Bệnh tiểu đường thai kỳ nguyên nhân cách điều trị hiệu quả

Tiểu đường thai kỳ, cụm từ nghe có vẻ đơn giản nhưng tiềm ẩn những nguy cơ lớn. Bởi nếu không kiểm soát tốt có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé. Đáng ngại thay tỉ lệ bà bầu bị tiểu đường đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.

1. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì ?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh khởi phát do tình trạng rối loạn lượng đường trong máu. Bệnh thường “gõ cửa” ở tuần 22 – 28 của thai kỳ. Mặc dù vậy nếu kiểm soát tốt thì dấu hiệu của bệnh có thể mất đi sau sinh. Thế nhưng, nếu mẹ bầu chủ quan không đo tiểu đường thì hậu quả rất khó lường. Bởi khi lượng đường huyết tăng vượt mức kiểm soát thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Trên thực tế, 90% bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là do thèm ăn, ít vận động. Vị khách lạ này lại rất thích những mẹ bầu “thèm ngọt” trong thời kỳ thai nghén. Đáng ngại thay, nếu mẹ bầu bị tiểu đường ở lần mang thai trước thì điệp khúc lại lặp lại ở lần mang thai sau.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện  nếu không được chẩn đoán từ bác sĩ. Mẹ bầu dễ nhầm lẫn những biểu hiện bất thường là do sự thay đổi nội tiết tố. Nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Bệnh tiểu đường gõ cửa với một số biểu hiện bất thường như khô miệng, đi tiểu nhiều, khát nước liên tục, vùng âm đạo khô và ngứa, các vết thương lâu lành….Nếu thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên lập tức đo tiểu đường để kịp thời kiểm soát bệnh.

benh-tieu-duong-thai-ky

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mẹ bầu chớ chủ quan

2. Những nguy cơ khi vị khách tiểu đường ghé thăm mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ là gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu lượng đường tăng vượt mức kiểm soát cơ thể sản phụ sẽ suy yếu. Mẹ bầu dễ buồn bực, khó kiểm soát cảm xúc và có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. 

Nếu dấu hiệu của bệnh kéo dài sản phụ luôn cảm thấy cơ thể mỏi mệt, cơ thể tăng cân không kiểm soát. Nguy hiểm hơn, nếu không điều trị kịp thời mẹ bầu có thể bị tiền sản giật hoặc băng huyết sau sinh. Đáng ngại là nguy cơ này tăng cao gấp 4 lần so với những sản phụ không mắc tiểu đường thai kỳ.

benh-tieu-duong-thai-ky

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến trầm cảm

Mẹ mắc bệnh tiểu đường, em bé cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Bởi lượng đường trong máu tăng lên sẽ khiến thai nhi phát triển rất to. Khi đó cơ thể thai nhi sẽ tăng tiết insulin để chuyển hóa lượng đường huyết. Do đó, bé của các mẹ bị tiểu đường có thể sở hữu cân nặng trên 4kg hoặc có thể hơn. Điều này bắt buộc các mẹ phải tiến hành mổ đẻ. Chưa kể, mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai còn có nguy cơ sinh non, vỡ ối hoặc thai chết lưu.

3. Làm thế nào để đối phó với tiểu đường thai kỳ?

Đừng đợi tiểu đường “gõ cửa” mẹ bầu mới lo đối phó. Phòng bệnh là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai. Phòng bệnh tiểu đường quá dễ, mẹ chỉ cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và vận động nhẹ nhàng. 

Khi có dấu hiệu nghi ngờ thì nên đi thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Thông qua một số xét nghiệm, bác sĩ có thể theo dõi lượng đường trong cơ thể mẹ bầu. Thêm nữa, những xét nghiệm trong quá trình thăm khám tiểu đường thai kỳ còn giúp sản phụ phát hiện những bất thường. Từ đó đưa ra những phương pháp hay điều trị phù hợp.

4. Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Nhiều thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh vì họ tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Mỗi thai phụ nên có phác đồ điều trị riêng biệt được xây dựng tùy tình trạng của thai phụ, nhưng có một số phương cách chung để ổn định sức khỏe cùng với đái tháo đường trong thai kỳ:

  • Kiểm tra đường máu nhiều lần trong ngày để xác định nồng độ đường huyết.
  • Ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe: Kiểm soát chất đường, bột là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của những bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ.
  • Hãy vận động thể lực vừa phải, đều đặn và phù hợp với cơ thể để kiểm soát đường máu.
  • Giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của bạn sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai.
  • Ghi nhận chế độ ăn, vận động thể lực, và nồng độ đường huyết hàng ngày – Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực của họ, và tất cả mọi thứ họ ăn, uống vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày. Việc này giúp theo dõi quá trình điều trị và điều gì cần được thay đổi nếu có.

Một số bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ cũng có thể cần dùng insulin để giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường. Việc dùng thêm insulin có thể giúp hạ thấp nồng độ đường huyết.

Mẹ bầu chớ coi thường bệnh tiểu đường thai kỳ bởi căn bệnh này có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Hãy chủ động phòng tránh ngay từ đầu để tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế khi có bất kỳ dấu hiệu nào về bệnh đái tháo đường và những nguy cơ từ đái tháo đường trong thai kỳ.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *