Đường huyết tăng cao sau ăn phải làm gì để giảm ?

Đường huyết tăng sau ăn có thể gây ra những hậu quá đáng ngại đến sức khỏe con người đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Bởi tình trạng này không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim. Hãy cùng Diagold tìm hiểu một số cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn nhé !.

1. Đường huyết tăng sau ăn là như thế nào ? 

Đối với tất cả mọi người, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường và người bình thường, mức đường huyết tăng đột biến sau các bữa ăn là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mọi người nên chú trọng việc kiểm soát lượng đường trong máu ổn định để không gặp những vấn đề về sức khỏe.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa về đường huyết tăng sau khi ăn là gì. Đường huyết cao là tình trạng mà lượng đường glucose trong máu một người tăng vượt mức bình thường cho phép.

Thông thường, đối với người không mắc bệnh tiểu đường, sau khi họ tiêu thụ các đồ ăn có chất bột đường, trong tuyến tụy xảy ra phản ứng phóng insulin vào máu đồng thời giải phóng amylin. Insulin hoạt động ngay lúc đó với nhiệm vụ mang glucoso ra khỏi máu và tế bào, trong khi amylin có nhiệm vụ giữ cho thức ăn không đến ruột non quá nhanh. Kết quả nhận được là khi đường huyết tăng sau khi ăn, insulin sẽ đưa glucose đến các tế bào, giữ lượng đường trong máu ổn định.

Còn đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các insulin thường tốn nhiều thời gian để hoạt động, mà amylin lại không tiết ra đủ, khiến thức ăn bị tiêu hóa nhanh. Kết hợp việc insulin chậm đưa glucose tới các tế bào còn việc tiêu hóa lại quá nhanh dẫn tới đường huyết tăng sau khi ăn.

Bảng chỉ số đường huyết cao

2. Đường huyết tăng sau ăn nguyên nhân do đâu ?

Trước khi tìm hiểu các giải pháp làm giảm đường huyết nhanh mà an toàn, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc đường huyết tăng đột biến để dễ dàng phòng tránh.

– Chế độ ăn không khoa học: Như đã nói ở trên, việc ăn uống có vai trò rất quan trọng đến việc ổn định đường huyết trong máu. Việc bạn ăn uống linh tinh, không đủ bữa hoặc ăn quá nhiều là một lý do phổ biến gây tăng đường huyết đột biến.

– Thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc: Thường những bệnh nhân tiểu đường là những người đã có tuổi nên sẽ hay gặp phải các chứng mất ngủ, làm cơ thể mệt mỏi, từ đó có thể tăng lượng đường trong máu.

– Lười vận động, không thường xuyên tập luyện: Con người hiện đại thường có lối sống không lành mạnh, hạn chế vận động, làm tăng tỉ lệ kháng lại insulin trong cơ thể.

– Gặp vấn đề về tâm lý: những người thường xuyên cảm thấy áp lực, mệt mỏi, lo lắng,… cũng gây nên sự tăng cao của đường huyết.

– Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở một số bộ phận trên cơ thể như da, chân, tay,… cũng gây nên tăng đường huyết.

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị các bệnh khác có thể có tác dụng phụ không mong muốn là làm tăng lượng đường trong máu.

Xem thêm : Tiểu đường ăn bún được không ?

3. Chỉ số đường huyết sau ăn 2h bao nhiêu là an toàn ? 

Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn 1- 2h ở người bình thường là dưới 7.8 mmol/l. Tuy nhiên, đối với người đang bị tiểu đường và điều trị thì giới hạn sẽ là:

– Đường huyết khi đói dưới 7mmol/L ( tương đương 126 mg/dL)

– Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10mmol/L ( tương đương dưới 180 mg/dl) nếu đang uống thuốc. Nếu đang tiêm insulin thì dưới 7,8 mmol/l.

Vi dụ : chỉ số đường huyết sau ăn giờ bạn đo được nằm trong khoảng 10 – 16 mmol/l, có nghĩa bạn đang gặp phải tình trạng đường huyết tăng cao sau ăn. Ngay lúc này bạn cần uống thuốc hoặc có các biện pháp khác can thiệp để chỉ số đường huyết hạ xuống ngưỡng an toàn.

Lượng đường trong máu sau ăn 2h tăng cao lâu dài sẽ rất nguy hiểm. Vì nó không những làm cơ thể người bệnh mệt mỏi mà còn làm tăng chỉ số HbA1c, tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng ở tim, mắt, thận, thần kinh.. Nặng hơn sẽ gây biến chứng mù lòa, suy thận, đột quỵ, thậm chí gây tử vong.

Xem thêm : Tiểu đường ăn ổi được không ?

4. Đường huyết tăng cao sau ăn có nguy hiểm không ? 

Theo các nhà nghiên cứu, tăng đường huyết sau ăn và bệnh tim mạch có liên hệ mật thiết với nhau. 

Đường huyết tăng sau ăn là trạng thái lượng và hoạt động của insulin bị suy giảm nên không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể và có “rối loạn chức năng dung nạp glucose”. Do đó, việc đưa đường huyết về mức bình thường diễn ra không thuận lợi. Mặc khác, sự rối loạn chức năng dung nạp glucose sẽ thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển.

Nếu người bệnh tiểu đường tiến triển từ rối loạn chức năng dung nạp glucose đến xơ vữa động mạch, sẽ có nguy cơ cao xuất hiện rối loạn mạch máu lớn như đột quỵ, biến chứng võng mạc mắt, tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tuỵ và suy giảm nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi. Do đó bệnh nhân cần quản lý chặt chẽ không chỉ lượng đường trong máu khi đói mà cả tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Xem thêm : Tiểu đường ăn củ sắn được không ?

5. Một số cách giảm đường huyết tăng sau ăn an toàn

Lượng đường trong máu lên xuống thất thường là do bạn không kiểm soát được chất lượng bữa ăn hàng ngày. Có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể. Sau đây là một số lời khuyên và cách xử lý đường huyết tăng sau ăn :

Cách giảm đường huyết tăng sau ăn trong thời gian ngắn

– Uống nhiều nước: Khi đường huyết của bạn tăng sau khi ăn, hãy uống nhiều nước để lượng đường thừa trong máu được đào thải qua đường nước tiểu. Chú ý đối với những bệnh nhân mắc bệnh về thận hoặc tim không nên dùng cách này.

uống nhiều nước giúp giảm đường huyết tăng sau ăn

Uống nhiều nước để đào thải lượng đường trong máu qua đường nước tiểu

– Tiêm insulin vào cơ thể: Trong trường hợp bạn là một bệnh nhân đang điều trị tiểu đường bằng cách tiêm insulin, bạn có thể cân nhắc việc tiêm một đến hai đơn vị này sau khi đường huyết tăng quá cao.

– Uống một tách trà quế chi hoặc trà xanh không đường sẽ giúp giảm chỉ số đường huyết thông qua việc tăng chuyển hóa đường.

– Vận động cơ thể bằng cách đi bộ, tập thể dục, hoặc chơi thể thao để tăng việc sử dụng glucose ở cơ bắp. Tuy nhiên, nếu đang cảm thấy mệt mỏi, sốt thì bạn không nên vận động.

Các biện pháp này khuyến cáo được thực hiện khi bạn thay đổi đột ngột chế độ ăn và sinh hoạt, không thể áp dụng khi người bệnh tiểu đường quên uống thuốc.

Cách giảm đường huyết tăng cao sau bữa ăn trong thời gian dài

Ở phần trên, chúng ta được giới thiệu một số phương pháp hạ đường huyết nhanh chóng, tức thời, nhưng để ổn định lượng đường trong máu trong một thời gian dài, cần thực hiện những giải pháp sau:

– Thay đổi chế độ ăn : Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…. Các thực phẩm này sẽ cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

– Thường xuyên đo lượng đường trong máu: Để phát hiện sớm khi bị tăng đường huyết đột ngột thì việc thường xuyên kiểm tra là bắt buộc. Hãy chú ý những thời điểm quan trọng như buổi sáng trước khi ăn, sau khi đã ăn 2h và trước khi đi ngủ.

– Thường xuyên vận động: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe ngay cả khi bạn không mắc bệnh, nó sẽ giảm nguy cơ đường huyết tăng cao sau ăn. Hãy thường xuyên tập thể dục, tham gia các bộ môn thể thao để có một sức khỏe tốt.

Tập thể dục giúp giảm đường huyết sau ăn

Thường xuyên tập thể dục để giảm nguy cơ tăng đường huyết

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Vì thế mà hãy chú trọng đến thời gian ngủ, đảm bảo số giờ ngủ đủ để đường huyết không tăng quá cao.

Với những lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong việc kiểm soát đường huyết tăng sau bữa ăn, nó chắc chắn sẽ thúc đẩy hành vi của người bệnh trong quá trình điều trị. Và dĩ nhiên, sự tích cực chủ động bằng cách quan tâm đến lượng thực phẩm đưa vào, chăm chỉ luyện tập thể dục, cũng như tham khảo dùng thêm một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt phòng ngừa biến chứng tiểu đường, sẽ giúp bảo vệ cơ thể của bạn hoàn hảo hơn.

Xem thêm : Nấm linh chi ” thần dược ” chữa tiểu đường có lẽ bạn chưa biết ?

                   Người bệnh tiểu đường ăn thịt gà được không

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *