỡng chất. Đây là lý do khiến cho biến chứng loét bàn chân tiểu đường dễ dàng xảy ra và lan rộng. 

Hoại tử chân, cắt cụt chân

Đây là biến chứng tiểu đường nghiêm trọng nhất, xảy ra do các vết loét chân kéo dài nếu không được điều trị đúng cách. Khi tổn thương ở bàn chân gây ra những vết loét quá lớn, không được điều trị, trong điều kiện thiếu máu nuôi dưỡng sẽ khiến cho bàn chân bị hoại tử, cắt cụt chi. 

biến chứng bàn chân tiểu đường cắt cụt chi

Biến chứng bàn chân tiểu đường hoại tử chân cắt cụt chi

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết, ngăn biến chứng

5. Hoại tử chân, loét chân ở người bệnh tiểu đường có chữa được không ?

Hoại tử chân – Loét bàn chân ở người tiểu đường là biến chứng khá phổ biến có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Do vậy, việc phát hiện sớm và chữa đúng cách vết loét bàn chân tiểu đường là điều cần thiết để giúp người bệnh có cơ hội hồi phục lại bàn chân lành lặn và tránh các biến chứng loét nặng, thậm chí là hoại tử, cắt cụt chi. 

– Với bệnh nhân tiểu đường chưa xuất hiện vết loét cần thường xuyên kiểm tra chân và cần sớm phát hiện các dấu hiệu có thể hình thành vết loét như móng chân đổi màu, da khô, nóng rát, không đi bộ được quãng đường xa, sưng phù bất thường…

– Với bệnh nhân đã xuất hiện vết loét ở bàn chân cần thăm khám và chữa với sự hỗ trợ của bác sĩ để phục hồi lưu thông máu, tránh nhiễm trùng và bảo vệ đôi chân nguyên vẹn.

6. Cách chăm sóc vết loét bàn chân do biến chứng tiểu đường 

Theo GS Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết & Đái tháo đường khuyến cáo: Ngay từ giai đoạn đầu phát hiện vết loét ở bàn chân, người tiểu đường cần tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Sau khi vết thương ổn định, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà theo các hướng dẫn dưới đây :

Vệ sinh vết loét chân hằng ngày

Bạn nên rửa và khử trùng vết loét bàn chân do biến chứng tiểu đường bằng nước muối sinh lý hoặc povidon iod tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Hạn chế rửa bằng oxy già trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định. Sau khi vệ sinh sạch vết thương, dùng bông gạc vô trùng có chứa canxi alginate hoặc bạc sulphadiazine để băng bó nhưng không băng quá chặt. Đây là khâu quan trọng để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn ở vết loét tiểu đường, loại bỏ ổ vi khuẩn và nguy cơ bội nhiễm. 

Nếu phát hiện vết loét bàn chân tiểu đường lại bị chảy máu, nhiễm trùng, xuất hiện mủ hoặc đốm đen hoại tử, người bệnh cần tái khám để được chỉ định thêm thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cắt, lọc bỏ các đốm đen hoại tử nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn trước đó.

Cách chăm sóc viết loét bàn chân tiểu đường

Cách chăm sóc viết loét bàn chân tiểu đường

Tăng tuần hoàn máu đến vết loétỞ người bệnh tiểu đường máu không thể lưu thông bình thường, không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào. Đồng thời, quá trình vận chuyển các thành phần bạch cầu của hệ miễn dịch bị gián đoạn, khiến vết loét lâu lành hơn. Do đó,  người bệnh cần giảm áp lực tì đe tại vị trí vết loét bằng cách không nên đi lại quá nhiều, khi ngồi, nằm nên kê cao bàn chân trên gối mềm…Trong lúc ngồi có thể di chuyển thường xuyên ngón chân và mắt cá chân, không nên ngồi vắt chéo chân. Khi cần di chuyển có thể dùng các thiết bị hỗ trợ như nạng, giày dép chuyên dụng.

Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng

Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc kháng sinh đường uống hoặc các kem bôi tại chỗ chứa kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết loét lành nhanh hơn. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhìn chung, cách chữa vết loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường thường là : Kiểm soát chuyển hóa, tránh làm rộng vết thương, loại bỏ các áp lực tại chỗ, điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ như băng gạc bất hoạt vi khuẩn, plasma lạnh diệt vi sinh vật, đặc biệt kiểm soát màng biofilm, kiểm soát dịch tại vết thương, kiểm soát biểu bì hóa đặc biệt khiểm soát các đường hầm tạo ra do sự mất tổ chức, có thể sử dụng các yếu tố phát triển và các phương pháp tái tạo mạch nếu có chỉ định của bác sĩ

Điều bạn cần biết : Tăng đường huyết ? nguyên nhân và cách xử trí tăng đường huyết hiệu quả ngay tại nhà ?

7. Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân loét bàn chân ở người tiểu đường

Việc cắt cụt chi không những gây tổn thất về mặt sức khỏe cho bệnh nhân mà còn gây ra các tổn thất về mặt kinh tế và xã hội đối với bệnh nhân và ngành y tế. Do đó, người bệnh cần biết cách tự khám, chăm sóc bàn chân hàng ngày. Cụ thể người bệnh nên và không nên làm những điều sau đây :

Kiểm tra chân hàng ngày phòng ngừa loét chân

Nên chọn một thời điểm thích hợp để kiểm tra chân hàng ngày, và làm điều đó như một thói quen. Người bệnh nên chọn nơi có ánh sáng tốt, sử dụng một chiếc gương để dễ quan sát loét bàn chân tiểu đường.

Người bệnh nên kiểm tra từ trên xuống dưới bàn chân. Có thể nhờ người thân nhìn giúp vết loét bàn chân tiểu đường nếu không nhìn thấy rõ. Theo trường Đại học American College of Foot and Ankle Surgeons, khám định kì bàn chân được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân có thể giảm nguy cơ cắt cụt chi 45 – 85%.

Cần kiểm tra cả những kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp…Kiểm tra da có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ bất cứ vùng nào của bàn chân.

Kiểm tra sự phát triển của móng chân có bất thường, móng quặp vào trong không.

loét bàn chân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra loét bàn chân tiểu đường

Vệ sinh bàn chân sạch sẽ

Dùng xà phòng trung tính rửa sạch sẽ và kỹ lưỡng bàn chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân. Kiểm tra nước trước khi rửa chân bằng nhiệt kế đo nước hoặc nhờ người nhà kiểm tra hộ. Chú ý sau khi rửa phải lau thật khô, nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh.

Nếu da quá khô có thể sử dụng các loại kem kem dưỡng ẩm ở gót chân và bàn chân để phòng tránh những vết nứt.

Lưu ý khi cắt móng chân phải cắt theo đường thẳng, không cắt ở cạnh góc móng chân. Nếu móng chân mọc quặp cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dự phòng vết loét.

Bảo vệ chân với giầy và tất phù hợp

Luôn mang giày dép để tránh đạp lên các vật sắc nhọn, mảnh chai mà người bệnh không nhìn thấy được. Không nên mang dép kẹp vì có thể gây biến chứng loét ở giữa ngón cái và ngón thứ hai.

Luôn mang tất để giữ ấm và bảo vệ chân, tất làm bằng sợi bông hoặc cotton mềm. Thay tất sạch và khô mỗi ngày.

Tránh mang giày quá chật vì dễ gây các vết phồng rộp ở da, luôn mang tất khi cần phải mang giày để tránh phồng chân.

Cần kiểm tra giày trước khi mang để đảm bảo không có bất cứ vật nào trong giày như cát bụi, côn trùng… có thể gây tổn thương đôi chân vì bạn có thể không cảm nhận được những vật nhỏ trong giày

Đừng để chân bị ẩm bởi mưa và tuyết. Không đi chân trần dù ở trong nhà

Giữ cho mạch máu được lưu thông dễ dàng hơn

Nâng cao chân bằng 1 chiếc ghế khác khi ngồi.

Không ngồi bắt chéo chân quá lâu.

Không đi những đôi vớ chật hoặc thắt nút quanh cổ chân.

Cử động ngón chân trong 5 phút 2 – 3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe,…

Cẩn thận với nhiệt độ

Khi dùng nước nóng tắm, rửa chân thì không dùng chân để kiểm tra nhiệt độ nước do cảm giác da của bệnh nhân ĐTĐ đã bị suy giảm. Nên kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế, mu bàn tay hoặc khuỷu tay. Ban đêm cần mang vớ chân để giữ ấm (nếu trời lạnh) trước khi đi ngủ. Không sưởi ấm chân bằng lò than, viên gạch nung nóng; không dùng nước nóng để xông hơi bàn chân hoặc ngâm chân; không đốt lá ngải hơ chân…vì dễ gây bỏng.

Uống nhiều nước

 Người bệnh tiểu đường thường gây tiểu nhiều làm người bệnh mất nước; vì vậy, cần uống nhiều nước hơn 2 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt và giúp da luôn được tươi tắn khỏe mạnh.

Kiểm soát tốt đường huyết 

Kiểm soát đường huyết là bước quan trọng nhất trong chữa loét bàn chân hoại tử chi ở bệnh nhân tiểu đường. Duy trì đường huyết ổn định giúp giảm các biến chứng thần kinh và biến chứng động mạch ngoại biên. Nó cũng giúp máu lưu thông tới bàn chân tốt hơn, tăng khả năng đề kháng và tự chữa lành của cơ thể. 

Bệnh tiểu đường có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh đồng thời có thể gây tàn phế suốt đời. Người bệnh phải thật sự quan tâm và biết cách tự chăm sóc để chủ động ngăn ngừa biến chứng này.. Bên cạnh việc chăm sóc bàn chân, tập luyện thể dục thể thao, người bệnh ĐTĐ cũng cần có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược chuyên biệt dành riêng cho người bệnh đái tháo đường sẽ là sự lựa chọn hàng đầu trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường. 

Giải pháp hỗ trợ giúp người tiểu đường nhanh lành vết thương

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường hoại tử chi, lở loét là việc làm rất cần thiết đối với tấc cả người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường ngoài việc thường xuyên chú ý vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày, tránh những va chạm gây tổn thường ngoài da, người bệnh cần phải thường xuyên kiểm tra xem trên da có vết thương hay vết loét gì không để xử lý kịp thời, tránh biến chứng nhiễm trùng dẫn đến hoại tử chi – tàn phế ở người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết của mình bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c về ngưỡng an toàn để tránh biến chứng xảy ra nhanh hoặc tiến triển nặng thêm. Trong đó, việc ứng dụng các loại thảo dược kết hợp trong thực phẩm chức năng được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả và là xu hướng được nhiều người bệnh áp dụng vì đem lại hiệu quả vượt trội, đáp ứng được yêu cầu điều trị và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

diagold phòng ngừa hoại tử cho người bệnh tiểu dường

Tpbvsk Diagold hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Trong đó có thực phẩm chức năng Diagold với thành phần bao gồm nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa……  được gia giảm hàm lượng chính xác đem đến tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tuyến tụy, giúp tuyến tụy tăng cường chức năng. Nhờ vậy, người bệnh sẽ giảm đường huyết, phòng  ngừa được các nguy cơ biến chứng có thể xảy đến bất cứ lúc nào, không làm hư hại các cơ quan mà giúp bảo vệ các cơ quan và hạn chế tiến triển biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường  là một bệnh lý mạn tính, các triệu chứng và biến chứng đều diễn ra âm thầm không báo trước làm tích lũy nguy cơ tiến triển biến chứng, thậm chí tử vong. Lựa chọn giải pháp an toàn, hiệu quả từ dược liệu thiên nhiên – Diagold ngay hôm nay để ngăn chặn căn bệnh toàn cầu này. 

Bạn đọc quan tâm sản phẩm Diagold vui lòng liện hệ hotline 0915 444 020 hoặc  tìm hiểu thêm thông tin TẠI ĐÂY

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp người bệnh tiểu đường hiểu thêm về bệnh và cách điều trị cũng như cách phòng ngừa biến chứng hoại tử chi ở người bệnh tiểu đường hiệu quả để bảo đảm sức khỏe cho mình. chúc bạn nhiều sức khỏe may mắn và bình an !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *