Hạ đường huyết là gì ? Nên làm gì khi bị hạ đường huyết ? Cách xử trí

Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm, thường xảy ra với những người bị tiểu đường nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai, dù người đó đã rất cẩn thận trong việc kiểm soát đường huyết. Hạ đường huyết nếu không phát hiện kịp thời và xử lý sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nhiều tác hại cho người bệnh. Vậy làm sau để khắc phục tình trạng này, mời bạn tham khảo ngay bài viết.

1. Hạ đường huyết là gì ? 

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3,9 mmol/l ( <70mg/dl ) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể. Tình trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề như hôn mê và để lại hậu quả nặng nề, thâm chí tử vong. Tuy nhiên nếu được cấp cứu và xử trí kịp thời thường đem lại kết quả tốt.

hạ đường huyết là gì nên làm gì khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết là gì ? nên làm gì khi bị hạ đường huyết

2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Trước khi giải đáp câu hỏi cách xử trí hạ đường huyết hiệu quả. Người bệnh hãy cùng tìm hiểu sơ một số nguyên nhân gây hạ đường huyết. Thông thường triệu chứng này xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống mức quá thấp. Đặc biệt nhiều nhất ở người mắc bệnh đái tháo đường đang được điều trị với những nguyên nhân chủ yếu như sau:

Hạ đường huyết do tiêm quá nhiều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường thiếu hụt hoàn toàn insulin ( tiểu đường type 1). Hoặc vẫn có insulin nhưng có thể ít đáp ứng với nó (  tiểu đường type 2 ). Do đó, glucose có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt đến mức cao nguy hiểm.

Để khắc phục vấn đề này, người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc để giảm lượng đường trong máu. Nhưng quá nhiều insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp. Từ đó gây hạ đường trong máu. Hạ đường máu cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ăn uống quá ít trong khi dùng thuốc trị tiểu đường, hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường.

Do rượu bia

Rượu bia làm tăng nguy cơ hạ đường huyết do rượu bia làm ngăn cản quá trình tân tạo đường. Bên cạnh đó rượu làm mất hay lẫn lộn các triệu chứng cảnh báo tụt đường huyết. Người uống rượu thường không ăn và hay đi ngủ luôn sau đó nên khó để nhận biết tình trạng hạ đường máu.

Do ăn uống kiêng khem quá mức

Người bệnh ăn ít, ăn muộn hay bỏ ăn, giảm khẩu phần ăn hay lùi giờ ăn, tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây hạ đường huyết.

Ngoài những yếu tố trên thì tình trạng tụt đường huyết có thể xảy ra ở người đái tháo đường có kèm bệnh lý biến chứng như suy thận, tổn thương gan, viêm gan, xơ gan hoặc một số bệnh lý kèm theo nặng dễ tụt đường huyết hơn bình thường.

3. Triệu chứng hạ đường huyết

Dấu hiệu tụt đường huyết thường dễ phát hiện, tuy nhiên với người bệnh lớn tuổi và người có triệu chứng hạ đường huyết nhiều lần thì thường có triệu chứng mơ hồ dễ bị bỏ qua. Nếu lượng đường trong máu trở nên quá thấp sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây: 

– Rối loạn thần kinh thực vật: cảm giác đói, lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, run tay chân, hồi hộp, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn.

– Rối loạn thần kinh trung ương: đau đầu, mờ mắt, nhìn đôi, lú lẫn, hành vi bất thường, giảm trí nhớ, co giật, hôn mê.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu gọi là hạ đường huyết ?

Khi đường huyết dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l) thì được coi là tụt đường huyết nhẹ. Triệu chứng: bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh… Khi nồng độ đường trong máu dưới 40mg/dl (2,2 mmol/l) là tình trạng tụt đường huyết nặng kèm theo các triệu chứng như tri giác lờ mờ, hôn mê…

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Nguyên nhân gây tụt đường huyết ở người tiểu đường

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường sống được bao lâu làm sao để kéo dài tuổi thọ người tiểu đường ? 

tăng đường huyết hay hạ đường huyết cũng đều rất nguy hiểm, do đó, khi được chẩn đoán đái tháo đường, mỗi người bệnh nên có máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi.

4. Hạ đường huyết có nguy hiểm không ? 

Tình trạng hạ đường huyết thường xuyên hoặc thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tế bào não như giảm trí nhớ, lú lẫn. Trường hợp nặng hơn khi tụt đường huyết kéo dài hơn 5 giờ thường rơi vào tình trạng mất não không hồi phục, việc điều trị hỗ trợ sau thời gian này chỉ mang lại đời sống thực vật cho người bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng tụt đường huyết sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố về tim mạch như loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đây là những nguyên nhân gây tử vong cho người bị tiểu đường.

5. Cách xử trí tụt đường huyết hiệu quả

Hạ đường huyết ở người bình thường

Khi có các triệu chứng của hạ đường huyết, ngay lập tức phải cho bệnh nhân ăn nhẹ cháo loãng, súp, các sản phẩm có đường có sẵn như : bánh, kẹo hoặc uống một cốc nước đường (200ml)…Sau khi ăn nên để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.

Ở bệnh nhân tiểu đường

Khi được điều trị bằng Insulin, phải tiêm thuốc vào trước bữa ăn 1 – 2 giờ. Nếu sau khi tiêm insulin thấy người khó chịu, bủn rủn thì ăn một ít đường.

Nếu hạ đường huyết nặng trong tình trạng hôn mê : cần tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương 20 hoặc 30% hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% hoặc 10%. Nếu có thể tiêm dưới da 1 mg Glucagon.

Cách xử trí hạ đường huyết

Cách xử trí hạ đường huyết

Điều bạn cần biết : Thuốc tiểu đường Met-for-mint và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các triệu chứng và cách xử lý hạ đường huyết. Nếu tình trạng tụt đường huyết được phát hiện sớm, khi bệnh nhân còn nhận thức, còn nuốt được thì việc bổ sung ngay lượng đường cho cơ thể là cần thiết.

6. Hạ đường huyết nên ăn gì ? 

Khi bị hạ đường huyết, bạn nên bổ sung ngay các loại thực phẩm sau đây để giúp tăng hàm lượng đường trong cơ thể:

Thực phẩm có đường

Các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola,… là thực phẩm có thể “cấp cứu” tạm thời triệu chứng hạ đường huyết cho bạn. Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn thì nên bổ sung đường thêm một lần nữa. Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều vì có thể khiến hàm lượng đường trong máu của bạn tăng cao, và điều này rất nguy hiểm đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Do đó, khi bị tụt đường huyết người bệnh nên bổ sung một lượng đường phù hợp. Nếu cảm thấy tình trạng không thuyên giảm thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Thịt nạc giàu protein 

Thịt nạc là đáp án chính xác cho câu hỏi “khi hạ đường huyết nên ăn gì?”. Bởi nguyên liệu này chứa hàm lượng protein cao mà Protein cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Protein giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do ăn vội, ăn uống ít và tụt đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường.

Tăng protein có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết. Do đó, khi bị tụt đường huyết bạn hãy bổ sung đầy đủ protein có trong thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng (lòng trắng trứng), đậu hũ và sữa đậu nành hoặc các sản phẩm ít chất béo.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng, như sắt và các vitamin nhóm B. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt chính là biện pháp giúp ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của tụt đường huyết.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng như bánh mì, lúa mạch và bắp rang,… cũng giúp tăng hàm lượng đường trong máu khi bị hạ đường máu.

7. Hạ đường huyết nên uống gì

Khi lượng đường trong máu giảm đáng kể, nó có thể gây ra tình trạng tụt đường huyết đột ngột và dữ dội. Mặc dù chứng chóng mặt có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng là một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và đang điều trị bệnh đái tháo đường.

Do đó, ngoài việc giám sát glucose máu thường xuyên, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo một món ăn có chứa 15-20 gram carbohydrate như một phương tiện để khắc phục suy giảm lượng đường trong máu đột ngột.

Khi hạ đường huyết nên uống gì ? Là câu hỏi thường gặp của nhiều người bệnh tiểu đường. Các thực phẩm giàu đường tự nhiên và ở dạng nước là gợi ý hay dành cho người bị tụt đường huyết. Bởi chúng giúp cho người bệnh dễ dàng hấp thu lượng đường khi vào cơ thể.

Do đó, nếu người bệnh thường hay xảy ra tình trạng tụt đường huyết, người bệnh nên duy trì uống một ly nước ép trái cây nguyên chất hoặc soda mỗi ngày để tăng đường một cách tự nhiên.

8. Hạ đường huyết nên làm gì ? 

Nếu người bệnh bị hạ đường huyết đột ngột, không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu tụt đường huyết có thể giúp người bệnh chủ động đối phó với tình huống này một cách tốt nhất. Đồng thời ngăn chặn tổn thương não – biến chứng do tiểu đường gây ra.

Giữ an toàn cho bản thân 

Hạ đường huyết có khả năng gây mất ý thức từ đó dễ xảy ra tai nạn và các tình huống nguy hiểm cho người bệnh. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng của cơn hạ đường huyết thì việc đầu tiên người bệnh cần nghĩ đến là tìm các biện pháp giữ an toàn cho bản thân. Chẳng hạn như đang lái xe hãy tấp vào lề đường, ngồi xuống ngay nếu bạn đang đi bộ,…

nên làm gì khi bị hạ đường huyết

Nên làm gì khi bị hạ đường huyết

Điều bạn cần biết : Tiểu đường nên uống sữa gì các loại sữa dành cho người tiểu đường

Kiểm tra đường huyết

Một vài trường hợp khác nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì vẫn chưa đủ. Người bệnh cần kiểm tra bằng máy đo đường huyết để khẳng định chắc chắn mình bị hạ đường huyết hay không ? Chỉ số đường huyết thấp hơn 70 mg/dl (3,9mmol.l) người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp xử trí kịp thời. Nếu triệu chứng quá nghiêm trọng tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, người bệnh phải luôn luôn mang theo đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt,… trong túi để dùng ngay khi gặp phải tình trạng tụt đường huyết.

Một số lưu ý khi người tiểu đường bị tụt đường huyết

Ngoài việc dùng các loại thực phẩm cho người bị tụt đường huyết, bạn cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh.

– Tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Người bệnh tiểu đường nên đi ngủ trước 10 giờ tối và dậy sớm lúc 6 giờ sáng.

– Chia bữa ăn thành nhiều bữa, ăn nhiều bữa phụ trong ngày.

– Không nên làm việc quá sức và cần có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý

– Tránh tình trạng căng thẳng, stress trong công việc. Đặc biệt luôn giữ tinh thần thoải mái và giải trí lành mạnh.

– Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại nếu không cần thiết.

Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ khoảng 30 phút sáng mỗi ngày.

– Nên thường xuyên massage cơ thể để tăng cường lưu thông máu.

– Người bệnh tiểu đường nên trang bị riêng cho mình máy đo đường huyết để kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

9. Hạ đường huyết và tụt huyết áp ? Cách phân biệt

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu (glucose máu) giảm xuống dưới mức bình thường. Với người đái tháo đường thì lượng glucose máu dưới 70 mg/dl (3.9 mmol/L) được xem là hạ đường huyết. Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp của người bình thường dưới mức bình thường (< 90/60 mmHg).

Hạ đường huyết và tụt huyết áp thường có biểu hiện giống nhau, nhưng thực chất là biểu hiện của hai bệnh khác nhau. Tụt đường huyết là bệnh liên quan tới sự chuyển hóa trong cơ thể. Còn tụt huyết áp là bệnh lý liên quan tới tim mạch.

– Triệu chứng tụt đường huyết: cảm giác đói, đổ mồ hôi, run rẩy chân tay,run, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ. rối loạn ý thức, động kinh, mất ý thức, có thể tử vong. Hạ đường huyết thường gặp ở những người bệnh tiểu đường, người lao động nặng.

– Triệu chứng tụt huyết áp: hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đứng không vững, sốt cao đột ngột, chân tay lạnh buốt nhưng không đổ mồ hôi, tim đập nhanh mạnh nhưng không đều, có thể ngất xỉu.

10. Cách phòng tránh tụt đường huyết

– Không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.

– Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…

– Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế

– Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ.

– Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.

Hy vọng với những thông tin hạ đường huyết là gì ? nên làm gì khi bị tụt đường huyết cũng như cách xử trí hạ đường huyết được chia sẽ ở trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường. Cho dù bạn là người bị tiểu đường hay không bị tiểu đường khi gặp phải tình trạng này cũng phải có giải pháp phòng tránh và xử trí kịp thời. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe, may mắn và bình an !

Mời bạn xem thêm : Sống ” khỏe re ” với bệnh tiểu đường nhờ thảo dược quý hiếm này

                                   Bệnh tiểu đường nên ăn gì ? chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh tiểu đường

                                  13 cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường hiệu quả không ai ngờ tới

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *