Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không ?

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không là câu hỏi rất hay và thường gặp ở hầu hết mọi người. Vậy câu trả lời cho câu hỏi này là như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !

1. Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không ?

Tiểu đường là tình trạng lượng đường ( Glucose ) trong máu cao hơn mức bình thường. Việc duy trì đường huyết trong giới hạn mục tiêu có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề về sức khỏe do tiểu đường gây ra.

Thông thường, glucose sẽ được vận chuyển vào trong tế bào nhờ hoạt động của tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon. Tuy nhiên, nếu quá trình chuyển hóa glucose gặp trục trặc, tuyến tụy mất cân bằng sản xuất và đào thải hai hormone sẽ gây ra rối loạn đường huyết.

Vậy đường huyết cao có phải bị tiểu đường không ? Thực tế, khi người bệnh có chỉ số đường huyết cao thì chưa hẳn đã bị tiểu đường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên và không thể điều chỉnh sẽ tạo ra bệnh lý và người bệnh mắc những triệu chứng của tăng đường huyết. Bệnh lý rối loạn đường huyết thường mắc nhất hiện nay là bệnh tiểu đường, với các triệu chứng kinh điển.

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường

Xem thêm : Tiểu đường có mấy tuýp ? tuýp nào nguy hiểm nhất ?

2. Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường ?

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường ? Đường huyết của một người được cho là cao khi chỉ số lúc đói trên 125 mg/dL hoặc trên 180 mg/dL sau khi ăn 1 – 2 giờ. Tình trạng này là đặc trưng của bệnh tiểu đường tất cả các tuýp kể cả tuýp 1tuýp 2.

Để xác định bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau ăn, HbA1c.…Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), với người bệnh tiểu đường, chỉ số Glucose như sau :

+ Nếu chỉ số Glucose lúc đói ( trong khoảng 8 tiếng chưa ăn ) ra kết quả là 126 mg/dl ( 7 mmol/l ) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý, bạn cần thực hiện đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl ( 6,1 mmol/l ) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

+ Nếu chỉ số Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 – 126 mg/dl ( 6,1 – 7 mmol/l ) thì bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói hay giai đoạn tiền tiểu đường. Hiện nay, có khoảng 40% người tiền tiểu đường sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau. Chính vì vậy, nếu đang trong giai đoạn này, bạn cần lên kế hoạch điều trị phù hợp tránh để bệnh nặng mới điều trị sẽ không đạt kết quả cao mà còn tốn nhiều chi phí.

Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường. Lưu ý, để không ảnh hưởng đến kết quả, cần hạn chế sử dụng bia rượu, đồ ngọt, nước ngọt, thuốc lá… 

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường

Xem thêm : Bị tiểu đường uống thuốc suốt đời phải không ?

3. Cách giảm đường huyết trong máu an toàn

Khi phát hiện triệu chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tầm soát phát hiện sớm bệnh tiểu đường, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu lượng đường huyết tăng đột ngột sau bữa ăn bạn có thể uống nhiều nước hay một cốc trà xanh hoặc 3 – 4 thìa bột quế để giúp giảm nhanh lượng đường huyết trong máu. Lưu ý, các giải pháp này không áp dụng cho người mắc bệnh thận, suy tim, cao huyết áp.

Các biện pháp trên chỉ có tác dụng giảm đường huyết tức thời, nếu muốn cải thiện lượng đường huyết trong máu một cách an toàn bền vững, lâu dài bạn cần tham khảo thêm các giải pháp dưới đây : 

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp 

Ăn uống là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến đường huyết tăng cao. Do đó, để tránh tình trạng này, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, nước ngọt….Thay vào đó, bạn nên dùng những thực phẩm có tinh bột tự nhiên như các loại đậu hạt, rau củ, trái cây,…

Cách giảm đường huyết cao cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát tốt đường huyết

Thường xuyên tập thể dục thể thao

Nếu bạn có thói quen ít hay lười vận động, thì giờ đây bạn phải thay đổi. Việc tăng cường vận động thể chất mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Tùy vào tình trạng sức khỏe và sở thích bạn nên chọn loại hình vận động phù hợp như đi bộ, đạp xe…

Ngủ đủ giấc, hạn chế stress

Căng thẳng, mệt mỏi, làm việc lao lực quá sức cũng là những nguyên nhân gây tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, có thể luyện tập yoga hoặc thiền để cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng. 

Thường xuyên kiểm tra đường huyết

Việc thường xuyên kiểm tra đường huyết sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động, dùng thuốc sao cho phù hợp. Qua đó, bạn sẽ biết rằng bạn có đang kiểm soát được đường hay không.

Xem thêm : Tiểu đường mỡ máu nên ăn gì ? thực phẩm nào tốt ?

                             Thuốc tiểu đường đông y tốt nhất hiện nay ? cách lựa chọn đúng 

Qua bài viết, ắc hẳn bạn đã trả lời được thắc mắc đường huyết cao có phải bị tiểu đường và biết nên làm gì tiếp theo để sớm kiểm soát tình trạng của mình. Dù là nguyên nhân gì thì đường huyết cao cũng là vấn đề đáng lo ngại, bạn đừng quá chủ quan mà hãy sớm thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có được sức khỏe tốt nhất.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *